Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập bài 2: Những ô cửa nhìn ra cuộc sống (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 2: Những ô cửa nhìn ra cuộc sống (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lão Hạc được viết theo thể loại nào?

  • A. Tiểu thuyết.
  • B. Truyện dài.
  • C. Truyện vừa.
  • D. Truyện ngắn.

Câu 2: Truyện ngắn Lão Hạc sáng tác năm nào?

  • A. 1950.
  • B. 1945.
  • C. 1943.
  • D. 1920.

Câu 3: Nhận định nào chính xác nhất khi nói đến cái chết của Lão Hạc?

  • A. Thể hiện tính tự trọng của người nông dân, đồng thời gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến.
  • B. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc giản dị.
  • C. Là bằng chứng cảm động về tình cảm cha con mộc mạc giản dị, bên cạnh đó còn thể hiện tính tự trọng của người nông dân cũng như tố cáo xã hội thực dân phong kiến.
  • D. Sự đau khổ tột cùng của con người khi không còn cái gì ăn chỉ có thể nằm thoi thóp chờ đợi cái chết.

Câu 4: Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ông giáo?

  • A. Là người có cái nhìn cay nghiệt, khinh bỉ đối với những người nghèo.
  • B. Là người biết đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn khổ của lão Hạc và là người để lão gửi gắm niềm tin.
  • C. Là người vui vẻ, nói năng hoạt bát và vui tính.
  • D. Là người trầm tính, ít nói và rất cay độc.

Câu 5: Dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn sau có tác dụng gì:

"Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết...Một con người thế ấy!...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!...Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng...Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn..."

  • A. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết đồng thời thể hiện sự ngập ngừng ngỡ ngàng đau đớn trong lòng ông giáo.
  • B. Thể hiện dụng ý của tác giả.
  • C. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn trong lòng ông giáo.
  • D. Thể hiện sự nức nở không kiềm chế được của lão Hạc.

Câu 6: Trong tác phẩm, lão Hạc là nhân vật có tính cách như thế nào?

  • A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
  • B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
  • C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
  • D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Câu 7: Câu văn “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút ... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!” biểu hiện điều gì?

  • A. Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình.
  • B. Sự tự an ủi của lão Hạc đối với bản thân mình.
  • C. Sự thương tiếc của lão Hạc đối với cậu Vàng.
  • D. Sự oán trách của lão Hạc đối với cuộc đời bất công.

Câu 8: Đáp án nào dưới đây nhận định đúng về con người Thạch Lam?

  • A. Ông là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế.
  • B. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
  • C. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân.
  • D. Ông là người tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động.

Câu 9: Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây:

  • A. Nhân văn giai phẩm.
  • B. Tự lực văn đoàn.
  • C. Phong trào thơ mới.
  • D. Hội Tao Đàn.

Câu 10: Dòng nào nói đúng nhất về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam:

  • A. Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.
  • B. Truyện li kì xen lẫn nhiều yếu tố hoang đường kì ảo.
  • C. Ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình.
  • D. Chủ yếu miêu tả hành động nhân vật.

Câu 11: Truyện ngắn Hai đứa trẻ được in từ tập nào?

  • A. Hà Nội băm sáu phố phường.
  • B. Nắng trong vườn.
  • C. Gió đầu mùa.
  • D. Theo dòng.

Câu 12: Hai đứa trẻ có sự hòa quyện của hai yếu tố nào?

  • A. Hiện thực và lãng mạn trữ tình.
  • B. Hiện thực và trào phúng.
  • C. Lãng mạn và trào phúng.
  • D. Hiện thực và nhân đạo.

Câu 13: Vì sao chị em Liên và An trong truyện Hai đứa trẻ đêm nào cũng cố thức để đợi tàu?

  • A. Chị em Liên muốn bán thêm ít hàng.
  • B. Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là vì khao khát thoát khỏi cảnh tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống. Chuyến tàu đêm là một hình ảnh cụ thể của một thế giới khác: “một cái gì tươi sáng” mà Liên và An chờ đợi.
  • C. Muốn nhớ về Hà Nội.
  • D. Muốn thấy ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu.

Câu 15: Câu văn nào thể hiện rõ nhất tâm trạng của Liên trước thời khắc ngày tàn?

  • A. “Liên ngồi lặng bên mấy quả thuốc sơn đen”.
  • B. “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”.
  • C. “Cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”.
  • D. “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.

Câu 16: Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, tác giả đã nhắc nhiều lần cái vầng sáng toả ra từ ánh đèn nhỏ của gánh nước nhà chị Tí. Nó có ý nghĩa gì?

