Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 3: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 3: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại

- Là loại văn khắc trên bia đá.

- Phân loại:

+ Văn bia ghi công đức

+ Bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc

+ Bia lăng mộ

- Mục đích: ghi chép những sự việc trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau.

2. Đọc văn bản

- Thể loại: văn bia

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “mức cao nhất”): Tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia

+ Phần 2 (còn lại): Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

3. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- (1418 - 1499), tự là Hậu Phủ là một danh sĩ thời Hậu Lê, người ở Bắc Giang

- Ông đỗ tiến sĩ năm 1469, làm quan nhà Hậu Lê dưới hai đời vua Lê Thánh Tông và Lê Hiển Tông được triều đình trọng dụng, đã góp nhiều công sức trong việc tuyển chọn và đào tạo nhân tài

- Ông từng là thành viên chủ chốt của Hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông sáng lập, giữ địa vị Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú của Lê Thánh Tông

- Ông từng giữ chức Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, kiêm Thượng thư bộ Lễ, trưởng Hàn lâm viện sự, Thượng thư bộ Lại, nhập nội phụ chính.

- Thân Nhân Trung là người mở đầu cho một gia tộc khoa bảng, ba đời liên tiếp với 4 vị đỗ tiến sĩ và đều làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông.

b. Tác phẩm

- Năm 1484, Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba (Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kí) để khắc lên bia đặt trong văn miếu, khởi đầu cho việc dựng bia ghi danh tiến sĩ sẽ thành truyền thống về sau

- Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một đoạn trích trong bài văn bia trên.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Vai trò của hiền tài đối với đất nước

Luận đề: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

+ Hiền tài: người có tài cao, học rộng và có đạo đức.

+ Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

-> Người tài cao, học rộng, có đức độ là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.

- Luận điểm được triển khai qua cách so sánh, đối lập:

- Nguyên khí thịnh: thế nước mạnh

- Nguyên khí suy: thế nước yếu rồi xuống thấp

=>   Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh – suy của đất nước.

- Những việc đã làm: quý chuộng, yêu mến, đề cao, ban ân rất lớn, nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ

-> Chưa đủ vì danh tiếng của hiền tài mới chỉ được lưu danh ngắn ngủi, lẫy lừng một thời mà không lưu truyền được lâu dài.

2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

- Với người đương thời:

+ Khuyến khích hiền tài: kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ, ra sức rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua, giúp nước.

+ Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác: “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”.

+ Làm cho nước nhà hưng thịnh bền vững lâu dài.

- Với người đời sau:

+ Tôn vinh quá khứ, làm gương cho thế hệ mai sau.

+ Tạo dựng truyền thống hiếu học của dân tộc.

3. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

- Ở thời đại nào, hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia.

-> Phải biết quý trọng hiền tài.

- Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh - suy của đất nước

- Quan điểm của nhà nước ta hiện nay: Giáo dục là quốc sách hàng đầu.

III. TỔNG KẾT

1.  Nội dung

- Văn bản chỉ ra và khẳng định sự quan trọng của nhân tài đối với đất nước ở nhiều khía cạnh

- Văn bản cho thấy sự đãi ngộ, ưu ái của đất nước đối với người hiền tài

- Ca ngợi các tấm gương người hiền tài đã tô điểm, giúp ích cho đất nước, đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối đối với những người sa ngã, hư hỏng, mong mọi người hãy lấy đó làm bài học cho mình.
2. Nghệ thuật

- Giọng văn rõ ràng, mạch lạc, giàu sức thuyết phục

- Ngôn từ dễ hiểu, khúc chiết

- Bài viết được triển khai các ý logic, tương trợ lẫn nhau, tập trung vào nội dung chính của toàn bài văn

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 3: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, kiến thức trọng tâm ngữ văn kết nối bài 3: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nội dung chính bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Bình luận

Giải bài tập những môn khác