Giáo án lịch sử 7: Bài Chế độ phong kiến nhà Nguyễn phần 1
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn phần 1. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..
CHƯƠNG VI: VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XIX
TIẾT 59 - BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
I-TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ-KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết:Sự thành lập nhà Nguyễn
- HS hiểu:các chính sách về kinh tế,chính trị của nhà Nguyễn và tác động của nó tới tình hìnhchính trị và kinh tế của xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX
- HS vận dụng:Đánh gía về các chính sách của nhà Nguyễn
2.Kĩ năng:
a.Rèn kĩ năng: nhận xét, sưu tầm tranh ảnh, vẽ lược đồ.
b.Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa
3.Tư tưởng,thái độ
- HS thấy rõ chính sách của nhà Nguyễn không phù hợp với yêu cầu Lịch Sử không phát triển.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn,tranh ảnh về quân đội thời Nguyễn
- Bảng phụ
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài củ
• Trình bày trên bảng đồ “chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa” của Quang Trung?
• Vì sao Quang Trung đánh tan được quân Thanh?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
? Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung?
GV: Sự ra đi của Quang Trung là một tổn hại lớn cho đất nước.thái tử Quang Toản còn nhỏ tuổi,không đủ trí và lực để điều hành công việc quốc gia,nội bộ Tây Sơn lại suy yếu.Lợi dụng cơ hội đó,Nguyễn ánh đã lật đổ triều đại Tây sơn,thiết lập chế độ phong kiến nhà Nguyễn.Tình hình chính trị,kinh tế dưới triều Nguyễn như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - HS biết:Sự thành lập nhà Nguyễn
- HS hiểu:các chính sách về kinh tế,chính trị của nhà Nguyễn và tác động của nó tới tình hìnhchính trị và kinh tế của xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1(17’): tìm hiểu những biện pháp nhà Nguyễn thi hành để lập lại chế độ PK tập quyền
GV dẫn dắt : Sự suy yếu của triều đại Tây Sơn ( QTrung mất , QToản lên ngôi không đủ sức gánh vác công việc đất nước . Năm 1793 Quang Toản chiếm Quy Nhơn khiến Nguyễn Nhạc uất ức mà chết . Mâu thuẫn nội bộ triều Tây Sơn ngày càng tăng 1 số người chạy theo Nguyễn ánh
H: Nhân cơ hội triều đại Tây Sơn suy yếu , Nguyễn ánh đã làm gì ?
GVchỉ lược đồ + giảng diễn biến
H: Tại sao Nguyễn ánh đánh bại được triều Tây Sơn.
GV: Nội bộ triều đại Tây Sơn suy yếu, (>< lục đục)
+ Nguyễn ánh được sự giúp sức của Pháp.
H: Sau khi đánh bại triều Tây Sơn Nguyễn ánh đã làm gì?
H: Nhà Nguyễn đã làm gì để củng cố lại chế độ phong kiến tập quyền?
GV giảng: Cách tổ chức bộ máy chính quyền trung ương, địa phương
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
GV: Sử dụng lược dồ các đơn vị hành chính Việt nam thời Nguyễn.
+ Yêu cầu HS kể một số tỉnh và phủ trực thuộc.
H: Em có nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính thời Nguyễn?
H: Vua Gia Long chú trọng củng cố luật pháp như thế nào?
H: Nhà Nguyễn đã thi hành những biện pháp gì để củng cố quân đội.
GV: Hướng dẫn HS quan sát H.32 . 63 (SGK).
H: Em có nhận xét gì về quan và lính thời Nguyễn ?
H: Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn như thê nào?
H: Chính sách đó đã dẫn đến hậu quả gì?
GV : Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn(5’)
H: Em có nhận xét gì về chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Nguyễn ?
Hoạt động 2(18’) tìm hiểu những biện pháp nhà Nguyễn thi hành để lập lại chế độ PK tập quyền
H: Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta đầu TK XIX như thế nào?
H: Trước tình hình đó,nhà Nguyễn có biện pháp gì?
H: Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào?
H: Mặc dù diện tích canh tác tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong tại sao?
H: Thời Nguyễn có quan tâm tu sửa đê điều không?
H: Vì sao việc đắp đê gặp nhiều khó khăn như vậy?
GV: Nhấn mạnh: Kinh tế nông nghiệp ngày càng sa sút, không phát triển được.
H: Thủ công nghiệp thời Nguyễn có đặc điểm gì?
GV bổ sung : Thời kì này còn xuất hiện các dòng tranh như Đông Hồ , Hàng Trống
GV: gọi HS đọc phần chữ in nghiêng.
H: Qua nhận xét đó em có suy nghĩa gì về tài năng của thợ thủ công nước ta đầu TK XIX?
GV : Mặc dù vậy thủ công nghiệp vẫn không phát triển được .
H: Mặc dù có nhiều tiềm lực như vậy nhưng tại sao thủ công nghiệp không phát triển được?
GV: kênh hình về Thương cảng Hội An – thế kỉ XVIII
Cho HS đọc SGK.
H: Em có nhận xét gì về hoạt động buôn bán trong nước?
GV: + Thương cảng Hội An đông vui tấp nập, thuyền bè trên biển như mắc cửi . Gần bờ có những điếm canh quản lý các hoạt động buôn bán ven biển.
H: Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn được thể hiện như thế nào?
GV : Các nước Anh , Mĩ nhiều lần xin thông thương nhưng đều bị từ chối . Ngay cả việc buôn bán với người Pháp cũng bị chấm dứt
H : Bằng hiểu biết của mình em hãy nêu 1 vài nét về các nước phương Tây ở thế kỉ XVIII?
H : Nếu ở thời điểm đó nhà Nguyễn chấp nhận làm ăn với người phương Tây thì sẽ có tác dụng gì ?
GV nhấn mạnh: Qua đó chúng ta thấy được rằng việc nhà Nguyễn không làm ăn với người phương Tây chính là bước rào cản kìm hãm sự phát triển kinh tế ( không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử ) Hoạt động 1(17’): tìm hiểu những biện pháp nhà Nguyễn thi hành để lập lại chế độ PK tập quyền
-HS hoạt động cá nhân trả lời
-HS quan sát và lắng nghe
Lợi dụng sự suy yếu của nhà Tây Sơn Nguyễn ánh tăng cường các cuộc tấn công . Nhân dân lao động không còn tin tưởng vào Tây Sơn như trước ,chiến tranh loạn lạc xảy ra liên tục -- > nhân dân cực khổ , chán nản , còn bọn địa chủ quan lại cũ thì mong chờ Nguyễn ánh kéo ra . năm 1801 lợi dụng lúc Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đang vây đánh Quy Nhơn Nguyễn ánh tấn công Huế – Phú Xuân
-HS hoạt động cặp đôi trả lời
-HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS hoạt động cá nhân trả lời
-HS hoạt động cá nhân trả lời
Đây là lần đầu tiên trên một lãnh thổ thống nhất, các tổ chức hành chính được sắp đặt 1 cách chính quy như vậy
-HS hoạt động cá nhân trả lời
-HS hoạt động cá nhân trả lời
-Quan sát và nhận xét
+ Quan võ thời Nguyễn mình mặc áo bào ngồi trên lưng ngựa, có lọng che rất oai phong
+ Lính cận vệ được trang bị đầy đủ về khí giới, quân phục đồng bộ. Điều đó chứng tỏ nhà nước rất quan tâm củng cố quân đội.
-HS hoạt động cá nhân trả lời
-HS hoạt động cá nhân trả lời
HS: Thúc đẩy thực dân Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.
-HS hoạt động nhóm bàn
-Đại diện nhóm trình bày
Hoạt động 2(18’) tìm hiểu những biện pháp nhà Nguyễn thi hành để lập lại chế độ PK tập quyền
-HS hoạt động cá nhân trả lời
-HS hoạt động cá nhân trả lời
-HS hoạt động cá nhân trả lời
-HS hoạt động cặp đôi trả lời
HS: Vì: Ruộng đất bỏ hoang nhiều.
+ Bọn địa chủ cường hào vẫn cướp ruộng đất của nông dân.
+ Chế độ quân điền không còn tác dụng.
-HS hoạt động cá nhân trả lời
-HS hoạt động cặp đôi trả lời
HS: Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến Hạn hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra.
-HS hoạt động cá nhân trả lời
-HS hoạt động cá nhân trả lời
HS: -Thông minh, cần cù, sáng tạo, tay nghề cao.
- Bước đầu làm quen với một số thành tựu KH – KT mới ở phương Tây.
-HS hoạt động cặp đôi trả lời
HS: Vì: Thợ giỏi bị bắt vào các xưởng của nhà nước mai một tài năng.
- Các mỏ khoáng sản khai thác thất thường, sa sút.
- Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.
HS: - Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị tứ
- Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú.
-HS quan sát và nhận xét
-HS hoạt động cá nhân trả lời
HS : đã hoàn thành CMCN -- > kinh tế phát triển
-HS hoạt động cá nhân trả lời
HS : học hỏi được các kĩ thuật hiện đại . ứng dụng được các phát minh vào sản xuất -- > phát triển kinh tế , phát triển đất nước
-Nhận xét,đánh giá
=>Hình thành năng lực: Thực hành bộ môn 1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ PK tập quyền.
* Về chính sách đối nội
- 1802, Nguyễn ánh đặt niên hiệu là Gia Long, thành lập nhà Nguyễn, lấy Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.
- 1806 lên ngôi hoàng hoàng đế lập lại chế độ quân chủ chuyên chế:
- Về luật pháp 1815: Nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long.
- Về Quân đội:
- Quan tâm củng cố quân đội.
* Chính sách đối ngoại
+ Thần phục nhà Thanh.
+ đóng cửa với các nước phương tây
2. Kinh tế dưới triều Nguyễn.
a. Nông nghiệp:
- Chú trọng khai hoang
- Lập lại chế độ quân điền-->không có tác dụng
- Đê điều không được quan tâm tu sửa.
-- > Kinh tế nông nghiệp ngày càng sa sút
b. Thủ công nghiệp
- >TCN có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm.
c. Thương nghiệp:
- Nội thương: Buôn bán phát triển.
- Ngoại thương: Hạn chế buôn bán với người phương Tây.
Sơ kết bài học: Tóm lại những chính sách của nhà Nguyễn còn nhiều hạn chế, Nguyễn không phù hợp với yêu cầu Lịch Sử không phát triển.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
• Những hạn chế trong việc cai trị đất nước của Triều Nguyễn.
• Hậu quả của những hạn chế đó?
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Sưu tầm một số tranh ảnh về thương cảng Hội An
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
4. Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị bài tiếp theo: Tìm hiểu phần II – Bài 27.
+ Đời sống của nhân dân dưới triều Nguyễn như thế nào?
+Các cuộc nổi dậy:
Mục tiêu,người lãnh đạo,thành phần tham gia ,kết quả
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 7 ba cột bài Chế độ phong kiến nhà Nguyễn phần 1, giáo án chi tiết lịch sử 7 bài Chế độ phong kiến nhà Nguyễn phần 1, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Chế độ phong kiến nhà Nguyễn phần 1, giáo án 5 bước lịch sử 7 bài Chế độ phong kiến nhà Nguyễn phần 1, giáo án 5 hoạt động lịch sử 7 Chế độ phong kiến nhà Nguyễn phần 1