  • A. Một thứ ánh sáng gần gũi, yêu thương.
  • B. Một thứ ánh sáng gợi nhiều thi vị.
  • C. Gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam.
  • D. Gợi lên những kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, mù tối của những người nghèo khổ trong màn đêm của xã hội cũ.

Câu 17: Bài thơ Lá Diêu Bông trích trong tập thơ nào?

  • A. Kiều Loan.
  • B. Một cõi đi về.
  • C. Tự thuật.
  • D. Mưa Thuận Thành.

Câu 18: Tâm trạng chủ thể trữ tình trong khổ cuối là gì?

  • A. Đau buồn và hụt hẫng.
  • B. Đau đớn tuyệt vọng.
  • C. Hy vọng vào 1 ngày mai Chị sẽ thay đổi suy nghĩ.
  • D. Căm hờn và uất ức.

Câu 19: Việc sử dụng thể thơ tự do có tác dụng gì trong việc biểu đạt tư tưởng của nhà thơ?

  • A. Giúp ý thơ trở nên liền mạch hơn.
  • B. Giúp người đọc dễ nhớ dễ thuộc.
  • C. Giúp thể hiện tư tưởng, tình cảm một cách chân thành, xúc động và không bị gò bó.
  • D. Giúp bài thơ trở nên độc đáo và mới lạ.

Câu 20: Vì sao cậu bé lại đi tìm Lá Diêu Bông?

  • A. Vì cậu bé muốn chứng minh cho mọi người thấy mình có thể tìm được chiếc lá này.
  • B. Vì chị nói ai tìm được lá diêu bông chị sẽ thấy làm chồng.
  • C. Vì cậu bé muốn tìm được lá để chiến thắng cậu bạn.
  • D. Vì cậu thích chiếc lá này.

Câu 21: Nghệ thuật của bài thơ Lá Diêu Bông là gì?

  • A. Được viết theo thể thơ tự do không gò bó luật lệ, nhịp điệu mang âm hưởng dân ca quan họ, bên cạnh đó còn có ngôn ngữ bình dị mộc mạc tự nhiên.
  • B. Sử dụng hình tượng độc đáo về một loại lá không có thật, đi kèm thể thơ song thất lục bát.
  • C. Ngôn ngữ sắc sảo, sử dụng nhiều hình ảnh so sánh ẩn dụ có tác dụng gợi tả gợi cảm.
  • D. Ngôn ngữ bình dị đi kèm thể thơ lục bát thể hiện tình yêu mãnh liệt của người viết dành cho người chị hàng xóm của mình.

Câu 22: Hình ảnh Lá Diêu Bông đã được phổ nhạc trong bài hát nào của nhạc sĩ Trần Tiến?

  • A. Lá Diêu Bông. 
  • B. Sao em nỡ vội lấy chồng.
  • C. Chị tôi.
  • D. Quê nhà.

Câu 23: Phân tích lỗi mơ hồ của câu sau: “Chị ấy đã gặp con”.

  • A. Có thể hiểu sai về đối tượng chị ấy đã gặp có thể là con của chị ấy sinh ra cũng có thể là người nói.
  • B. Mơ hồ trong cách nói, con là ai.
  • C. Có thể khiến người đọc nhầm tưởng không biết vì sao chị ấy lại đến gặp con.
  • D. Khiến người đọc cảm thấy vô cùng khó hiểu vì sao chị ấy lại đến gặp người nói làm gì.

Câu 24: Phân tích loại lỗi mà câu sau đây mắc phải: “Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy trên đường đến thư viện.”

  • A. Lỗi câu mơ hồ. 
  • B. Lỗi thiếu logic.
  • C. Lỗi thiếu chủ ngữ.
  • D. Lỗi thiếu vị ngữ.

Câu 25: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Việc làm kịp thời này lẽ ra phải được tiến hành từ tháng trước.

  • A. Có sự lẫn lộn giữa các bình diện khi nói về đối tượng, kịp thời mà nên tiến hành từ trước.
  • B. Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Đã nói kịp thời thì không thể nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó, hoặc nếu đã nói lẽ ra phải tiến hành từ trước đó thì không thể cho là kịp thời.
  • C. Câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ.
  • D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến người đọc hiểu sai nghĩa.

Câu 26: Nêu cách hiểu chính xác nhất của câu sau: “Trong vườn hoa cúc nở rộ rực một màu vàng”.

  • A. Trong vườn một màu vàng là hoa cúc.
  • B. Trong vườn hoa cúc nở một màu vàng rực.
  • C. Hoa cúc nở rộ một màu vàng rực trong vườn.
  • D. Hoa cúc vàng một màu nở rộ trong vườn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác