Đọc và Thực hành tiếng Việt
Bài tập 1. Đọc lại văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 74 – 75) và trả lời các câu hỏi:
1. Theo bạn, những thông tin nào về bối cảnh, điều kiện ra đời của văn bản được nêu trong SGK cần được đặc biệt chú ý? Tại sao bạn lại xác định như vậy?
2. Dựa vào văn bản, hãy liệt kê theo mức độ tăng tiến những việc làm chứng tỏ các “đấng thánh để minh vương” đã “quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”.
3. Tác giả đã nói như thế nào về tác dụng của việc dựng bia vinh danh những người đỗ đại khoa?
4. Khi soạn bài văn bia, tác giả Thân Nhân Trung nhằm đến đối tượng tiếp nhận chính nào? Hãy nêu những căn cứ mà bạn dựa vào đó để giải đáp vấn đề này.
5. Liệt kê các từ ngữ chỉ vua chúa và nhận xét về quy ước xưng hô được thể hiện trong văn bản (Lưu ý: bản dịch đã dùng lại đúng các từ ngữ chỉ vua chúa trong nguyên tác).
6. Chỉ ra nét khác biệt về nghĩa giữa ba câu sau:
– Hiền tài là báu vật của quốc gia.
– Hiền tài là vốn quý của quốc gia.
– Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
Theo bạn, từng câu văn trên được dùng trong những ngữ cảnh nào thì phù hợp?
Bài tập 2. Đọc lại văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 77 – 80) và trả lời các câu hỏi:
1. Nêu cảm nhận chung nhất của bạn về văn bản Yêu và đồng cảm.
2. Trong văn bản, từ “đồng cảm” đã được tác giả giải thích như thế nào và từ góc độ nào? Đâu là khía cạnh được chú ý nhấn mạnh?
3. Văn bản đã giúp bạn hiểu thêm gì về đặc trưng của nghệ thuật (trong đó có văn học)?
4. Trong văn bản, yếu tố tự sự đã được tác giả sử dụng như thế nào và nhằm mục đích gì?
5. Nếu đánh giá khái quát của bạn về hiệu quả thuyết phục của văn bản trên phương diện lập luận.
6. Nêu một số bằng chứng cho thấy tác giả đã rất quan tâm tới việc đảm bảo mạch lạc và liên kết khi viết văn bản này.
Bài tập 3. Đọc lại văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 77 – 78), đoạn từ “Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú” đến “vạn vật có tình cũng như không có tình” và trả lời các câu hỏi:
1. Làm rõ mạch triển khai nội dung đoạn văn bằng một sơ đồ đơn giản.
2. Tác giả đã “sực nhận ra” những vấn đề quan trọng gì qua cuộc tiếp xúc với chú bé?
3. Theo những gì được nói tới trong đoạn văn, bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của sự đồng cảm?
4. Nêu suy đoán của bạn về những điều sẽ được tác giả tiếp tục triển khai sau đoạn văn ở trên. Dựa vào đâu mà bạn có suy đoán như vậy?
5. Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
Bài tập 4. Đọc lại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 82 – 84) và trả lời các câu hỏi:
1. Nhan đề của văn bản đã gợi cho bạn những suy nghĩ gì?
2. Bạn thích nhất ý kiến nào được nêu trong văn bản? Vì sao?
3. Các luận điểm chính trong văn bản được xây dựng dựa trên cảm hứng đối thoại với những quan điểm và ý kiến khác về thơ, nhà thơ, lao động thơ, chữ trong thơ. Hãy phân tích một ví dụ lấy từ văn bản để làm sáng tỏ điều này.
4. Quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ đã được tác giả triển khai như thế nào ở đoạn cuối phần 2?
5. Văn bản chủ yếu được viết bằng những câu văn ngắn và xuống hàng liên tục. Mặc dù vậy, người đọc vẫn cảm nhận được một mạch văn, mạch ý thông suốt. Theo bạn, điều gì đã khiến văn bản tạo được ấn tượng ấy?
Bình luận