Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối bài 3 Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ( P2)

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 3 Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Phần 2 - sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: " Hiền tài" có nghĩa là: 

  • A. Người tài cao, học rộng và có đạo đức. 
  • B. Người có tài, hiền lành. 
  • C. Người có đạo đức, hiền lành. 
  • D. Người văn võ song toàn. 

Câu 2: " Nguyên khí" có nghĩa là: 

  • A. Khí chất làm cơ sở cho sự sống còn. 
  • B. Khí chất ban đều làm nên sự sống còn của sự vật. 
  • C. Khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật. 
  • D. Khí chất nuôi dưỡng cho sự phát triển của sự vật. 

Câu 3: Nhà nước đã làm gì để khích lệ nhân tài? 

  • A. Đề cao danh tiếng.
  • B. Phong tước, cấp bậc. 
  • C. Ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc. 
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 4: Nội dung sau về vai trò của người hiền tài đúng hay sai? 

" Hiền tài chính là nguyên khí của đất nước, đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự hưng thịnh hay suy vi của quốc gia, dân tộc". 

  • A. Đúng. 
  • B. Sai. 

Câu 5: Trong " Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nhà nước đã quyết định làm điều gì để khuyến khích, lưu danh người hiền tài muôn đời? 

  • A. Khắc bia ghi tên tiến sĩ. 
  • B. Khắc tên trên cửa Hiền Quan.
  • C. Ghi tên tiến sĩ trong sách vở. 
  • D. Ghi tên ở Tháp Nhạn.

Câu 6: Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là gì? 

  • A. Khuyến khích nhân tài
  • B. Noi gương hiền tài ngăn ngừa điều ác. 
  • C. Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững lâu dài.  
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 7: Điền vào chỗ trống để được một câu văn trong văn bản "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". 

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", nguyên khí.... thì thế nước.... rồi lên cao, nguyên khí...thì thế nước... rồi xuống thấp." 

  • A. suy/ mạnh/ thịnh/suy. 
  • B. yếu/ suy/ mạnh/ thịnh. 
  • C. thịnh/ mạnh/ suy/ yếu. 
  • D. Chuyển chén trà lên trước vòi ấm. 

Câu 8: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" được hiểu là? 

  • A. Người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. 
  • B. Người hiền lành thường có cuộc sống tốt đẹp. 
  • C. Người có tài thường được đất nước trọng dụng. 
  • D. Người vừa hiền lành vừa có tài thường làm nên nghiệp lớn. 

Câu 9: Từ " thánh minh" trong câu văn dưới đây chỉ ai? 

" Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan(...)" 

Thân Nhân Trung 

  • A. Vua Quang Trung. 
  • B. Vua Lê Thánh Tông. 
  • C. Vua Lê Thái Tông. 
  • D. Vua Minh Mạng. 

Câu 10: Xét về mục đích nói, câu văn dưới đây thuộc kiểu câu nào, thực hiện hành động nói gì?

" Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để được tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp?". 

 

  • A. Câu trần thuật dùng để hỏi. 
  • B. Câu nghi vấn dùng để hỏi. 
  • C. Câu cầu khiến dùng để yêu cầu.
  • D. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc. 

 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác