Giáo án VNEN bài Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
Bài 14 - Tiết 19,20,21:
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Các quốc gia phong kiến độc lập ở ĐNÁ (thời điểm xuất hiện, địa bàn). Những nét nổi bật về kinh tế, chính trị, văn hóa.
- Trình bày được những nét chung nhất của xã hội phong kiến phương Đông: sự hình thành và phát triển, cơ sở KT-XH, nhà nước phong kiến.
- Biết được một vài di sản văn hóa ở ĐNA.
- Các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của dân tộc
- Nhận rõ vị trí địa lí của Cam-pu-chia và Lào, các giai đoạn phát triển của hai nước.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ hành chính Đông Nam Á để xác định vị trí của các vương quốc cổ và PK, biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử
3. Thái độ:
- Nhận thức được quá trình phát triển của lịch sử, tính chất tương đồng và sự phát triển gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á, trân trọng và giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam với Lào & Cam-pu-chia.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Tái hiện sự kiện hiện tượng nhân vật.
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử . So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa.
- Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử.
- Thể hiện thái độ xúc cảm hành vi.
- Vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những tình huống thực tiễn. Sử dụng ngôn ngữ lịch sử để thể hiện chính kiến của mình.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Sự hình thành, phát triển và suy yếu của các quốc gia phong kiến ĐNA.
+ Vương quốc Cam -pu- chia.
+ Vương quốc Lào
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: vấn đáp thuyết trình trực quan, nhóm
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Bản đồ hành chính ĐNA
- Một số tranh ảnh về các kiến trúc nổi tiếng ở ĐNA
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động:
GV: Quan sát lược đồ hình 1-Lược đồ các nước Đông Nam Á tr 80
? Khu vực ĐNA hiện nay gồm những nước nào? Em biết gì về các quốc gia đó thời phong kiến.
HS: Kể tên:
- Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, ngày nay gồm 11 nước :
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo, Malaysia.
- Thế kỉ đầu công nguyên cư dân biết dùng đồ sắt..
- Từ nửa sau thế kỉ XVIII các quốc gia phong kiến ĐNA bước vào thời kì suy thoái và dần trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
GV: khái quát vào bài
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành, phát triển và suy yếu của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Quan sát hình 1 tr 80
? Xác định vị trí của các nước ĐNA. trên bản đồ?
HS: 11 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đo-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo.
Đông Ti-mo: Tách ra từ một bang của In-đo-nê-xi-a, thành lập tháng 5/2002
HS: lên chỉ lại vị trí từng quốc gia
? Điều kiện địa lí những nước này có điểm gì tương đồng (giống nhau)?
- Ảnh hưởng gió mùa: Tạo hai mùa: Khô-lạnh, mưa-nóng
? Điều kiện tự nhiên có thuận lợi và khó khăn gì cho pt nông nghiệp ĐNA?
+ Thuận lợi: Gió mùa + mưa...
+ Khó khăn: Dễ sâu bệnh, lũ lụt...
Đọc đoạn đối thoại của bạn A và B và cho biết:
? Đến những thế kỉ đầu công nguyên cư dân ĐNÁ đã biết sử dụng những gì?
? Nêu thời gian, tên gọi, vị trí của một số quốc gia cổ Đông Nam Á.
? Thời gian hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, kể tên các quốc gia đó?
+ Cuối thế kỉ XIII: Mô-giô-pa-lít.
+ Thế kỉ IX: Đại Việt, Chăm-pa, Cam-pu-chia
+ Giữa thế kỉ XI: Pa-gan (Mi-an-ma)
+ Thế kỉ XIII: Su-khô-thay (Thái lan)
+ Thế kỉ XIV: Lạn-xạng (Lào)
? Biểu hiện của sự phát triển đó?
? Đến Thế kỉ XIII các quốc gia Đông Nam Á như thế nào?
? Nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á như thế nào?
Hoạt động 2: Khám phá về Vương quốc Campuchia.
GV: trong khu vực ĐNA Cam-pu-chia và Lào là các nước anh em cùng ở trên bán đảo Đông Dương với Việt Nam. Hiểu lịch sử nước bạn cũng góp phần hiểu thêm lịch sử nước mình.
Quan sát lược đồ hình 1/104
? Xác định vị trí Cam-pu-chia trên bản đồ.
GV: Cam-pu-chia là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông Nam Á thời cổ trung đại
Sau thời của một bộ phận cư dân cổ là đến thời của tộc người Khơ-me
? Từ khi thành lập đến 1863, lịch sử Cam-pu-chia có thể chia thành mấy giai đoạn?
+ Thế kỉ I-IV: Phù Nam
+ Thế kỉ VI-IX: Chân Lạp
+ Thế kỉ IX-XV: Ăng-co
+ Thế kỉ XV-1863: suy yếu
? Người Khơ-me sống ở đâu ? Thạo việc gì? Tiếp thu văn hoá Ấn Độ như thế nào?
HS: Người Khơ-me xuất hiện trong quá trình nhà nước xuất hiện, họ giỏi săn bắn, quen đào ao, đắp hồ, biết khắc bia bằng chữ Phạn...
? Thời kì thịnh vượng nhất? Biểu hiện của sự thịnh vượng này?
+ Phát triển nông nghiệp
+ Bành trướng lãnh thổ
+ Văn hóa độc đáo, mà tiêu biểu nhất là kiến trúc đền tháp như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.
Quan sát hình 2. Quần thể đền Ăng-co Vát từ trên cao nhìn xuống tr 82
? Vì sao gọi giai đoạn Ăng-co?
+ Ăng-co là kinh đô có nhiều đền tháp: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom...xây dựng trong thời kì này
GV: Ăng-co có nghĩa là đô thị, kinh thành. Ăng-co Vát xây dựng thế kỉ XII, Ăng-co Thom xây dựng suốt 7 thế kỉ thời kì phát triển.
GV: Sau thời Ăng-co, Cam-pu-chia suy yếu kéo dài tới khi thực dân Pháp xâm lược 1863.
Hoạt động 3 : Khám phá về vương quốc Lào.
Đọc thông tin / 106,107
? Chủ nhân trên đất Lào là ai ?
? Người Lào Thơng có sáng tạo gì ?
HS: Biết sáng tạo những chiếc chum đá khổng lồ đựng tro xương người chết sau khi hoả thiêu.
? Người Lào Lùm là ai ?
? Nước Lan Xang được thành lập như thế nào ?
? Sự phát triển thịnh vượng của Lan Xang thể hiện qua những biểu hiện nào ?
HS: Chia đất nước thành các mường, xây dựng quân đội, giữ quan hệ hoà hiếu với CPC và Đại Việt, chống quân xâm lược...
GV: Giới thiệu Thạt Luổng: tháp cao, thờ Phật, giống kiến trúc các nước trong khu vực
? Vương quốc Lan Xang suy yếu như thế nào?
HS: Thế kỉ XVIII: Suy yếu do tranh chấp hoàng tộc -> Xiêm xâm chiếm-> Pháp xâm lược.
Quan sát hình 15 nhận xét về kiến trúc Lào
? Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào đến giữa thế kỉ XIX. 1. Sự hình thành, phát triển và suy yếu của các quốc gia phong kiến ĐNA.
- Đông Nam Á là 1 khu vực rộng lớn, hiện nay gồm 11 nước.
- Những thế kỉ đầu CN, cư dân ở đây biết sử dụng công cụ sắt. -> Các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á xuất hiện.
- Trong 10 thế kỉ đầu công nguyên, các quốc gia nhỏ được hình thành : Vương quốc Cham-pa, vương quốc Phù Nam.
- Từ thế kỉ X - đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- Một số quốc gia hình thành và phát triển: Mô-gô-pa-hít (In-đô-nê-xi-a), Đại Việt, Cham-pa, Ăng-co (trên bán đảo Đông Dương)
- Đến thế kỉ XIII, vương quốc Su-khô-thay được thành lập.
- Nửa sau XVIII các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy yếu, và dần trở thành thuộc địa của CNTB phương Tây.
2. Vương quốc Cam -pu- chia.
* Thời kì Chân Lạp (thế kỉ VI-IX)
- Thời kì tiền sử trên đất nước Cam-pu-chia đã có người sinh sống.
Trong quá trình xuất hiện nhà nước, tộc người Khơ–me được hình thành, họ giỏi săn bắn, giỏi đào ao, đắp hồ chứa nước…đến thế kỉ VI, Vương quốc Chân Lạp ra đời.
* Thời kì Ăng-co (Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV)
- Là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia
- Sau thời kì Ăng-co Cam-pu-chia bước vào giai đoạn suy yếu kéo dài đến 1863 thì bị Pháp xâm lược.
3. Vương quốc Lào
- Tộc người đầu tiên trên lãnh thổ Lào là người Lào Thơng.
- Thế kỉ XIII có thêm 1 nhóm người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm.
- Giữa thế kỉ XIV, các bộ tộc Lào thống nhất thành 1 nước riêng gọi là Lan Xang (Nghĩa là Triệu Voi)
- Nước Triệu Voi đạt được sự thịnh vượng trong các thế kỉ XV-XVII.
- Sang thế kỉ XVIII, Lan Xang suy yếu bị thực dân Pháp đô hộ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
Câu 1 : Quan sát lược đồ và xác định vị trí một số quốc gia ở Đông Nam Á thời phong kiến.
- Đại Việt: Việt Nam
- Lan Xang: Lào Pa-Gan
- Mianma Su-khô-thay: Thái Lan
- Ma-lay-a: Malayxia
- Mô-Giô-Pa-Hít: Inđônêxia
Câu 2 : Em hãy miêu tả về một công trình kiến trúc hoặc kể 1 câu chuyện mà em thích nhất về các nước Đông Nam Á thời phong kiến.
Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ V TCN cho tới thế kỷ XVI, để bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục đến từ Mông Cổ và Mãn Châu. Với chiều dài tới 21196,18 km2, Vạn Lý Trường Thành đã tồn tại được hơn 2.300 năm theo suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc từ thời phong kiến đến nay. Vạn Lý Trường Thành là một trong bảy kỳ quan mới của thế giới. "Great Human Feat in History": Vạn Lý Trường Thành là dự án xây dựng với thời gian dài nhất và chi phí lớn nhất, sự cống hiến từ cuộc sống con người, máu, mồ hôi và nước mắt. Nhiều gia đình bị ly tán, nhiều công nhân đã chết và mai táng như một phần của công trình này. Nó xứng đáng nằm trong "Bảy kỳ quan mới của thế giới" và Di sản Thế giới của UNESCO. Người ta đã xây dựng Vạn Lý dựa trên trí tuệ, sự cống hiến, máu, mồ hôi và nước mắt
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
- GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH.
Câu 1: Hoàn thành bảng sau về các nước Đông Nam Á.
Tên quốc gia phong kiến – Kinh đô Tên quốc gia ngày nay – Thủ đô
Âu Lạc và Cham-pa Việt Nam – Hà Nội
Vương quốc Lan Xang Lào – Viêng Chăn
Vương quốc Su-khô-thay Thái Lan – Băng Cốc
Thời kì Ăng-co – Ăng-co Cam-pu-chia – Phnôm Pênh
Vương triều Pa-gan Ma-lai-xi-a – Cua-la-lăm-pua
Vương triều Mô-giô-pa-hit In-đô-nê-xi-a – Gia-các-ta
Phi-líp-pin – Ma-ni-la
Mi-an-ma – Y-an-gun
Đông Ti-mo – Đi-li
Bru-nây – Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH.
- Sưu tầm tranh ảnh về văn hóa các nước Đông Nam Á.
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi sgk
- Chuẩn bị bài 15 : Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ( thế kỉ X)
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học xã hội 7, giáo án khoa học xã nhiên 7 môn sử, giáo án VNEN sử 7, giáo án chi tiết bài 14: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, giáo án 5 hoạt động khoa học xã nhiên 7