Giáo án lịch sử 7: Bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống . Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn………………………… Ngày dạy…………………………… TIẾT 15, 16 - BÀI 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG I - GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS biết :Nguyên nhân,diễn biến,kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn thứ nhất(1075) - HS hiểu : + Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống. + Cuộc tập kích, tấn công đất Tống năm 1075 của Lý Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng. - HS vận dụng:Vấn đề bảo vệ chủ quyền dân tộc trong giai đoạn hiện nay 2.Kĩ năng: a.Rèn kĩ năng: sử dụng bản đồ, phân tích, nhận xét, đánh giá. b.Năng lực cần hình thành:Tái hiện sự kiện lịch sử,giải quyết vấn đề,thực hành bộ môn 3.Tư tưởng,thái độ - Tiếp tục giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn. - Bồi dưỡng cho HS lòng dũng cảm, lòng nhân ái, tính đoàn kết dân tộc 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Lược đồ: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075). 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở bài tập IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: - Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý (ở trung ương và địa phương). - Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất ? 3.Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Cuối thế kỉ X,năm 981,Lê Hoàn đã đánh tan 2 đạo quân xâm lược Tống ,bảo vệ vững chắc nền độc lập của Đại Cồ Việt và buộc nhà Tống phải giữ hoà hiếu trong một thời gian dài nhưng trong thâm tâm các vua Tống vẫn chưa từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta.Nhân dân Đại Việt đã tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống như thế nào?.Đó chính là nội dung của bài học hôm nay: Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - HS biết :Nguyên nhân,diễn biến,kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn thứ nhất(1075) - HS hiểu : + Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống. + Cuộc tập kích, tấn công đất Tống năm 1075 của Lý Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1(10’) Tìm hiểu âm mưu xâm lược của nhà Tống và chủ trương của nhà Lý Phương pháp :sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân GV: Từ giữa thế kỉ XI,quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã bị cắt đứt bởi nhà Tống có những hành động khiêu khích xâm lược Đại Việt H: Em hãy cho biết tình hình nhà Tống trước khi xâm lược nước ta như thế nào? GV: Phân tích rõ tình hình nhà Tống. H: Để giải quyết khó khăn đó nhà Tống đã làm gì? H: Vậy nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? GV: Nhà Tống muốn dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng, tiến hành xâm lược Đại Việt GV yêu cầu HS đọc trích dẫn đoạn chữ in nghiêng trong SGK phân tích âm mưu của nhà Tống. H: Để đánh chiếm Đaị Việt nhà Tống đã làm gì? H: Chúng xúi giục quân Cham - Pa đánh lên từ phía Nam nhằm mục đích gì? GV: Nhằm làm suy yếu lực lượng của nhà Lý tạo thuận lợi cho cuộc tiến công xâm lược của chúng . Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đối phó bằng cách nào? cô cùng các em tìm hiểu mục 2 Hoạt động 2 (20’) Tìm hiểu sự chuẩn bị của nhà Lý, diễn biến , kết quả của cuộc kháng chiến Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân,nhóm H: Trước âm mưu xâm lược của kẻ thù,nhà Lý đã làm gì? H: Em biết gì về Lý Thường Kiệt hãy giới thiệu vài nét về ông? GV: Giới thiệu vài nét về ông. Theo đề nghị của Lý Thường Kiệt, triều đình mời Lý Đạo Thành, một đại thần có uy tín về làm thái sư cùng bàn việc nước. Từ đây, cả nước tích cực chuẩn bị kháng chiến. H: Những biểu hiện nào chứng tỏ nhà Lý tích cực chuẩn bị kháng chiến? GV: Nêu rõ tình hình: GV: Sử dụng bản đồ chỉ cho HS thấy rõ 2 địa điểm: Ung Châu (Quảng Tây) và Khâm Châu (Quảng Đông): Địa điểm tập kết binh sĩ và kho tàng của địch được chuẩn bị từ lâu. H: Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì? GV: Nêu rõ chủ trương của Lý Thường Kiệt: Chiến lược “Tiên phát chế nhân”. H: Em có suy nghĩ gì về chủ trương này của Lý Thường Kiệt? GV: Phân tích, nhấn mạnh: Đây là chủ trương rất táo bạo, đúng đắn, sáng suốt nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực ngay từ đầu khi chúng chưa đến xâm lược . Đây là cuộc tiến công để tự vệ chứ không phải xâm lược GV: Sử dụng bản đồ tường thuật cuộc tiến công sang đất Tống GV:Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn(5’) H: Tại sao nói đây chỉ là cuộc tiến công để phòng vệ chứ không phải là xâm lược? GV chốt: Vì ta chỉ tấn công vào các căn cứ kho tàng quân sự là nơi quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta. Khi hoàn thành mục đích đó, ta nhanh chóng rút quân về nước. H: Việc chủ động tấn công có ý nghĩa gì? GV: Nhấn mạnh ý nghĩa : -KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp - HS trình bày theo SGK + Ngân khố tài chính nguy ngập + Nội bộ mâu thuẫn + Nhân dân khắp nơi đấu tranh + Bộ tộc người Liêu Hạ quay nhiễu phía bắc -HS trình bày việc làm của nhà Tống -HS trình bày âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống - HS đọc trích dẫn đoạn chữ in nghiêng trong SGK - HS trình bày theo SGK Xúi giục vua Champa đánh lên từ phía nam; phía bắc nhà Tống ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa 2 nước - HS phân tích,đánh giá Làm suy yếu lực lượng của nhà Lý Rèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử. -KN quan sát lược đồ tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp - HS trình bày theo SGK - HS trình bày theo SGK - Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 tại phường Thái Hòa, Thăng Long, là người có chí hướng, ham đọc kinh thư, luyện võ nghệ, có cốt cách tài năng phi thường +23 tuổi được làm quan + Vua Lý Nhân Tông phong làm Thái úy và nhận làm con nuôi -HS trình bày theo SGK Năm 1672 Vua Lý Thánh Tông qua đời. Nhà Tống coi đây là cơ hội tốt để xâm lược Đại Việt nên nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. - HS trình bày Chiến lược “Tiên phát chế nhân”. -HS phân tích,đánh giá - Hs tiếp thu -HS làm việc hợp tác theo nhóm - HS trình bày + Đẩy quân Tống vào thế bị động, tinh thần hoang mang run sợ. + Tạo điều kiện thuận lợi cho ta chuẩn bị kháng chiến mà ta biết trước sẽ xảy ra. Rèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử. *Năng lực cần hình thành:Thực hành bộ môn lịch sử 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. - Xâm lược nước ta nhằm giải quyết những khó khăn trong nước - Bành trướng lãnh thổ 2.Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ: * Chủ trương của nhà Lý: - Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy, chuẩn bị tổ chức kháng chiến. * Hoàn cảnh - Địch :Nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược - Ta : Nhà Lý chủ trương “tấn công trước để tự vệ”. *Diễn biến: - 10 / 1075: Lý Thường Kiệt và Công Đản chỉ huy 10 vạn quân thủy bộ tiến vào đất Tống. + Quân bộ đánh vào Ung Châu. + Quân thủy đánh vào Châu Khâm, Châu Liêm. * Kết quả: - Sau 42 ngày quân ta đã làm chủ thành Ung Châu. *. Ý nghĩa - Làm thay đổi kế hoạch xâm lược và làm chậm lại cuộc tiến công của nhà Tống. - Tạo điều kiện cho quân ta chuẩn bị chiến đấu tốt hơn. TIẾT 2 Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò (Chuẩn kĩ năng cơ bản cần đạt) Nội dung cần đạt (Chuẩn kiến thức cơ bản cần đạt) I.Hoạt động khởi động(5’) Ở tiết trước cô và các em đã được biết về chiến thắng của Lý Thường Kiệt cùng quân sĩ tại Ung Châu . Vậy sau chiến thắng đó quân ta đã chuẩn bị kháng chiến chống Tống như thế nào ?...cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. II.Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới(30’) Hoạt động 1(10’) : tìm hiểu sự chuẩn bị của nhà Lý và sự xâm lược của nhà Tống Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân H: Sau khi rút quân ở Ung Châu Lý Thường Kiệt đã làm gì? GV: Sử dụng bản đồ cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống (1075 - 10077) Trình bày kế hoạch của Lý Thường Kiệt. *Tích hợp giáo dục môi trường GV vận dụng kiến thức liên môn-kiến thức địa lý : Giới thiệu, miêu tả phòng tuyến và cách bố trí 12 chặn địch của Lý Thường Kiệt. H: Vì sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt (Sông Cầu) làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống? GV: Sử dụng lược đồ, phân tích và nhấn mạnh lí do mà Lý Thưường Liệt chọn nơi đây làm phòng tuyến chống giặc: + Vì tất cả các đường bộ từ mạn Đông Bắc, phía Bắc từ Trung Quốc vào Thăng Long đều phải vượt qua Sông Cầu  Nó là một vị trí chặn ngang tất cả các hướng tấn công từ Trung Quốc về Thăng Long. + Sông Cầu là một chiến hào tự nhiên khó vượt qua. H: Sau thất bại ở Ung Châu nhà Tống đã làm gì? GV: Sử dụng lược đồ + Trình bày cuộc tiến quân xâm lược của quân Tống. + Giải thích khái niệm “Dân phu”. + Nhấn mạnh: Quân Tống tràn xuống Phía Nam nhưng đến mạn bắc Sông Cầu chúng bị chặn đứng lại không vào sâu được. Hoạt động 2(20’): tìm hiểu diễn biến , kết quả trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân,nhóm GV: Sử dụng lược đồ: Cuộc chiến đấu tại phòng tuyến Như Nguyệt . Tường thuật các cuộc tiến công của quân Tống. H: Sau 2 lần cố vượt sông thất bại tình hình quân địch như thế nào? GV: H: Tại sao ta không mở cuộc phản công tiêu diệt chúng ngay trong lúc này? GV: Phân tích: Mặc dù quân địch lui về thế phòng ngự song lực lượng của chúng còn đủ mạnh. Do đó ta phải chờ thời cơ thuận lợi khi nào quân địch suy yếu hẳn cả về thế và lực lượng ta mới tấn công tiêu diệt chúng. + Quân Tống lâm vào tình thế chờ đợi, lương thực cạn kiệt không tiếp tế kịp, thời tiết nóng bức , bệnh dịch lan tràn  lực lượng hao mòn. ở vùng sau lưng địch quân ta liên tiếp quấy rối. + Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”, đêm đêm cho người vò đền Trương Hống Hống, Trương Hát cạnh bờ sông ngâm vang bài thơ. H: Theo em việc Lý Thường Kiêt sáng tác thơ cho người ngâm vang bài thơ đó có tác dụng gì? GV vận dụng kiến thức liên môn-kiến thức ngữ văn GV: Nhấn mạnh 2 ý: + Bài thơ có tác dụng động viên trực tiếp tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Thể hiện rõ ý chí quyết tâm của nhân dân ta. + Nó góp phần làm cho tinh thần địch hoang mang sợ hãi.  Thời cơ đã đến, ta phản công GV: Sử dụng bản đồ, tường thuật trực tiếp diễn biến. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm(5’) H: Tại sao quân Tống thua to, lâm vào thế khó khăn, tuỵêt vọng. Ta không tiêu diệt chúng mà lại đề nghị giảng hòa? GV: Phân tích và nhấn mạnh: Đây là một cách đánh giặc chính trị rất độc đáo của Lý Thường Kiệt: Không tiêu diệt toàn bộ quân địch khi chúng ở thế cùng lực kiệt mà giảng hòa. Chủ động giảng hòa khi quyết tâm đánh địch thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Mà còn đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, đảm bảo hòa bình lâu dài, đỡ tốn xương máu. Đúng như lập luận của nhà Lý Dùng biện si để bàn hòa không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo an được tôn miếu . GV: Nêu một số thiệt hại của nhà Tống sau chiến tranh: Quân Tống bị bắt, bị giết “cả thảy không dưới 30 vạn người” . tiêu tốn hơn 5 triệu lạng vàng. H: Vì sao cuộc kháng chiến chống Tống của ta giành thắng lợi? H : ý nghĩa lịch sử ? GV: Nhấn mạnh ý nghĩa  Ghi bảng. * Sơ kết bài học:Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý đã kết thúc thắng lợi. Nhà Tống hoàn toàn từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt, mặc dù sau chiến tranh nhà Tống còn tồn tại mấy trăm năm nữa. -KN quan sát và sử dụng kênh hình và lược đồ,liên hệ,nhận xét -1 HS trình bày theo SGK -Cả lớp quan sát lược đồ và chú ý lắng nghe -1 HS giải thích nguyên nhân Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt (Sông Cầu) làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống + Vì tất cả các đường bộ từ mạn Đông Bắc, phía Bắc từ Trung Quốc vào Thăng Long đều phải vượt qua Sông Cầu -HS trình bày -Cả lớp quan sát lược đồ và lắng nghe Rèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử. -KN quan sát và sử dụng kênh hình và lược đồ,liên hệ,nhận xét -Cả lớp quan sát lược đồ và lắng nghe -1 HS trình bày theo SGK Quân địch lâm vào tình trạng từ thế tiến công chuyển sang phòng ngự - HS giải thích Tại sao ta không mở cuộc phản công tiêu diệt chúng ngay trong lúc này chờ thời cơ thuận lợi khi nào quân địch suy yếu hẳn cả về thế và lực lượng ta mới tấn công tiêu diệt chúng. - HS trình bày ý kiến cá nhân - Cả lớp quan sát lược đồ và lắng nghe -HS hoạt động hợp tác theo nhóm giải thích :Tại sao quân Tống thua to, lâm vào thế khó khăn, tuỵêt vọng. Ta không tiêu diệt chúng mà lại đề nghị giảng hòa Vì: + Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước + Để không làm tổn thương danh dự của nước lớn đảm bảo nền hòa bình lâu dài -HS trình bày nguyên nhân cuộc kháng chiến chống Tống của ta giành thắng lợi + Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta + Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt + Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giẵc ngoại xâm của dân tộc + Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố + Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt -HS trình bày theo SGK Rèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử. *Năng lực cần hình thành:Thực hành bộ môn lịch sử 1.Kháng chiến bùng nổ a)Về phía ta: - Các địa phương chuẩn bị bố phòng. - Bố trí lực lượng chặn địch (Quân dân miền núi). - Xây dựng phòng tuyến Sông Như Nguyệt (S.Cầu - Yên Phong - Hà Bắc). - Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy. b. Về phía địch - Cuối 1076: nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ ,bộ tiến vào nước ta - Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt sâu vào được 2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. a) Diễn biến: - Địch 2 lần cố vượt sông nhưng đều thất bại. - Lý Thường Kiệt làm thơ để động viên quân sĩ. - Cuối xuân 1077: Quân ta vượt sông tấn công  Quân Tống thua to. - Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa. Quách Quỳ chấp thuận rút quân về nước Kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. b. Nguyên nhân thắng lợi: - Nhà Tống gặp nhiều khó khăn đối nội, đối ngoại. Nước Đại Việt đang vững mạnh. - Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Lý Thường Kiệt. - Tinh thần đoàn kết dân tộc, dũng cảm trong chiến đấu. c. Ý nghĩa lịch sử - Buộc Quân Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. - Bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc . HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử 1. Nhà Tống đã giải quyết những khó khăn giữa thế kỉ XI như thế nào? A) Đánh hai nước Liêu - Hạ. B) Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ. C) Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ. D) Tiến hành cải cách, củng cố đất nước. PA: B 2. Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt? A) Do nhà Lý không cháp nhận tước vương của nhà Tống. B) Do sự xúi giục của Cham-pa. C)Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu – Hạ ở biên cương D) Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh. PA: C 3. Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì? A) Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống. B) Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt. C) Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. D)Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. PA:D 4. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào? A) Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. B)Thương lượng, đề nghị giảng hòa. C) Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh. D) Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ. PA:B 5. Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa? A) Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống. B) Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân. C)Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc. D) Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. PA: C HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Cho HS thảo luận: + Hãy nêu nhận xét về cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Sưu tầm một số hình ảnh cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý * Bài tiếp theo Ôn tập các bài đã học trong chương I và II chuẩn bị cho tiết làm bài tập lịch sử

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 7 ba cột bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống , giáo án chi tiết lịch sử 7 bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống , giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống , giáo án 5 bước lịch sử 7 bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống , giáo án 5 hoạt động lịch sử 7 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Giải bài tập những môn khác