Giải SBT Ngữ văn 10 kết nối bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận (Đọc và Thực hành tiếng Việt)

Hướng dẫn giải bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận (Đọc và Thực hành tiếng Việt) SBT ngữ văn 10 tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Đọc và Thực hành tiếng Việt 

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 74 – 75) và trả lời các câu hỏi:

1. Theo bạn, những thông tin nào về bối cảnh, điều kiện ra đời của văn bản được nêu trong SGK cần được đặc biệt chú ý? Tại sao bạn lại xác định như vậy?

2. Dựa vào văn bản, hãy liệt kê theo mức độ tăng tiến những việc làm chứng tỏ các “đấng thánh để minh vương” đã “quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”.

3. Tác giả đã nói như thế nào về tác dụng của việc dựng bia vinh danh những người đỗ đại khoa?

4. Khi soạn bài văn bia, tác giả Thân Nhân Trung nhằm đến đối tượng tiếp nhận chính nào? Hãy nêu những căn cứ mà bạn dựa vào đó để giải đáp vấn đề này.

5. Liệt kê các từ ngữ chỉ vua chúa và nhận xét về quy ước xưng hô được thể hiện trong văn bản (Lưu ý: bản dịch đã dùng lại đúng các từ ngữ chỉ vua chúa trong nguyên tác).

6. Chỉ ra nét khác biệt về nghĩa giữa ba câu sau:

– Hiền tài là báu vật của quốc gia.

– Hiền tài là vốn quý của quốc gia. 

– Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

Theo bạn, từng câu văn trên được dùng trong những ngữ cảnh nào thì phù hợp?

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 77 – 80) và trả lời các câu hỏi:

1. Nêu cảm nhận chung nhất của bạn về văn bản Yêu và đồng cảm.

2. Trong văn bản, từ “đồng cảm” đã được tác giả giải thích như thế nào và từ góc độ nào? Đâu là khía cạnh được chú ý nhấn mạnh?

3. Văn bản đã giúp bạn hiểu thêm gì về đặc trưng của nghệ thuật (trong đó có văn học)?

4. Trong văn bản, yếu tố tự sự đã được tác giả sử dụng như thế nào và nhằm mục đích gì?

5. Nếu đánh giá khái quát của bạn về hiệu quả thuyết phục của văn bản trên phương diện lập luận.

6. Nêu một số bằng chứng cho thấy tác giả đã rất quan tâm tới việc đảm bảo mạch lạc và liên kết khi viết văn bản này.

Bài tập 3. Đọc lại văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 77 – 78), đoạn từ “Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú” đến “vạn vật có tình cũng như không có tình” và trả lời các câu hỏi:

1. Làm rõ mạch triển khai nội dung đoạn văn bằng một sơ đồ đơn giản.

2. Tác giả đã “sực nhận ra” những vấn đề quan trọng gì qua cuộc tiếp xúc với chú bé?

3. Theo những gì được nói tới trong đoạn văn, bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của sự đồng cảm?

4. Nêu suy đoán của bạn về những điều sẽ được tác giả tiếp tục triển khai sau đoạn văn ở trên. Dựa vào đâu mà bạn có suy đoán như vậy?

5. Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

Bài tập 4. Đọc lại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 82 – 84) và trả lời các câu hỏi:

1. Nhan đề của văn bản đã gợi cho bạn những suy nghĩ gì?

2. Bạn thích nhất ý kiến nào được nêu trong văn bản? Vì sao?

3. Các luận điểm chính trong văn bản được xây dựng dựa trên cảm hứng đối thoại với những quan điểm và ý kiến khác về thơ, nhà thơ, lao động thơ, chữ trong thơ. Hãy phân tích một ví dụ lấy từ văn bản để làm sáng tỏ điều này.

4. Quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ đã được tác giả triển khai như thế nào ở đoạn cuối phần 2?

5. Văn bản chủ yếu được viết bằng những câu văn ngắn và xuống hàng liên tục. Mặc dù vậy, người đọc vẫn cảm nhận được một mạch văn, mạch ý thông suốt. Theo bạn, điều gì đã khiến văn bản tạo được ấn tượng ấy?

