Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối bài 6 Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 6 Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm (P2) - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong các nguyên tố nhóm A, đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?

  • A. Bán kính nguyên tử.                                               
  • B. Tính kim loại.
  • C. Độ âm điện.                                                            
  • D. Khối lượng nguyên tử.

Câu 2: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố

  • A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
  • B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
  • C. giảm theo chiều giảm của độ âm điện.
  • D. A và C đều đúng 

Câu 3: Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, những yếu tố sẽ tăng dần là

  • A. bán kính nguyên tử và tính phi kim.                      
  • B. độ âm điện và tính phi kim.
  • C. bán kính nguyên tử và tính kim loại.                     
  • D. độ âm điện và tính kim loại.

Câu 4: Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì

  • A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
  • B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
  • C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
  • D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

Câu 5: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

  • A. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
  • B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
  • C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
  • D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.

Câu 6: Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

  • A. bán kính nguyên tử tăng lên, tính phi kim giảm xuống.
  • B. bán kính nguyên tử và tính phi kim tăng lên.
  • C. bán kính nguyên tử giảm xuống, tính phi kim tăng lên.
  • D. bán kính nguyên tử và tính phi kim giảm xuống.

Câu 7: Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

  • A. bán kính nguyên tử tăng lên, tính phi kim giảm xuống.
  • B. bán kính nguyên tử và tính phi kim tăng lên.
  • C. bán kính nguyên tử giảm xuống, tính phi kim tăng lên.
  • D. bán kính nguyên tử và tính phi kim giảm xuống.

Câu 8: Độ âm điện đặc trưng cho khả năng

  • A. hút electron của nguyên tử trong phân tử.
  • B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
  • C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
  • D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.

Câu 9: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều giảm dần tính phi kim từ trái sang phải là:

  • A. P, N, F, O.                   
  • B. O, P, F, N.                   
  • C. F, N, O, P                   
  • D. F, O, N, P. 

Câu 10: Cho X, Y, Z, T là các nguyên tố khác nhau trong số bốn nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 19K và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Nguyên tố

X

Y

Z

T

Bán kính nguyên tử (nm)

0,125

0,203

0,136

0,157

Nhận xét nào sau đây đúng:
  • A. X là Na, Z là Al.                                                     
  • B. Z là Al, T là Mg.          
  • C. X là Na, Y là K.                                                      
  • D. Y là K, T là Na.

Câu 11: Cho các phát biểu sau:

(a) Nếu cấu hình electron của ion X3+ là 1s22s22p63s23p63d5 thì trong bảng tuần hoàn hoá học X thuộc chu kì 4.

(b) Các ion và nguyên tử: Ne, Na+, F có bán kính bằng nhau.

(c) Cấu hình electron của ion 29Cu2+ là 1s22s22p63s23p63d84s1.

(d) Các nguyên tố 16X, 18Y, 20R thuộc cùng chu kì trong bảng tuần hoàn hóa học.

Số phát biểu sai là

  • A.1.                                   
  • B. 2.                                  
  • C. 3.          
  • D. 4

Câu 12: Electron của ion X- là 1s22s22p63s23p63d104s24p6. Cho các phát biểu sau:

(a) X ở ô 36, chu kỳ 4, VIIIA.

(b) Ion X- có 36 proton.

(c) X có tính phi kim.

(d) Bán kính ion X- nhỏ hơn bán kính của X.

Số phát biểu đúng là

  • A.1.      
  • B. 2.                                  
  • C. 3.                                  
  • D. 4

Câu 13: Hai ion X+ và Y- đều có cấu hình electron của khí hiếm Ar (Z=18). Cho các phát biểu sau:

(1) Số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điên của Y là 4.

(2) Bán kính ion Y- lớn hơn bán kính ion X+.

(3) X ở chu kì 3, còn Y ở chu kì 4 trong bảng hệ thống tuần hoàn.

(4) Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.

(5) X thuộc loại nguyên tố p.

Số phát biểu đúng là

  • A.1.                                   
  • B. 2.
  • C. 3.                                  
  • D. 4.

Câu 14: Cho các phát biểu sau:

(a) Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì phi kim mạnh nhất là flo.

(b) Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là là các nguyên tố s và nguyên tố p.

(c) Các nguyên tố nhóm IIA, từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại giảm dần.

(d) Các nguyên tố hoá học trong cùng một nhóm A có cùng số electron lớp ngoài cùng.

(e) Các nguyên tố nhóm VA, Từ N đến Bi, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim tăng dần.

(g) Nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p3. X thuộc nhóm VIA.

Số phát biểu đúng là 

  • A.5.                                   
  • B. 2.
  • C. 3.                                  
  • D. 4.

Câu 15: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong một nhóm A, khi số hiệu nguyên tử tăng dần thì tính kim loại giảm dần.

(b) Chu kì là dãy nguyên tố có cùng số e hóa trị.

(c) Trong bảng HTTH hiện nay, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là 2 và 3.

(d) Trong một chu kì đi từ trái qua phải tính kim loại tăng dần.

(e) Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới tính phi kim giảm dần.

Số phát biểu sai là

  • A.5.                                   
  • B. 2.
  • C. 3.                                  
  • D. 4.

Câu 16: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

  • A. M < X < Y < R.                                                      
  • B. R < M < X < Y.         
  • C. Y < M < X < R.                                                      
  • D. M < X < R < Y.

Câu 17: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

  • A. N, Si, Mg, K.                                                          
  • B. K, Mg, Si, N.               
  • C. K, Mg, N, Si.                                                          
  • D. Mg, K, Si, N.

Câu 18: Các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p5; 1s22s22p63s23p63d104s24p5; 1s22s22p63s23p5. Dãy gồm các nguyên tố xếp theo thứ tự tăng dần tính phi kim là

  • A. X, Y, Z.                       
  • B. Y, Z, X.                       
  • C. X, Z, Y.                       
  • D. Y, Z, X.

Câu 19: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố 3Li, 8­O, 9F, 10Ne được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là

  • A. Li, O, F, Ne.                                                           
  • B. Ne, Li, O, F.                 
  • C. Ne, F, O, Li.                                                           
  • D. O, F, Ne, Li.

Câu 20: Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là

  • A. Z, Y, X.                       
  • B. X, Y, Z.                       
  • C. Y, Z, X.                       
  • D. Z, X, Y.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác