Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối bài 15 Phản ứng oxi hóa – khử (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 15 Phản ứng oxi hóa – khử (P2) - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Số oxi hóa của lưu huỳnh (S) trong H2S, SO2, SO32-, SO42- lần lượt là

  • A. -2, +4, +4, +6             
  • B. -2, +4, +6, +8             
  • C. +2, +4, +8, +10          
  • D. 0, +4, +3, +8

Câu 2: Ở phản ứng nào sau đây NH3 đóng vai trò chất khử?

  • A. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
  • B. NH3 + HCl → NH4Cl
  • C. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
  • D. 3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3↓  + 3NH4Cl 

Câu 3: Trong phản ứng sau Cl2 + KOH → KClO3 + KCl + H2O. Chlorine đóng vai trò là

  • A. chất khử     
  • B. môt trường
  • C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử   
  • D. chất oxi hóa 

Câu 4: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4  → FeSO4  + Cu.

Trong phản ứng trên xảy ra

  • A. sự khử Fe$^{2+}$ và sự oxi hóa Cu.                         
  • B. sự khử Fe$^{2+}$ và sự khử Cu$^{2+}$.
  • C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.                        
  • D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu$^{2+}$.

Câu 5: Silver (Bạc) tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen:

4Ag + 2H2S + O→ 2Ag2S + 2H2O.

Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng ?

  • A. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa
  • B. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa
  • C. H2S vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử, còn Ag là chất khử.
  • D. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử

Câu 6: Cho biết các phản ứng xảy ra như sau

2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 (1) ;                       2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 (2)

Phát biểu đúng là

  • A. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.
  • B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.
  • C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+.
  • D. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br-

Câu 7: Cho các phản ứng sau:

             (1) KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3          (5) CaO + H2O → Ca(OH)2

            (2) 2KNO3 → 2KNO2 + O2                       (6) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

            (3) CaO + 3C → CaC2 + CO                     (7) CaCO3 → CaO + CO2

            (4) 2H2S + SO2 → 3S  + 2H2O                (8) CuO + H2 → Cu + H2O

       Nhóm gồm các phản ứng oxi hóa khử là

  • A. (2), (3), (4), (6), (8)    
  • B. (2), (3), (4), (5), (6)    
  • C. (2), (4), (6), (7), (8)   
  • D. (1), (2), (3), (4), (5)

Câu 8: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

  • A. nhận 13 electron.       
  • B. nhận 12 electron.       
  • C. nhường 13 electron.   
  • D. nhường 12 electron.

Câu 9: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

  • A. 8.                                
  • B. 5.                                
  • C. 7.                                
  • D. 6. 

Câu 10: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu$^{2+}$, Cl$^{-}$. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

  • A. 7.                                
  • B. 5.                                
  • C. 4.                                
  • D. 6.

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn một lượng bột sắt (iron) vào dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Lượng sắt đã hòa tan là

  • A. 2,8g                            
  • B. 1,4g                            
  • C. 0,84g                          
  • D. 0,56g

Câu 12: Có các phản ứng hoá học sau 

1. CaCO3           →     CaO   +   CO2

2. 2KClO3   →  2KCl   +  3O2

3. 2NaNO3   →  2NaNO2  + O2

4. 2Al(OH)3  →  Al2O3 + 3H2O

5.2NaHCO3    →  Na2CO3 + H­2O  +  CO2

Phản ứng oxi hoá - khử là

  • A. (1), (4).                       
  • B. (2), (3).                       
  • C. (3), (4).                       
  • D. (4), (5).

Câu 13: Nhận định nào không đúng? 

  • A. Trong các phản ứng hoá học, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
  • B. Trong các phản ứng phân huỷ, số oxi hoá của các nguyên tố luôn thay đổi.
  • C. Trong các phản ứng thế, số oxi hoá của các nguyên tố luôn thay đổi.
  • D. Trong các phản ứng oxi hoá - khử luôn có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố. 

Câu 14: Cho phư­ơng trình phản ứng hoá học sau:

1.   4HClO3  +  3H2S  →   4HCl  +  3H2SO4

2.   8Fe  +   30 HNO3  →  8Fe(NO3)3  +  3N2O  +  15H2O

3. 16HCl  +  2KMnO4  →  2KCl  +  2MaCl2  + 8H2O +  5Cl2

4. Mg  +  CuSO4   → MgSO4  +  Cu

5.  2NH3  +  3Cl2 →  N2  +  6HCl

Dãy các chất khử là

  • A. H2S,  Fe, KMnO4,  Mg,  NH3.                          
  • B. H2S,  Fe, HCl, Mg, NH3.
  • C. HClO3,  Fe, HCl, Mg,  Cl2.                                
  • D. H2S, HNO3, HCl, CuSO4, Cl2. 

Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng sau  FeS + HNO3 →  Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2

Trong phản ứng trên, khi phản ứng với 1 mol FeS có bao nhiêu mol acid đóng vai trò môi trường và bao nhiêu mol acid đóng vai trò chất oxi hoá?

  • A. 2 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 4 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá.
  • B. 4 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 2 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá.
  • C. 3 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 3 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá.
  • D. 1 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 5 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá.

Câu 16: Số mol electron cần dùng để khử hoàn toàn 0,25mol Fe2O3 thành Fe là

  • A. 0,25 mol.                    
  • B. 0,5 mol.                      
  • C. 1,25 mol.                    
  • D. 1,5 mol.

Câu 17: Có sơ đồ phản ứng:

               KI + KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + I2 + MnSO4 + H2O

Khi thu được 15,1g MnSO4 thì số mol I2 tạo thành là

  • A. 0,25 mol.                    
  • B. 0,025 mol.                  
  • C. 0,0025 mol.                
  • D. 0,00025 mol.

Câu 18: Cho 1,95gam bột kẽm vào cốc đựng 200ml dung dịch CuSO4 0,375M , lắc kĩ đến khi kết thúc phản ứng. Số mol các chất trong cốc thu được là (cho Zn = 65)

  • A. 0,03mol Cu ; 0,03mol CuSO4và 0,045 mol ZnSO4
  • B. 0,03mol Cu ; 0,03mol ZnSO4 và 0,045 mol CuSO4
  • C. 0,03 mol ZnSO4 và 0,03mol CuSO4
  • D. 0,03 mol ZnSO4 và 0,045 mol CuSO4

Câu 19: Cho 27,3g hỗn hợp A gồm 4 oxide kim loại hóa trị II là FeO, MgO, ZnO, CuO tan hoàn toàn trong 500ml dung dịch H2SO4 0,8M thì khối lượng muối sulfate thu được là

  • A. 58,2g.                         
  • B. 58,8g.                         
  • C. 59,3g.
  • D. 60,2g

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn một lượng bột sắt (iron) vào dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Lượng sắt đã tham gia phản ứng là

  • A. 0,56g.                         
  • B. 0,84g.                         
  • C. 2,80g.
  • D. 1,40g.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác