Đọc lại văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 77 – 80) và trả lời các câu hỏi

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 77 – 80) và trả lời các câu hỏi:

1. Nêu cảm nhận chung nhất của bạn về văn bản Yêu và đồng cảm.

2. Trong văn bản, từ “đồng cảm” đã được tác giả giải thích như thế nào và từ góc độ nào? Đâu là khía cạnh được chú ý nhấn mạnh?

3. Văn bản đã giúp bạn hiểu thêm gì về đặc trưng của nghệ thuật (trong đó có văn học)?

4. Trong văn bản, yếu tố tự sự đã được tác giả sử dụng như thế nào và nhằm mục đích gì?

5. Nếu đánh giá khái quát của bạn về hiệu quả thuyết phục của văn bản trên phương diện lập luận.

6. Nêu một số bằng chứng cho thấy tác giả đã rất quan tâm tới việc đảm bảo mạch lạc và liên kết khi viết văn bản này.


1. Văn bản Yêu và đồng cảm là văn bản giàu tình thương khi nhân vật chú bé xuất hiện giúp đỡ nhân vật tôi xếp đồ. Với trái tim đồng cảm với những đồ vật có trong phòng khiến ta nhận ra đó là điều cần thiết trong cuộc sống.

2. Tác giả đã giải thích về từ “đồng cảm” từ góc độ của một người sáng tạo nghệ thuật và là người luôn hướng đến một thế giới đại đồng, bình đẳng: 

- Đồng cảm là khả năng hiểu thấu nỗi niềm của vạn vật và biết cách chia sẻ với chúng.

- Đồng cảm là việc biết đặt mình vào vị trí, trạng thái, tình cảm của đối tượng khi miêu tả, thể hiện đối tượng đó.

- Đồng cảm là điều kiện thiết yếu để con người có thể bước chân vào thế giới của cái Mĩ.

- Đồng cảm là phẩm chất tự nhiên vốn có ở con người nhưng được bộc lộ rõ nhất trong cách giao hoà với vạn vật của trẻ em.

- Đồng cảm là phẩm chất cần được gìn giữ và phát triển để cho cuộc đời ngày càng tốt đẹp.

=> Khía cạnh được tác giả nhấn mạnh: đồng cảm là điều kiện thiết yếu để con người có thể bước chân vào thế giới của cái Mĩ.

3. Văn bản giúp em hiểu hơn về nghệ thuật:

- Nghệ thuật nên xuất phát từ lòng trắc ẩn. Đồng cảm, sự thấu hiểu là điều cần thiết mà người nghệ sĩ khi bắt tay vào văn chương. Nhờ có lòng đồng cảm mà mọi thứ dễ dàng hơn, tình cảm hơn và nhất là thể hiện được ý nghĩa mà người viết muốn bày tỏ.

- Nghệ thuật thường quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng từ góc nhìn thẩm mĩ, đưa lại cho người thưởng thức một cách cảm nhận khác về thế giới.

4. Yếu tố tự sự được tác giả sử dụng:

- Đoạn 1: Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc.

- Đoạn 2: Hôm sau tới trường cấp ba dạy nghệ thuật, tôi cũng giảng cho các em thế này.

Mục đích: tạo sự cởi mở, gần gũi đối với người đọc. Như sự chia sẻ về câu chuyện mà bản thân trải qua, muốn được lan tỏa những điều đẹp đẽ tới mọi người xung quanh. Tác giả đi từ cảm xúc cảm hóa độc giả.

5. Đánh giá: Qua văn bản, có thể thấy, trên phương diện lập luận, người viết vô cùng chỉn chu trong cách thể hiện bài viết. Lí lẽ được người viết đưa ra logic, hợp lí đồng thời có những so sánh nhằm nổi bật lên vấn đề bàn luận.

- Lí lẽ thường được nêu lên sau khi tác giả mời người đọc cùng trải nghiệm những tình huống gần gũi trong cuộc sống. 

- Lí lẽ thường được triển khai qua những so sánh hợp lí nhằm làm nổi bật vấn đề. 

- Tác giả nêu nhiều bằng chứng lấy từ hội hoạ là lĩnh vực ông rất thông thuộc, nhưng đó đều là những bằng chứng có ý nghĩa điển hình, có thể đại diện cho nhiều lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật khác.

6. Văn bản mang màu sắc của một bản phiếm đàm về nghệ thuật nhưng có sự kết nối chặt chẽ giữa các ý, câu, đoạn:

- Khi chú bé giúp nhân vật tôi sắp xếp đồ tỏng phòng ở đoạn 1, tác giả đã nhắc lại vấn đề này trong các đoạn 3, đoạn 5, đoạn 6 tạo nên mạch liên kết.

- Từ “đồng cảm”, “thế giới của Mĩ” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong văn bản, có thể xem là từ khóa của toàn văn bản. 

- Khái niệm “thế giới của Mĩ” cũng được dùng nhiều lần, cho thấy tác giả luôn muốn độc giả nhìn ra đặc trưng của nghệ thuật và hoạt động sáng tạo nghệ thuật.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải SBT Ngữ văn 10 kết nối bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận (Đọc và Thực hành tiếng Việt), giải SBT văn 10 tập 1 kết nối tri thức, giải SBT ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác