Siêu nhanh giải bài 24 Sinh học 12 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 24 Sinh học 12 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Sinh học 12 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Sinh học 12 Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Mở đầu: Các cá thể sư tử (Panthera leo) sống trong một đàn có ưu thế và bất lợi gì so với cá thể sống đơn lẻ?

Giải rút gọn:

  • Ưu thế: tăng hiệu quả săn mồi, duy trì và bảo vệ lãnh thổ, tạo môi trường an toàn hơn cho con non phát triển.

  • Bất lợi: cạnh tranh nguồn sống.

I. KHÁI NIỆM QUẦN THỂ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

Câu 1: Hãy lấy một số ví dụ về các mối quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh ở động vật, thực vật.

Giải rút gọn:

Ví dụ:

  • Quan hệ hỗ trợ ở thực vật: Các cây tre sống thành bụi.

  • Quan hệ hỗ trợ ở động vật: Sư tử hỗ trợ lẫn nhau khi săn mồi.

  • Quan hệ cạnh tranh ở thực vật: Trong rừng, các loài cây khác nhau cạnh tranh để nhận được nhiều ánh sáng hơn.

  • Quan hệ cạnh tranh ở động vật: Hải tượng đực đánh nhau giành con cái.

Câu 2: Tại sao cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể không dẫn đến sự suy vong của quần thể?

Giải rút gọn:

Vì cạnh tranh gay gắt có một số lợi ích:

  • Đảm bảo mật độ phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

  • Phân hoá sức sống của các cá thể trong quần thể.

II. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

Câu 1: Tại sao có thể dựa vào kích thước quần thể để đánh giá mức độ ổn định và tiềm năng phát triển của quần thể?

Giải rút gọn:

Vì dựa vào kích thước quần thể, có thể biết được:

  • Mức độ ổn định: Quần thể lớn thường có tính ổn định cao hơn quần thể nhỏ do có khả năng chống lại các tác động ngẫu nhiên.

  • Tiềm năng phát triển: Các quần thể nhỏ thường có nhiều không gian và nguồn lực hơn để sinh trưởng và phát triển. Còn các quần thể lớn dễ cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể dẫn đến suy thoái.

Câu 2: Quan sát Hình 24.6, dựa vào cấu trúc tuổi của mỗi quần thể để dự đoán xu hướng tăng trưởng trong tương lai của quần thể đó.

Giải rút gọn:

Xu hướng tăng trưởng trong tương lai của quần thể:

  • Quần thể a sẽ phát triển nhanh và tăng mạnh về số lượng trong tương lai.

  • Quần thể b phát triển ổn định.

  • Quần thể c sẽ suy giảm dân số trong tương lai.

III. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

Câu 1: Phân biệt kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học và kiểu tăng trưởng trong môi trường có nguồn sống bị giới hạn.

Giải rút gọn:

  • Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: Trong điều kiện lí tưởng, tăng trưởng của quần thể đạt cực đại, kích thước quần thể qua mỗi thế hệ tăng không ngừng theo cấp số mũ. 

  • Tăng trưởng trong điều kiện môi trường có giới hạn: Trong môi trường thực tế, kiểu tăng trưởng gần giống cấp số mũ chỉ diễn ra trong khoảng thời gian đầu đến một giới hạn nhất định và dao động quanh ngưỡng sức chứa của môi trường. 

Câu 2: Giải thích tại sao trước thế kỉ XVII, tốc độ tăng dân số của loài người diễn ra chậm.

Giải rút gọn:

Do:

  • Môi trường sống bất lợi.

  • Kỹ thuật y tế và vệ sinh y tế lạc hậu.

  • Sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

  • Nhiều cuộc chiến tranh và xung đột nổ ra.

IV. CÁC KIỂU BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ

Câu 1: Hãy lấy một số ví dụ về hoạt động khai thác tài nguyên của con người gây ra sự biến động đột ngột số lượng cá thể của quần thể sinh vật.

Giải rút gọn:

Ví dụ: sự tuyệt chủng của tê giác hai sừng, chim gõ kiến mỏ ngà, cá heo sông Dương Tử, hải cẩu Caribe,…

Câu 2: Giải thích tại sao ở Việt Nam, ếch, nhái phát triển mạnh về mùa mưa và suy giảm số lượng vào mùa khô.

Giải rút gọn:

Vì mùa mưa tạo ra môi trường sống lý tưởng cho ếch và nhái, tạo điều kiện thuận lợi cho loài ếch, nhái sinh sản và phát triển. Còn mùa khô có điều kiện khắc nghiệt hơn, gây khó khăn cho việc sinh sống và sinh sản của chúng.

V. ỨNG DỤNG CÁC HIỂU BIẾT VỀ QUẦN THỂ TRONG THỰC TIỄN

Câu 1: Hãy lấy một số ví dụ về ứng dụng các hiểu biết về quần thể trong chăn nuôi và trồng trọt ở địa phương em.

Giải rút gọn:

Ví dụ:

  • Mật độ cấy của giống lúa thuần VNR20 ở Bắc Trung Bộ trong vụ Xuân (tháng 1) là 45 - 50 khóm/m2 với 2 – 3 cây/khóm.

  • Ao nuôi cá tra cần có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu nước 1,5 – 2 m, mật độ cá giống 15 – 20 con/m2.

Câu 2: Tại sao trong khai thác thuỷ sản người ta thường quy định kích thước mắt lưới tương ứng với từng loài cá?

Giải rút gọn:

Vì mỗi loại cá có kích thước khác nhau tùy vào từng độ tuổi, nên quy định kích thước mắt lưới giúp bảo vệ cá con, từ đó góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy lấy ví dụ về một số quần thể sinh vật ở trường em hoặc địa phương nơi em đang sinh sống. Giải thích tại sao các tập hợp sinh vật đó được gọi là quần thể.

Giải rút gọn:

  • Ví dụ: quần thể cây lúa trong ruộng lúa, quần thể cá trê trong ao nuôi.

  • Giải thích: Vì các quần thể trên đều đáp ứng đủ 3 yêu cầu:

  • Tập hợp các cá thể cùng một loài.

  • Cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định.

  • Đều có khả năng sinh sản.

Câu 2: Khi đánh bắt cá chép sông (Cyprinus carpio), nếu đa số các mẻ lưới thu được chủ yếu là cá nhỏ, rất ít cá trưởng thành thì có nên tiếp tục khai thác quần thể này nữa không? Tại sao?

Giải rút gọn:

Không nên tiếp tục khai thác vì việc đánh bắt cá nhỏ chưa trưởng thành ảnh hưởng đến cấu trúc và tính ổn định của quần thể, khiến quần thể bị suy thoái. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước ngọt.

Câu 3: Loài muỗi vằn (Aedes aegypti) là trung gian truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết ở người. Giải thích tại sao ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra chủ yếu vào mùa mưa. Em có thể làm gì để phòng trừ muỗi ở gia đình và địa phương em?

Giải rút gọn:

  • Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra chủ yếu vào mùa mưa do vào mùa mưa có mưa nhiều, độ ẩm môi trường cao nên tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển.

  • Biện pháp phòng trừ muỗi:

  • Sử dụng một số loại tinh dầu đuổi muỗi.

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước.

  • Thường xuyên dọn vệ sinh môi trường.

  • Sử dụng muỗi bất thụ.

Câu 4: Đặc điểm dân số ảnh hưởng như thế nào đến chính sách xã hội của mỗi quốc gia? Lấy ví dụ minh hoạ.

Giải rút gọn:

  • Đặc điểm dân số có thể gây áp lực lên tài nguyên tự nhiên và hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến cung và cầu lao động trong mỗi quốc gia, cùng với các chính sách về gia đình, hỗ trợ trẻ em.

  • Ví dụ:

  • Trung Quốc đã áp dụng chính sách một con trong gia đình từ năm 1979 đến 2015 để kiềm chế tốc độ gia tăng dân số. 

  • Hàn Quốc đã đưa ra chính sách hỗ trợ, cung cấp các khoản trợ cấp của chính phủ để khuyến khích sinh con do tình trạng tỉ lệ sinh ngày càng giảm trong những năm gần đây.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Sinh học 12 Kết nối tri thức bài 24, Giải bài 24 Sinh học 12 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải bài 24 Sinh học 12 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác