Siêu nhanh giải bài 23 Sinh học 12 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 23 Sinh học 12 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Sinh học 12 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Sinh học 12 Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Mở đầu: Một người khoẻ mạnh bay từ Đông bán cầu sang Tây bán cầu, những ngày đầu tiên có thể bị mất ngủ ban đêm, buồn ngủ ban ngày. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?

Giải rút gọn:

Do người đó bị rối loạn nhịp sinh học.

I. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT

Câu 1: Loài chim ở Hình 23.1 sống ở môi trường cạn hay môi trường nước? Giải thích.

Giải rút gọn:

Loài chim này sống ở cả môi trường cạn vì loài chim này sống ở trên cạn, các yếu tố như thức ăn, tổ đều ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của loài chim này.

Câu 2: Phân tích một ví dụ về hoạt động sống của sinh vật làm thay đổi môi trường sống của chúng.

Giải rút gọn:

Hoạt động sống của giun đất làm đất tơi xốp, thúc đẩy hoạt động của sinh vật phân giải, qua đó làm giàu dinh dưỡng cho đất, từ đó giúp các loài cây trồng trên mặt đất sinh trưởng và phát triển.

II. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Câu 1: Phân biệt các nhóm nhân tố sinh thái. Cho ví dụ.

Giải rút gọn:

  • Nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. 

  • Nhân tố vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường tự nhiên tác động tới đời sống của sinh vật như khí hậu, thổ nhưỡng, nước,...

  • Nhân tố hữu sinh là các loài sinh vật sống trong cùng môi trường, tạo nên các mối quan hệ kí sinh, cộng sinh, hợp tác, vật ăn thịt – con mồi,... 

Câu 2: Lá trên cành/thân xếp so le với nhau (H 23.2a) đem lại lợi ích gì cho thực vật?

Giải rút gọn:

Lợi ích: Tối đa hóa nguồn ánh sáng nhận được, cho phép mỗi lá có thể nhận được lượng ánh sáng Mặt Trời cần thiết, tăng hiệu suất quang hợp.

III. CÁC QUY LUẬT SINH THÁI

Câu 1: Quan sát Hình 23.5 và cho biết mức hoạt động sinh lí cao nhất của sinh vật nằm trong khoảng tác động nào.

Giải rút gọn:

Mức hoạt động sinh lí cao nhất của sinh vật nằm trong khoảng khoảng thuận lợi.

Câu 2: Quan sát trong tự nhiên và lấy ví dụ về quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái lên sinh vật.

Giải rút gọn:

Ví dụ: Loài tôm he (Penaeus merguiensis) thích nghi với nồng độ muối cao (3,2 – 3,3%) ở giai đoạn trưởng thành và chỉ 1,0 – 2,5% (nước lợ) ở giai đoạn sau ấu trùng. 

IV. NHỊP SINH HỌC

Câu 1: Em hãy nêu thêm các ví dụ về nhịp sinh học ở động vật, thực vật và người.

Giải rút gọn:

Ví dụ về nhịp sinh học ở động vật, thực vật và người:

  • Hoa anh thảo chỉ nở vào ban đêm.

  • Gấu trúc đỏ thường ngủ ngày và kiếm ăn vào ban đêm.

  • Con người thường ngủ vào ban đêm.

Câu 2: Trong chăn nuôi, người nuôi gà thường thắp đèn sáng để kéo dài thời gian ăn của gà, giúp tăng tốc độ sinh trưởng. Hành động thắp đèn sáng có ảnh hưởng đến nhịp ngày đêm của gà không? Giải thích.

Giải rút gọn:

Hành động thắp đèn sáng có ảnh hưởng đến nhịp ngày đêm của gà. Do ánh sáng làm thay đổi giữa ban ngày và ban đêm, ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh học, bao gồm chu kỳ ngủ, tiêu hóa thức ăn và sinh sản. 

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Một số loài thực vật rụng lá như bàng (Terminalia catappa), xoan (Melia azedarach) trong mùa đông lạnh. Điều này có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?

Giải rút gọn:

Ý nghĩa: giảm quá trình thoát hơi nước, đảm bảo đủ lượng nước cho cây duy trì đến mùa xuân. 

Câu 2: Mùa đông, người chăn nuôi gia súc thường che kín chuồng, ngăn gió lùa; mùa hè, chuồng nuôi được thông gió, phun nước trên mái. Em hãy vận dụng kiến thức về quy luật sinh thái để giải thích ý nghĩa của những việc làm này.

Giải rút gọn:

Những việc làm này giúp tạo môi trường thuận lợi cho gia súc phát triển khỏe mạnh:

  • Mùa đông, người chăn nuôi gia súc thường che kín chuồng, ngăn gió lùa để giảm thoát nhiệt, giữ ấm cho gia súc, tạo môi trường ấm áp và ổn định.

  • Mùa hè, chuồng nuôi được thông gió, phun nước trên mái để tăng cường lưu thông không khí, làm mát chuồng và làm giảm nhiệt độ môi trường.

Câu 3: Ở người, nhịp sinh học điển hình là nhịp ngày đêm. Ban đêm, không còn ánh sáng, nhịp sinh học của cơ thể chậm dần lại, melatonin được tuyến tùng tiết ra khi ánh sáng giảm, gây buồn ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đồng hồ sinh học kiểm soát giấc ngủ của con người nhạy cảm nhất trong khoảng thời gian 2 giờ trước khi đi ngủ".

a) Hãy giải thích vì sao sử dụng điện thoại trước giờ đi ngủ lại gây khó ngủ, thậm chí mất ngủ.

b) Mỗi người nên làm gì để duy trì nhịp sinh học ổn định cho giấc ngủ?

Giải rút gọn:

a, Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại có bước sóng ngắn, làm ức chế não bộ và cản trở quá trình sản xuất của hormone melatonin gây buồn ngủ khiến con người khó ngủ.

b, Biện pháp:

  • Tập thể dục hàng ngày.

  • Ngủ trong môi trường dễ chịu, phù hợp cho giấc ngủ.

  • Tránh dùng chất kích thích vào buổi tối.

  • Tắt điện thoại trước khi đi ngủ.

Câu 4: Khi nghiên cứu sự phân bố của muỗi vằn (Aedes aegypti) gây bệnh sốt xuất huyết, người ta thấy chúng phân bố từ vùng vĩ độ cao cho tới vĩ độ thấp. Ruồi Glossina mang kí sinh trùng Trypanosoma gây bệnh ngủ châu Phi phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi. Em có nhận xét gì về giới hạn nhiệt độ của hai loài côn trùng này?

Giải rút gọn:

Muỗi vằn có giới hạn nhiệt độ lớn hơn so với ruồi. Muỗi vằn có thể sống được ở cả nơi có nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp, còn ruồi chỉ sống được ở nơi có nhiệt độ cao.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Sinh học 12 Kết nối tri thức bài 23, Giải bài 23 Sinh học 12 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải bài 23 Sinh học 12 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác