Siêu nhanh giải bài 14 Sinh học 12 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 14 Sinh học 12 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Sinh học 12 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Sinh học 12 Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Thực hành, quan sát được đột biến NST trên tiêu bản cố định và tạm thời; tìm hiểu được tác hại gây đột biến ở người của một số chất độc.

II. CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ, thiết bị

  • Kính hiển vi.

  • Dầu soi kính, giấy lau kính chuyên dụng.

  • Ảnh chụp bộ NST bình thường và bộ NST bị đột biến. 

  • Kéo cắt giấy, ảnh.

2. Mẫu vật

Tiêu bản cố định bộ NST bình thường và bộ NST bị đột biến ở một số loài.

III. NGUYÊN LÝ VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

  • Bước 1: Đặt tiêu bản lên kính hiển vi, điều chỉnh vùng có mẫu vật trên tiêu bản vào giữa hiển vi trường.

  • Bước 2: Sử dụng vật kính 10x để tìm kiếm bộ NST phân tán đều, dễ quan sát nhất và đưa vào chính giữa hiển vi trường.

  • Bước 3: Chuyển sang vật kính 40× để quan sát rõ hơn. Sau đó, nhỏ một giọt dầu soi kính lên vùng tiêu bản nằm ở giữa hiển vi trường.

  • Bước 4: Chuyển sang vật kính 100× và điều chỉnh kính hiển vi để quan sát NST rõ nhất có thể.

  • Bước 5: Quan sát và đếm số lượng cũng như cấu trúc các NST trong tiêu bản, so sánh với số lượng, cấu trúc NST trong bộ NST bình thường cùng loài và ghi lại kết quả. 

IV. THU HOẠCH

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

Thực hành, quan sát được đột biến NST trên tiêu bản cố định và tạm thời; tìm hiểu được tác hại gây đột biến ở người của một số chất độc (dioxin, thuốc diệt cỏ 2,4D,...).

2. Kết quả và giải thích

  • Kết quả: 

  • NST người ở trạng thái bình thường có dạng như hình:

  • NST bất thường ở người nam mắc hội chứng Down sẽ có dạng như hình:

  • Giải thích: Các NST trong bộ NST lưỡng bội bình thường ở các loài tồn tại thành từng cặp tương đồng trừ cặp NST giới tính. Khi xuất hiện một số chất độc, chúng sẽ gây rối loạn trong quá trình giảm phân tạo ra NST bất thường, từ đó hợp tử tạo thành sẽ mang bộ NST bất thường.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tại sao phần lớn các đột biến NST là có hại?

Giải rút gọn:

Đột biến NST thường làm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen hoặc tái cấu trúc lại các gen trên NST nên thường gây hại cho thể đột biến.

Câu 2: Nếu tình cờ phát hiện một cây trồng có kích thước thân, lá và các cơ quan sinh dưỡng to hơn hẳn so với các cây bình thường cùng loài và biết chắc cây này là cây bị đột biến NST thì đó là loại đột biến gì? Làm thế nào có thể kiểm chứng được loại đột biến ở cây này đúng là loại đột biến NST mà em đề xuất?

Giải rút gọn:

  • Đó là đột biến đa bội.

  • Cách kiểm chứng: lai cây đó với cây bình thường.

  • Nếu đó là thể đa bội lẻ: cây bị bất thụ nên không thể tạo giao tử để thụ tinh.

  • Nếu đó là thể đa bội chẵn: cây có thể giảm phân tạo giao tử bình thường, nhưng đời sau của cây đó (tối đa là đời thứ hai) sẽ bị bất thụ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Sinh học 12 Kết nối tri thức bài 14, Giải bài 14 Sinh học 12 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải bài 14 Sinh học 12 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác