Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 6 Đọc hiểu văn bản Ếch ngồi đáy giếng (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 6 Đọc hiểu văn bản Ếch ngồi đáy giếng phần 2- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nhân vật chính trong truyện là con vật gì?
A. Con ếch
- B. Con cóc
- C. Con nhái
- D. Con trâu
Câu 2: Tính cách của ếch không được bộc lộ qua chi tiết nào sau đây?
A. Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.
- B. Hằng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vàng động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.
- C. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một chị chúa tể.
- D. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.
Câu 3: Đâu không phải tính cách của nhân vật chính?
- A. Kiêu ngạo, huênh hoang
B. Yêu đời
- C. Xem thường mọi vật
- D. Tự cho mình là một vị chúa tể.
Câu 4: Môi trường sống của ếch đã thay đổi sau sự việc gì?
- A. Cái giếng bị vỡ
- B. Ếch bị người ta bắt ra.
- C. Ếch bò lên trên miệng giếng.
D. Có một trận mưa to.
Câu 5: Hoàn cảnh sống của ếch khi ở trong giếng như thế nào?
- A. Rộng lớn, khoáng đạt: trong một thung lũng với vô vàn sinh vật.
- B. Thoải mái, tự do tự tại trong một căn nhà rộng rãi nằm bên sườn núi.
C. Chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng, xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ; tiếng kêu của ếch khiến các con vật sợ hãi.
- D. Tác giả không đề cập đến.
Câu 6: Thái độ của ếch khi ra khỏi giếng là gì?
A. Nhâng nháo, không thèm để ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp
- B. Tôn trọng mọi người, gặp ai cũng chào hỏi, lễ phép.
- C. Hống hách, yêu cầu mọi người đi qua phải quỳ xuống gọi mình là Thiên vương.
- D. Tác giả không nói đến.
Câu 7: Chi tiết “Ếch tưởng trời chỉ bằng cái vung, còn mình là một vị chúa tể” thể hiện điều gì?
- A. Ếch vẫn biết cái vung trông như thế nào, vì thế ta có thể suy ra rằng ếch đã lén ra ngoài chứ không thường xuyên ở trong giếng.
- B. Ếch có ý chí tự cường, xây dựng được vương quốc cho bản thân mình.
- C. Tác giả có cái nhìn thiển cận, chưa phát huy được điểm quan trọng của truyện ngụ ngôn.
D. Ếch thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại chủ quan, huênh hoang.
Câu 8: Không gian khi ếch ra khỏi giếng trông thế nào?
- A. Cũng vẫn chỉ nhỏ hẹp như trong giếng.
- B. Là một phần phụ của giếng.
C. Rộng lớn, có nhiều thứ mới lạ.
- D. Hoang tàn, sơ khai.
Câu 9: Bối cảnh câu chuyện đã giúp nhân vật bộc lộ tính cách gì?
- A. Kiêu ngạo, huênh hoang, xem thường mọi vật
- B. Có suy nghĩ thiển cận, cái nhìn phiến diện, không chịu mở mang hiểu biết của bản thân.
- C. Tham lam, háo sắc, không bao giờ nghĩ cho người thân, gia đình và tương lai
D. Cả A và B.
Câu 10: Nhan đề “Ếch ngồi đáy giếng” có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
- A. Giúp người đọc hiểu ra được lẽ sống đúng.
B. Làm nổi bật chủ đề của văn bản
- C. Làm thay đổi cấu trúc cốt truyện.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 11: Tại sao ếch tưởng bầu trời chỉ như cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
- A. Vì nó sống lâu trong giếng, các con vật nhỏ bé xung quanh sợ hãi nó
- B. Ếch quen với miệng giếng nhỏ
- C. Bản tính của ếch là tự phụ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật trong truyện ngụ ngôn
- A. Con người
- B. Con vật
- C. Đồ vật
D. Cả ba đối tượng trên
Câu 13: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?
- A. Phản ánh cuộc sống
B. Giáo dục con người
- C. Tố cáo xã hội
- D. Cải tạo con người xã hội
Câu 14: Bài học chính của câu chuyện là gì?
A. Khuyên mọi người không nên chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác, cố chấp, suy nghĩ thiển cận, không chịu mở rộng, nâng cao hiểu biết của bản thân.
- B. Khuyên mọi người cần phải học hỏi cách trừng trị những kẻ coi trời bằng vung của trâu.
- C. Khuyên mọi người phải yêu thương động vật, nhất là những con vật bé nhỏ.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Thể loại của văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” là gì?
A. Truyện ngụ ngôn
- B. Truyện trinh thám
- C. Truyền thuyết
- D. Truyện cười
Câu 16: Ta có thể đánh giá thế nào về cái kết của ếch?
- A. Vì hống hách nên ếch đã bị sát hại.
B. Vì chủ quan, kiêu ngạo nên ếch phải trả giá bằng cả tính mạng.
- C. Vì đẹp trai nên được nhiều người yêu.
- D. Vì béo mọng nên được người ta để ý.
Câu 17: Ý nghĩa của truyện là gì?
- A. Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại tự cao tự đại, huênh hoang
- B. Khuyên nhủ mọi người phải nỗ lực mở rộng tầm hiểu biết của bản thân, không được chủ quan, kiêu ngạo.
- C. Phải biết đánh giá đúng tình hình để không mắc phải sai lầm như của ếch. Nếu như khi ra khỏi giếng, ếch lên ô tô đi thì đã không làm sao.
D. Cả A và B.
Câu 18: Đâu là cái kết của ếch?
- A. Bị những con ếch to hơn ức hiếp đến chết.
- B. Được một con ếch cái lấy làm chồng.
C. Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
- D. Nằm trên bàn ăn của một gia đình nọ.
Câu 19: Phương án nào không phải là yêu cầu khi đọc truyện ngụ ngôn?
- A. Truyện kể về những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
B. Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- C. Bối cảnh của truyện có gì độc đáo?
- D. Truyện nêu lên được bài học gì?
Câu 20: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?
- A. Kể chuyện
- B. Thể hiện cảm xúc
C. Gửi gắm ý tưởng, bài học
- D. Truyền đạt kinh nghiệm
Xem toàn bộ: Soạn bài 6 Đọc hiểu văn bản Ếch ngồi đáy giếng
Bình luận