Giáo án lịch sử 7: Bài Đời sống kinh tế, văn hoá phần 1
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đời sống kinh tế, văn hoá . Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..
TIẾT 20 - BÀI 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ,VĂN HOÁ
I - ĐỜI SỐNG KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết: Đời sống kinh tế thời Lí
- HS hiểu:
+ Dưới thời Lý kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có chuyển biến và đạt được một số thành tựu.
+ Việc trao đổi buôn bán với nước ngoài phát triển.
- HS vận dụng: Kinh tế đất nước hiện nay.
2.Kĩ năng:
HS thực hiện được: quan sát, phân tích, lập bảnh so sánh, vẽ sơ đồ.
Tái hiện sự kiện lịch sử,giải quyết vấn đề,thực hành bộ môn
3.Tư tưởng,thái độ
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ văn hóa dân tộc.
- Bước đầu có ý thức vươn lên trong xây dựng đất nước độc lập, tự chủ
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Máy chiếu
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Nối cột A(thời gian) với cột B (sự kiện) sao cho chính xác
Cột A(thời gian) Nối Cột B(sự kiện)
1 . 1009
2. 1010
3. 1042
4. 1075-1077 a. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lư¬ợc Tống
b.Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long
c. Nhà Lý thành lập
d. Ban hành bộ Hình Th¬ư
3. Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thắng lợi,Đại Việt có một thời gian hoà bình ổn định lâu dài.Đây chính là điều kiện để vua tôi nhà Lý bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.Đời sống kinh tế,văn hoá thời kì này biến đổi như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: + Dưới thời Lý kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có chuyển biến và đạt được một số thành tựu.
+ Việc trao đổi buôn bán với nước ngoài phát triển.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(12’):Tìm hiểu tình hình kinh tế nông nghiệp thời Lý
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
GVdẫn: Nông nghiệp là nền tảng kinh tế của đất nước.
H:Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của ai?và được sử dụng như thế nào?
GV:Tuy nhiên trong xã hội thời Lý,sự phân hóa ruộng đất diễn ra khá mạnh.Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng,tế lễ hoặc phong cấp cho con cháu,những người có công,làm các đền chùa. Tuy vậy vua Lý rất quan tâm tới sản xuất nông nghiệp.
H:Nhà Lý có biện pháp gì để khuyến khích nông nghiệp phát triển?
GV:
GVchiếu: phần in nghiêng trong SGK/44. Gọi HS đọc.
H : Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào?
GVchiếu hình ảnh vua Lý cày tịch điền và chốt:Hằng năm vào mùa xuân các vua nhà Lý về địa phương có ruộng tịch điền .Sau khi tế thần nông,vua trực tiếp cày vài đường.Đây là nghi lễ của các triều đại cổ xưa ở Trung Quốc nhưng phù hợp với 1 nước nông nghiệp và phản ánh tư tưởng trọng nông.Tịch điền là loại ruộng do triều đình trực tiếp quản lý ,hoa lợi dùng cho nhà vua và hoàng cung.
GV chiếu và liên hệ:Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã khôi phục nghi thức cày tịch điền vào đầu năm để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
H:Để khuyến khích phát triển nông nghiệp,nhà Lý còn có biện pháp gì?
GV:Gọi HS đọc phần chữ in nghiêng/45.SGK
GV:Ngoài ra nhà Lý còn có luật bảo vệ sức kéo.
H:Em có nhận xét gì về những chính sách của nhà Lý?
GV chốt:
H:Kết quả thu được là gì?
H: Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển?
*Tích hợp với môn ngữ văn
GV:
Chính vì vậy nông nghiệp thời Lý phát triển,ca dao có câu:
Đời vua Thái Tổ,Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn
GV:Để thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn đối với các vua nhà Lý,nhân dân đã lập đền thờ các vua nhà Lý ngay trên quê hương của nhà Lý.
GV chiếu hình ảnh đền Đô-Đền Lý Bát đế
GV Chuyển ý: Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển
Hoạt động 2(18’) Tìm hiểu tình hình kinh tế công -thương nghiệp thời Lý
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân ,nhóm
H:Em hãy điểm lại những nét chính về tình hình thủ công nghiệp nước ta thời Lý?
GV chiếu : Gọi HS đọc phần in nghiêng trong SGK/45
H : Qua việc làm trên của vua Lý,em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó? Vì sao vua Lý không dùng gấm vóc tơ lụa của nhà Tống ?
GV chốt:
GV liên hệ:Ngày nay,hàng hóa Trung quốc đang tràn ngập thị trường nước ta, để nâng cao giá trị mặt hàng trong nước,người Việt có khẩu hiệu: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.”
H: Bên cạnh nghề dệt,còn có những nghề thủ công nào phát triển mạnh mẽ,nghề nào được mở rộng?
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 23/ SGK:Đây là bức ảnh chụp lại hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam.
H:Em có nhận xét gì về hình dáng và hoa văn của bát?Hình dáng và hoa văn của bát thể hiện trình độ làm gốm của nhân dân ta như thế nào ?
GV chốt:Nhìn trong ảnh ta thấy bát men ngọc thời Lý có màu xanh nhạt,dáng cân đối,hoa văn trong lòng bát là những hoa dây thể hiện sự thanh nhã và mang đậm tính dân gian.Chính vì vậy bát men ngọc thời Lý không chỉ là vật dụng trong gia đình mà còn là tác phẩm nghệ thuật.Điều đó chứng tỏ trình độ làm gốm của nhân dân ta rất điêu luyện và tinh xảo.
GV chiếu và giới thiệu:Bên cạnh đó bàn tay tài hoa của thợ thủ công Đại Việt đã tạo dựng nên những công trình rất nổi tiếng như : “An Nam tứ đại khí”- 4 kì quan,4 vật quốc bảo của đất nước,4 công trình bằng đồng tiêu biểu thời Lý-Trần.
H: Bước phát triển mới của thủ công nghiệp thời Lý là gì ?
GVchốt: tạo ra nhiều sản phẩm kĩ thuật ngàycàng cao
H: Tại sao thủ công nghiệp thời Lý phát triển mạnh?
GV:
H:Em hãy kể tên một số làng nghề thủ công xưa còn lưu truyền đến ngày nay?
GV: Gốm Bát Tràng,giấy Yên Thái,…
GV chuyển ý: Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân phát triển nhanh tạo cơ sở cho việc trao đổi trong và ngoài nước
H :Hãy cho biết tình hình thương nghiệp thời Lý như thế nào ?
GV:Các sử gia đã ghi lại tình hình thương nghiệp nước ta thời kì này Gọi HS đọc phần in nghiêng trong SGK/46
H:Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta hồi đó như thế nào?
H : Tại sao lại như vậy ?
GV chốt
GV chiếu và giới thiệu về Vân Đồn:Là nơi buôn bán tấp nập,sầm uất,đây là thương cảng biển đầu tiên của nước ta.Ngày nay Vân Đồn trở thành một điểm thăm quan thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
H : Nêu mối quan hệ giữa nông nghiệp - TCN - TN?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn(5’)
H:Vì sao nền kinh tế nước ta dưới thời Lý lại phát triển mạnh như vậy?Sự phát triển đó thể hiện điều gì?
GV chốt : Tình hình Đại Việt thời Lý ổn định,thống nhất,có chính quyền vững chắc,nhân dân cần cù hăng say tạo điều kiện cho sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp chứng tỏ nhân dân Đại Việt có đủ tài năng sức lực để xây dựng 1 nền kinh tế tự chủ , phát triển
-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp
-1HS trình bày theo SGK
Ruộng đất công làng xã là chủ yếu.
-HS tóm tắt nội dung SGK:2-3HS trình bày.
Hằng năm các vua nhà Lý thường về các địa phương cày tịch điền
-1 HS đọc phần chữ in nghiêng/SGK
-2-3 HS trình bày hiểu biết cá nhân
Đây là nghi lễ của các triều đại cổ xưa ở Trung Quốc nhưng phù hợp với 1 nước nông nghiệp và phản ánh tư tưởng trọng nông.
-HS quan sát tranh ảnh
+ Khuyến khích khai hoang.
+ Đắp đê ngăn nước lụt, đào kênh ngòi.
+ Bảo vệ sức kéo .
Đó là những chính sách rất tiến bộ nhất là trong buổi đầu dựng nước.
-1 HS trả lời
-2-3 HS nhận xét,đánh giá
-Nhà nước quan tâm tới sản xuất nông nghiệp
-Nhân dân chăm lo sản xuất
-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp
-1-2 HS trình bày theo SGK
-1 HS đọc SGK
-HS động não,phát triển tư duy lô gic:đánh giá hàng tơ lụa của Đại Việt:2-3 HS trình bày
Nghề dệt rất phát triển. Vì muốn nâng cao giá trị hàng trong nước,thể hiện tinh thần tự chủ.
-1-2 HS trình bày theo SGK
-Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh
-2-3 HS nhận xét,đánh giá
màu xanh nhạt,dáng cân đối,hoa văn trong lòng bát là những hoa dây thể hiện sự thanh nhã và mang đậm tính dân gian
-1 vài HS trình bày hiểu biết cá nhân.
-2-3 HS trình bày:
-Đất nước được độc lập
- Nhà nước có các cơ sở TCN , quan tâm tới sản xuất
- Bàn tay người thợ thủ công cần cù,sáng tạo
-2-3 HS liên hệ thực tế
-1-2 HS trình bày theo SGK
-1 HS đọc SGK
-2-3 HS trình bày
Nhà Lý tạo điều kiện cho người nước ngoài buôn bán ở các hải đảo , biên giới Nhưng không cho họ tự do đi lại trong nội địa
-Thể hiện tinh thần cảnh giác , tự vệ đối với nhà Tống
-HS động não,phát triển tư duy:2-3HS trình bày
-Làm việc hợp tác theo nhóm
-Đại diện nhóm trình bày.
Rèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử.
*Năng lực cần hình thành:Thực hành bộ môn lịch sử
1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
- Ruộng đất công làng xã là chủ yếu. Ruộng tư bắt đầu phát triển.
- Nhà nước rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp:
+ Tổ chức lễ cày tịch điền.
+ Khuyến khích khai hoang.
+ Đắp đê ngăn nước lụt, đào kênh ngòi.
+ Bảo vệ sức kéo .
Kết quả: Nông nghiệp phát triển được mùa liên tục.
2.Thủ công nghiệp và thương nghiệp .
* Thủ công nghiệp:
-Có nhiều ngành nghề,tạo ra nhiều sản phẩm kĩ thuật ngàycàng cao
* Thương nghiệp:
- Buôn bán ,trao đổi trong nước và ngoài nước phát trển
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
1. Các vua nhà Lý thường về địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích
A) Thăm hỏi nông dân.
B) đẩy mạnh khai khẩn đất hoang
C) chia ruộng đất cho nông dân.
D)khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp.
PA: D
2. Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển?
A) Triều đình khuyến khích việc khai khẩn đất hoang.
B) Triều đình chăm lo công tác thủy lợi.
C) Đất nước ổn định.
D) Triều đình cấm giết hại trâu bò, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, chăm lo công tác thủy lợi.
PA: D
3. Nền tảng kinh tế của xã hội thời Lý là ngành gì?
a)Nông nghiệp. b) Công nghiệp. c) Thủ công nghiệp. d) Thương nghiệp.
4. Dưới thời Lý, ở địa phương, thành phần nào trở thành địa chủ?
A) Một số hoàng tử, công chúa.
B) Một số quan lại nhà nước.
C) Một ít dân thường do có nhiều ruộng đất.
D)Một số hoàng tử, công chúa, quan lại nhà nước, và một ít dân thường do có nhiều ruộng đất.
PA: D
5. Giai cấp nào, tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phong kiến thời Lý?
A)Giai cấp nông dân. B) Giai cấp công nhân.
C) Tầng lớp thợ thủ công. D) Tầng lớp nô tì.
PA: A
11. Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là:
A) Chương trình thi cử dễ dàng nên số người đỗ đạt cao.
B) Mỗi năm đều có khoa thi.
C) 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi.
D)Chế độ thi cử chưa có nề nếp, qui củ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi.
PA: D
6. Nhà Trần thay nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?
A) Làm cho chế độ phong kiến suy sụp.
B) Tạo điều kiện cho nền quân chủ phát triển vững mạnh.
C)Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh.
D) Chứng tỏ nhà Trần mạnh hơn nhà Lý.
PA: D
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Tổ chức trò chơi: Hộp quà may mắn
Giải thích ý nghĩa câu:
Thời Vua Thái tổ, Thái tông
Thóc lúa đầy đòng trâu chẳng buồn ăn
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
4. Hướng dẫn về nhà
- Sưu tầm một số hình ảnh hoặc câu chuyện của Vua quan nhà Lý trong việc khuyến khích sản xuất.
- Chuẩn bị bài tiếp theo
- Tìm hiểu phần II.Sinh hoạt xã hội và văn hoá
- Những thay đổi về mặt xã hội
- Giáo dục và văn hoá
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 7 ba cột bài Đời sống kinh tế, văn hoá , giáo án chi tiết lịch sử 7 bài Đời sống kinh tế, văn hoá , giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Đời sống kinh tế, văn hoá , giáo án 5 bước lịch sử 7 bài Đời sống kinh tế, văn hoá , giáo án 5 hoạt động lịch sử 7 Đời sống kinh tế, văn hoá