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 83), đoạn từ“Tôi rất ghét cái định kiến quái gở” đến “đổi bát mồi hôi lấy từng hạt chữ" và trả lời các câu hỏi:

1. Đoạn trích cho biết quan điểm của tác giả về vấn đề gì?

2. Xác định luận điểm chính của đoạn trích và chỉ ra nét độc đáo trong cách nếu luận điểm của tác giả.

3. Theo bạn, vì sao tác giả ghét cái định kiến cho rằng “các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”?

4. Nếu dự đoán về những lí lẽ mà người đọc có thể đưa ra để phản bác ý kiến của tác giả. Về phần mình, bạn muốn đối thoại với tác giả ở điểm nào? 5. Phân tích nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng trong câu cuối của đoạn trích.

5. Phân tích nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng trong câu cuối đoạn trích. 

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Thế giới mạng & tôi trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 95 – 96) và trả lời các câu hỏi:

1. Xác định ý tưởng chính mà tác giả muốn trình bày qua văn bản.

2. Dựa vào nội dung của văn bản, hãy thử trả lời câu hỏi: Thế giới mạng là gì?

3. Bạn có thể nói gì về đối tượng “tôi” được đề cập trong văn bản? Hãy chỉ ra những điểm khiến bạn nhận thấy giữa bạn và đối tượng “tôi” có sự gặp gỡ, tương đồng.

4. Theo bạn, điều gì đã làm nên nét riêng của cách nghị luận ở văn bản này?

5. Bạn nhận ra những đặc điểm quen thuộc gì của loại văn bản ta vẫn thường gặp trên mạng xã hội? (Lưu ý: Khi nêu đặc điểm, cần đưa ra các bằng chứng cụ thể).

Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tác phẩm văn học và đọc văn học thật là một hiện tượng diệu kì. Theo các nhà khoa học quan sát, khi chưa đọc, văn bản in chỉ là một vật, một khách thể, nhưng khi đã đọc thì dần dần khách thể đó biến mất, sách vẫn còn đó nhưng đồng thời lại “biến mất” để nhường chỗ cho thế giới hình tượng, sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc, người đọc hoá thân vào nhân vật trong sách. Tại sao khi đọc sách ta bỗng toàn tâm toàn ý suy nghĩ vào những điều chưa bao giờ nghĩ tới? Hoá ra ta suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn, còn nhà văn thì phát biểu bằng tâm hồn, trí tuệ của ta! Cho nên tuy biết rõ tác phẩm là của nhà văn mà ta vẫn thấy có toàn quyền giải thích, hứng thú giải thích và khi nói là ta giải thích, ta ấy đâu phải là chính tại Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta thì chiếm tác phẩm của họ! Cho nên tác phẩm văn học là một sản phẩm lạ lùng, nó gần như xoá bỏ ranh giới giữa ta và tác giả. Người đọc không phải “đệm”, mà đã “chơi” tác phẩm trên bản nhạc của nhà văn, do vậy tuỳ theo người “chơi” mà tác phẩm có sự khác nhau.

(Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, 2001, tr. 6 – 7)

1. Xác định câu chủ đề của đoạn trích. Vì sao bạn xác định như vậy?

2. Theo những gì được tác giả dẫn giải, sự “diệu kì” của tác phẩm văn học và hoạt động đọc văn học thể hiện ở những điểm nào?

3. Dựa vào những trải nghiệm của mình khi đọc văn học, hãy bày tỏ ý kiến về nhận định sau: “Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta thì chiếm tác phẩm của họ!”.

4. Hãy viết thêm từ 1 – 2 câu triển khai ý “tuỳ theo người “chơi” mà tác phẩm có sự khác nhau" được nêu ở cuối đoạn trích.

5. Lập luận của tác giả đoạn trích có thể giúp bạn hiểu thêm gì về các thuật ngữ văn bản và tác phẩm?

6. Theo bạn, vì sao những từ, cụm từ như "biến mất", “đệm”, “chơi” lại được tác giả đặt trong ngoặc kép?

7. Phân tích quyền hạn và chức năng của người đọc trong mối quan hệ với tác phẩm văn học.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác