Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời bài 3: Thực hành Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài 3: Thực hành Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm về lao động nước ta?

  • A. Chất lượng lao động ngày càng tăng.
  • B. Lao động tập trung đông ở thành thị.
  • C. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo vẫn còn thấp.
  • D. Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực.

Câu 2: Tính đến năm 2021, có bao nhiêu phần trăm lao động đã qua đào tạo có bằng cấp?

  • A. 21,6%.
  • B. 10%.
  • C. 15,9%.
  • D. 26,1%.

Câu 3: Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với hơn

  • A. 50,9 triệu người.
  • B. 56,9 triệu người.
  • C. 50,9 triệu người.
  • D. 50,6 triệu người.

Câu 4: Nguồn lao động Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số dân (năm 2021)?

  • A. 50,6%.
  • B. 51,4%.
  • C. 54,1%.
  • D. 56,4%.

Câu 5: Tại sao năm 2021, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực đô thị cao hơn so với khu vực nông thôn?

  • A. Do xu hướng toàn cầu hóa. 
  • B. Do ảnh hưởng của dịch bệnh.
  • C. Do nền kinh tế bị suy thoái. 
  • D. Do chuyển đổi công nghệ số.

Câu 6: Đâu không phải là giải pháp để giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta?

  • A. Phát triển an ninh mạng, công nghệ số theo kịp xu hướng thế giới.
  • B. Phân bố lại dân cư và chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động giữa các vùng.
  • C. Thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
  • D. Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm.

Câu 7: Đâu là thế mạnh của nguồn lao động nước ta?

  • A. Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
  • B. Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
  • C. Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân có tay nghề cao còn ít.
  • D. Năng suất lao động thấp.

Câu 8: Đâu là hạn chế của nguồn lao động nước ta?

  • A. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
  • B. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.
  • C. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
  • D. Ở vùng núi và trung du giàu tài nguyên nhưng lại thiếu lao động.

Câu 9: Quan sáng bảng sau và chỉ ra nhận xét đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực nông thôn và thành thị nước ta?

Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn năm 1996 và năm 2005

(Đơn vị: %)

NămTổngNông thônThành thị
199610079,920,1
200510075,025,0
  • A. Tỉ lệ lao động ở thành thị cao nhưng đang có xu hướng giảm khá nhanh từ 25% (1996) xuống 20,1% (2005).
  • B. Tỉ lệ lao động ở nông thôn còn cao, tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng giảm dần từ 79,9% (1996) xuống 75% (2005).
  • C. Tỉ lệ lao động ở nông thôn thấp, tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh từ 75% (2005) lên 79,9% (1996).
  • D. Tỉ lệ lao động ở thành thị cao nhưng đang có xu hướng tăng lên khá nhanh từ 20,1% (1996) lên 25% (2005).

Câu 10: Quan sát bảng sau và cho biết nhóm ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao trong quý III/2023?

Các nhóm ngành/nghề có nhu cầu nhân lực cao quý III năm 2023

(Đơn vị: %)

TRẮC NGHIỆM

(Nguồn: Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực 

và thông tin thị trường lao động TPHCM (FALMI))

  • A. Kinh doanh thương mại.
  • B. Marketing.
  • C. Dịch vụ du lịch - lưu trú và ăn uống.
  • D. Công nghệ thông tin.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác