Giáo án lịch sử 7: Bài Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..
CHƯƠNG III:NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN
(THẾ KỈ XIII-XIV)
TIẾT 22 - BÀI 13 :NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết:Sự thành lập nhà Trần, tổ chức bộ máy nhà nước,quân đội,kinh tế và văn hoá,giáo dục thời Trần
- HS hiểu: Những nét chính về chính trị,kinh tế,xã hội cuối thời Lý dẫn tới sự sụp đổ của triều đại nhà Lý,Trần Cảnh lên ngôi vua thiết lập triều đại nhà Trần
- HS vận dụng:Nhà nước ta hiện nay
2.Kĩ năng:
a.Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ,phương pháp so sánh,đối chiếu
b.Năng lực cần hình thành:Tái hiện sự kiện,hiện tượng lịch sử,giải quyết vấn đề,thực hành bộ môn.
3.Tư tưởng,thái độ
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước,tự hào dân tộc,biết ơn tổ tiên và ý thức kế thừa truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho HS
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Giáo án điện tử,máy chiếu
2. Học sinh
- Học bài cũ
- Đọc-trả lời câu hỏi SGK
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
H:Em hãy cho biết nhà Lý thành lập vào năm nào?Em có nhận xét gì về nước Đại Việt thời Lý?
3.Dạy và học bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV : Nhà Lý khi mới thành lập,vua quan rất chăm lo đời sống nhân dân,chăm lo đến việc phát triển đất nước.Vì vậy nhân dânhăng hái tham gia sản xuất và đạt được nhiều thành tựu về kinh tế,chính trị,văn hoá,xã hội.Nhưng đến cuối thế kỉ XII,nhà Lý lâm vào khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi của nhà Lý đã đưa đến sự thành lập nhà Trần tạo điều kiện để Đại Việt tiếp tục phát triển và đạt được nhiều
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - HS biết:Sự thành lập nhà Trần, tổ chức bộ máy nhà nước,quân đội,kinh tế và văn hoá,giáo dục thời Trần
- HS hiểu: Những nét chính về chính trị,kinh tế,xã hội cuối thời Lý dẫn tới sự sụp đổ của triều đại nhà Lý,Trần Cảnh lên ngôi vua thiết lập triều đại nhà Trần
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(5’): tìm hiểu hoàn cảnh thành lập nhà Trần.
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
GVdẫn: Từ cuối TK XII ,nhà Lý ngày càng suy yếu trầm trọng.
H: Vậy nguyên nhân nào làm cho nhà Lý suy yếu?
GVchiếu: Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã ghi lại sự ăn chơi sa đọa của vua quan nhà Lý.Gọi HS đọc phần chữ in nghiêng/SGK .
GV giảng:Vương triều nhà Lý đã có công làm cho nước ta cường thịnh ở thế kỉ XI-XII.Nhưng từ đời Anh Tông về sau,chính sự dần sút kém,các vua lên ngôi đều nhỏ tuổi và đều chết yểu,quyền hành nằm trong tay ngoại thích.Đến đời vua thứ 8 là Lý Huệ Tông từ lâu đã phát cuồng,không có con trai.7/1225 nhường ngôi cho con gái là Chiêu Hoàng.Lợi dụng cơ hội đó,quan lại tranh cướp quyền hành,bóc lột nhân dân.
H: Những việc làm trên của vua, quan nhà Lý dẫn đến hậu quả gì?
GVchốt: H: Trước tình hình một số thế lực phong kiến ở địa phương nổi dậy , nhà Lý đã làm gì?
GV:Các sử gia đã ghi lại việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.Gọi 1 HS đọc phần in nghiêng/SGK
GV nhận xét và chốt: Nhà Lý đã rơi vào bước đường suy vong của không thể cứu vãn.Nhân dân đã mất niềm tin vào nhà Lý.Họ Trần là một thế lực lớn trong triều đình,có nhiều người tài giỏi và có công lao lớn.Nhà Trần thành lập là cần thiết trong hoàn cảnh lịch sử Đại Việt lúc bấy giờ. Cuộc thay đổi triều đại diễn ra trong hoàng cung và triều đình mà hầu như không có tác động gì xáo trộn,không ảnh hưởng lan xa.
GV chiếu 8 đời vua nhà Lý:Như vậy nhà Lý tồn tại 215 năm trải qua 8 đời vua.
GV chuyển:Sau khi lên nắm chính quyền,nhà Trần đã bắt tay ngay vào việc dẹp yên nội loạn và xây dung bộ máy chính quyền,cô trò chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
Hoạt động 2(8’): tìm hiểu những việc làm của nhà Trần để củng cố chế độ PK
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
GV:Chiếu lược đồ chỉ địa giới lãnh thổ Đại Việt thời Trần
H: Bộ máy chính quyền thời Trần được tổ chức như thế nào?
GV: Chiếu và giới thiệu sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước quan lại thời Trần.
Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp:
+ Triều đình.
+ Các đơn vị hành chính trung gian.
+ Các cấp hành chính cơ sở là xã.
Đứng đầu triều đình là Vua,các vua thường truyền ngôi sớm cho con và xưng là Thái thượng hoàng nhằm tránh những vụ tranh chấp ngôi vị và cũng để cho vua trẻ điều khiển chính quyền vững vàng.Các chức đại thần văn,võ do người họ Trần nắm giữ.Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan và một số chức quan.Cả nước chia làm 12 lộ,dưới lộ là phủ,châu,huyện,xã.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn(5’)
H: Qua tìm hiểu em thấy bộ máy chính quyền thời Trần có gì giống và khác với thời Lý?
GVchốt: -Giống nhau:tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Điểm khác thời Lý: Nhường ngôi cho con sớm tự xưng là Thái Thượng Hoàng cùng các con cai quản đất nước.
+ Các chức quan đại thần do người trọng họ nắm giữ.
+ Đặt thêm một số cơ quan và chức quan CM.
+ Chia nước làm 12 lộ.
Tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị hành chính thời Trần được tổ chức có quy củ và đầy đủ hơn thời Lý .
GV chuyển:Sau khi dẹp yên nội loạn và xây dựng bộ máy nhà nước mới.Để ổn định tình hình xã hội ,nhà Trần đã ban hành bộ luật mới.Để tìm hiểu về pháp luật nhà Trần cô trò chúng ta cùng tìm hiểu phần 3.
Hoạt động 3 (5’) tìm hiểu về pháp luật thời Trần
Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
GV: Thời Trần nhà nước chú trọng sửa sang luật pháp và đã ban hành bộ luật mới: Quốc Triều Hình Luật.
H: Em hãy nêu những nét chính của bộ luật: Quốc Triều Hình Luật?
H: Qua tìm hiểu em thấy pháp luật thời Trần có điểm gì giống và khác nhau với thời Lý?
GV chốt:
GV chuyển: Nhà Trần một mặt nhanh chóng ổn định tình hình chính trị,xã hội,xây dựng chính quyền mới,mặt khác tổ chức lại quân đội và củng cố quốc phòng
Hoạt động 4(6’)tìm hiểu những việc làm của nhà Trần để củng cố quânđội , quốc phòng
Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
H: Vì sao khi mới thành lập ,nhà Trần rất quan tâm tới việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?
GVchốt:
H: Quân đội nhà Trần được tổ chức như thế nào? Được tuyển chọn ra sao?
GV chiếu phần chữ in nghiêng trong SGK về quân đội thời Trần.
H: Vì sao nhà Trần chỉ tuyển chọn những thanh niên khỏe mạnh ở quê họ Trần để vào Cấm Quân?
GV: Nhấn mạnh:
*Tích hợp với bộ môn ngữ văn
GV:Ngoài ra các vương hầu được phép chiêu mộ quân riêngkhi được nhà vua cho phép như trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2 Trần Quốc Toản chiêu tập gia nô tham gia kháng chiến với lá cờ thêu 6 chữ vàng: “Phá cường địch,báo hoàng ân.”
H: Quân đội thời Trần được tuyển chọn theo chủ trương, chính sách nào?
GV: Chiếu và giảng về chính sách “ngụ binh ư nông”
Chủ trương đó được đúc kết trong câu nói nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn “Lấy đoản binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình thần đoàn kết trong quân đội và khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”Điều đó được minh chứng trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên.
GV:Chiếu hình 27/SGK:Hình chiến binh thời Trần
H:Quan sát hình vẽ,em có suy nghĩ gì về quân đội thời Trần?
H: Quân đội thời Trần có gì giống và khác so với thời Lý?
GV chốt:
H: Để củng cố quốc phòng nhà Trần còn làm gì?
GV chuyển:Bên cạnh việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng,nhà Trần còn chú trọng đến phục hồi và phát triển kinh tế.
Hoạt động 5(6’)Tìm hiểu tình hình kinh tế dưới thời Trần
Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
H: Để phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp ,Nhà Trần đã có biện pháp, chủ trương gì ?
*Tích hợp Giáo dục và bảo vệ môi trường
GV chiếu: Để đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang ,nhà Trần đã cho phép vương hầu,quý tộc,công chúa chiêu tập dân binh khẩn hoang.
H: Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp của nhà Trần?
GV chiếu:Cảnh đắp đê dưới thời Trần và nhấn mạnh các chủ trương, biện pháp trên rất phù hợp và kịp thời nhằm phục hồi, phát triển sản xuất nông nghiệp.
GV liên hệ và chiếu hình ảnh một đoạn đê sông Hồng:Ngày nay,Đảng và nhà nước ta rất quan tâm tới công tác thủy lợi.
GVchuyển ý: Nông nghiệp phát triển Tạo điều kiện cho TCN và TN phát triển.
H: Em hãy trình bày tình hình sản xuất thủ công ngiệp nước ta thời kì này?
GV chiếu: H.28 (SGK/T54): Giới thiệu sản phẩm thủ công nổi tiếng:ấm gốm men nâu là loại gốm đàn,kiểu dáng to khỏe,cốt gốm dầy dặn.Trang trí hoa văn theo lối khắc vẽ.Đây là vật dụng dùng trong sinh hoạt phổ biến thời Lý -Trần.
GV Tích hợp với môn giáo dục công dân:Chúng ta phải biết bảo tồn di sản văn hóa.
H: Vậy em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp nước ta thời Trần ở TK XIII?
GVchốt:
H: Tình hình thương nghiệp có điểm gì đáng chú ý?
GV: Miêu tả kinh thành Thăng Long lúc bấy giờ: 61 phố phường hoạt động đông vui.Thời vua Trần Anh Tông những người thi đỗ đầu kỳ thi được nhà vua cho đi dạo phố ở Thăng Long, 3 ngày xem mới hết.
GV:chiếu hình ảnh Vân Đồn và nhấn mạnh: Vân Đồn vẫn là nơi buôn bán sầm uất với thuyền buôn nước ngoài.
H: Vậy em có nhận xét gì về tình hình thương nghiệp thời Trần ở TK XIII?
GV: Nhấn mạnh: Phát triển mạnh
GV Sơ kết bài học:Nhà Trần thay nhà Lý thực hiện nhiều chủ trương và biện pháp tích cực cùng với tinh thần lao động cần cù,sáng tạo của nhân dân đã đưa Đại Việt ở thế kỉ XIII trở thành một quốc gia hùng cường.
-KN quan sát lược đồ tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp
-1 vài HS trình bày hiểu biết cá nhân(nguyên nhân nhà Lý suy yếu)
Quan lại ăn chơi sa đọa, chính quyền không quan tâm đến đời sống của nhân dân
-1HS đọc SGK
- HS trình bày theo SGK những hậu quả
Hạn hán, lụt lội, mất mùa xảy ra liên miên. Nhân dân cực khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh
-HS trìnhbày:tóm tắt sự kiện lịch sử
Đời vua thứ 8, Lý Huệ Tông chỉ sinh được con gái và mắc bệnh cuồng nên phải nhường ngôi cho con gái Lý Chiêu Hoàng. Lợi dụng cơ hội đó, các đại thần trong triều tranh chấp quyền hành. Quan lại bên dưới quay nhiễu bóc lột nhân dân không chăm lo đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của dân
-1 HS đọc phần chữ in nghiêng.
-HS quan sát nhận biết 8 đời vua nhà Lý
-KN quan sát lược đồ tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp
-HS quan sát xác định được địa giới lãnh thổ Đại Việt thời Trần.
gồm 3 cấp:
+ Triều đình.
+ Các đơn vị hành chính trung gian.
+ Các cấp hành chính cơ sở là xã.
-HS quan sát,nhận biết sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần.
-HS làm việc hợp tác theo nhóm :so sánh bộ máy thời Trần và thời Lý.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Giống nhau:tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Điểm khác thời Lý: Nhường ngôi cho con sớm tự xưng là Thái Thượng Hoàng cùng các con cai quản đất nước.
-KN quan sát lược đồ tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp
-1-2HS trình bày :tóm tắt SGK
-2-3 HS so sánh pháp luật thời Trần và thời Lý.
+Giống: Bảo vệ vua, kinh thành, sản xuất nông nghiệp.
+Khác: Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
Quy định việc mua bán ruộng đất.
-KN quan sát lược đồ tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp
-HS động não,phát triển tư duy lô gic:1 vài HS trình bày hiểu biết cá nhân.
vì nước ta luôn đứng trước nguy cơ ngoại xâm nhất là thời kì đế quốc Mông-nguyên đang mở rộng xâm lược
-1 vài HS trình bày:tóm tắt SGK
-1 vài HS trình bày hiểu biết cá nhân
Nhằm tăng độ tin cậy trong đội quân bảo vệ triều đình và nhà vua.
-1 vài HS trình bày theo SGK
Chiếu và giảng về chính sách “ngụ binh ư nông”
-HS quan sát tranh
-2-3 HS trình bày suy nghĩ cá nhân
-2-3 HS nhận xét ,so sánh
+ Giống: Quân đôi gồm 2 bộ phận: được tuyển theo chính sách “Ngụ Binh ư Nông”
+ Khác: Cấm Quân: Được tuyển thanh niên khỏe mạnh ở nhà Trần; chủ trương “Cốt tinh nhuệ không cốt đông”.
-1 vài HS trình bày theo SGK
-KN quan sát lược đồ tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp
-1 vài HS trình bày:tóm tắt SGK
-2-3 HS nhận xét về chủ trương phát triển nông nghiệp
- Ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trước
-HS quan sát và liên hệ thực tế.
Thời Trần, ngoài các ngành thủ công truyền thống phổ biến, còn có hai ngành thủ công đặc sắc:
+ Đóng thuyền bè lớn để đi biển hoặc chiến đấu. Thuyền có hai lớp, lớp dưới từ 20đến 25 người chèo, lớp trên dành cho người đánh cá hoặc chiến sĩ
+ Chế tạo các loại súng lớn
-1 vài HS trình bày theo SGK
Đang từng bước phục hồi và phát triển mạnh, đạt trình độ kỹ thuật ngày càng cao.
-HS quan sát tranh ảnh.
Buôn bán tấp nập, chợ mọc lên mọc lên ở mọi nơi:
+ Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước
Dẫn chứng: “ Trên sông san sát thuyền bè. Mỗi thuyền có tới 30 người chèo, có khi tới hàng trăm người lướt nhanh như bay”
+ Vân Đồn là nơi trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài
-2-3 HS nhận xét
-1-2 HS trình bày theo SGK
Rèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử.
*Năng lực cần hình thành:Thực hành bộ môn lịch sử
I.Nhà Trần thành lập.
1. Nhà Lý sụp đổ.
- Từ cuối TK XII, nhà Lý ngày càng suy yếu
- 12/1226: Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.
Nhà Trần thành lập.
2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền.
- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp:
+ Triều đình.
+ Các đơn vị hành chính trung gian.
+ Các cấp hành chính cơ sở là xã.
3. Pháp Luật thời Trần.
- Ban hành bộ luật mới:
Quốc Triều Hình Luật.
+ Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
+ Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.
- Đặt cơ quan Thẩm Hình Viện để sử kiện.
- Vua để chuông ở điện Long Trì cho dân đến kêu oan khi cần.
II. Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế
1. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.
* Xây dựng quân đội:
- Gồm có Cấm Quân và quân ở các lộ .
- Quân đội tuyển dụng theo chính sách “Ngụ Binh ư Nông”.
+ Chủ Trương: “Quân cốt tinh nhuệ không cốt đông”.
- Quân lính được học tập binh pháp, luyện tập võ nghệ .
* Củng cố quốc phòng.
- Cử nhiều tướng giỏi cầm quân đánh giữ các vị trí hiểm yếu.
- Vua Trần đi tuần tra việc bố phòng.
1. Phục hồi và phát triển kinh tế.
* Nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh khai hoang.
+ Đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh.
+ Đặt chức Hà Đê Sứ.
Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển
* Thủ Công Nghiệp phát triển.
- Khuyến khích các xưởng thủ công nhà nước sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí
- Các nghề thủ công dân gian có nhiều ngành nghề: Đúc đông, làm giấy…
* Thương Nghiệp:
- Chợ búa nông thôn mọc lên nhiều.
- Kinh thành Thăng Long: 61 phố phường tấp nập, đông vui.
- Buôn bán với nước ngoài phát triển.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
1. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần?
2. Em hãy nêu những chủ trương và biện pháp xây dung quân đội,củng cố quốc phòng của nhà Trần?
3. Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế ?
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV:Tổ chức trò chơi giải ô chữ
H A Đ Ê S Ư
T H Ă N L O N G
Q U Â N Đ I A P H U O N G
V Â N Đ Ô N
N A O V E T K E N H
-Từ hàng ngang số 1(6 chữ cái):Quan trông coi việc đắp đê
- Từ hàng ngang số 2(9 chữ cái):Trung tâm kinh tế thời Trần
- Từ hàng ngang số 3(13 chữ cái):một bộ phận của quân đội thời Trần
- Từ hàng ngang số 4(6 chữ cái):Trung tâm buôn bán với nước ngoài,tàu bè qua lại đông đúc
- Từ hàng ngang số 5(10 chữ cái):Biện pháp tưới tiêu cho đồng ruộng
- Từ hàng dọc(5 chữ cái):Là việc làm thể hiện sự quan tâm của nhà Trần đến công tác thủy lợi
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Đọc và tìm hiểu bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên phần I:
- Âm mưu xâm lược Đại việt của Mông Cổ
4. Hướng dẫn về nhà
- Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến như thế nào?
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 7 ba cột bài Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII, giáo án chi tiết lịch sử 7 bài Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII, giáo án 5 bước lịch sử 7 bài Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII, giáo án 5 hoạt động lịch sử 7 Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII