Giáo án VNEN bài Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời Lý, Trần, Hồ ( thế kỉ XI-Đầu thế kỉ XV)
Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời Lý, Trần, Hồ ( thế kỉ XI-Đầu thế kỉ XV). Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh
Bài 18 - Tiết 37,38,39,40,41:
CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM THỜI LÝ, TRẦN, HỒ (THẾ KỈ XI – ĐẦU THẾ KỈ XV)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm tiêu biểu thời Lý, Trần, Hồ.
- Nêu và giải thích được nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong các cuộc kháng chiến.
- Trình bày được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc kháng chiến.
2. Kĩ năng:
- Đánh giá được vai trò của các anh hùng dân tộc gắn liền với các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày diễn biến cuộc kháng chiến trên sơ đồ, lược đồ lịch sử, kĩ năng liên hệ, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, kĩ năng phân tích rút ra bài học lịch sử.
3. Thái độ:
- Nâng cao lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc có công lao trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Tái hiện sự kiện hiện tượng nhân vật lịch sử.
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa.
- Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử.
- Thể hiện thái độ xúc cảm hành vi. Sử dụng ngôn ngữ lịch sử để thể hiện chính kiến của mình.
- Vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những tình huống thực tiễn.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
+ Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (Thể kỉ XIII)
+ Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược đầu thế kỉ XV của nhà Hồ.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt.
- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ.
- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên.
- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động: Đọc đoạn thông tin sách hướng dẫn và quan sát hình 1,2 cho biết các thông tin đó gợi cho em nhớ đến những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nào của dân tộc ta?
+ GV tổ chức HS hoạt đông cá nhân.
+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý, 3 lần chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần và kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ.
Từ khi đất nước ta xây dựng nền độc lập tự chủ dưới thời Ngô- Đinh- Tiền Lê các triều đại phong kiến Việt Nam đều rất quan tâm tới mối quan hệ bang giao với các nước láng giềng (TQ). Song từ thế kỉ XI mối quan hệ đó ngày càng xấu đi bởi nhà Tống có âm mưu và hành động xâm lược, vì vậy nhân dân Đại Việt phải khẩn trương tiến hành chuẩn bị kháng chiến chống xâm lược, cuộc kháng chiến...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( 1075-1077)
GV: Từ giữa thế kỉ XI, Nhà Tống lâm vào tình trạng khủng hoảng:
- Khó khăn tài chính.
- Nội bộ mâu thuẫn.
- Nhân dân nổi dậy, Liêu, Hạ quấy phá.
? Để giải quyết tình hình khó khăn đó nhà Tống đã có âm mưu gì?
? Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược nhà Tống đã làm gì?
GV: Hơn nữa trên đất nước ta lúc này, vua Lý Thánh Tông vừa mất 1072, đây là cơ hội để chúng tiến hành xâm lược.
? Đứng trước âm mưu của kẻ thù nhà Lý đối phó bằng cách nào?
? Lý Thường Kiệt là người như thế nào?
- Họ Ngô tên Tuấn “tươi đẹp lạ thường”. Sinh 1019 phường Thái Hoà - Thăng Long, ham học binh thư, giỏi võ nghệ cất cánh tài năng phi thường, 23 tuổi làm quan. Lý Thái Tông nhận làm con nuôi đổi họ Lý.
- 6/1105 mất, thọ 86 tuổi, trước khi mất 1 năm ông vẫn là 1 vị tướng:
+ Là người trung quân, ái quốc
+ Đập tan âm mưu xâm lược Tống, Chăm Pa.
- Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị kháng chiến:
+ Tập luyện, sẵn sàng chiến đấu.
+ Tuyển thêm binh lính
+ Phong chức tước cho các tù trưởng
GV: Việc phong chức tước cho các tù trưởng làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống. Ngoài ra Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đem quân tiến công đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.
? Trước tình hình quân Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì?
? Em có suy nghĩ gì về chủ trương của Lý Thường Kiệt?
- Táo bạo, độc đáo, sáng tạo, diệt giặc từ đầu-> Tống không kịp trở tay.
? Mục tiêu tiến công của Lý Thường Kiệt là ở những địa điểm nào?
- Nơi tập trung binh lương: Châu Ung và Châu Khâm, Châu Liêm.
? Cuộc tiến công vào đất Tống diễn ra như thế nào?
? Kết quả?
? Tại sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ?
Vì ta chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự, sau khi đạt được mục đích ta rút về nước.
? Việc chủ động tấn công của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?
GV: Với thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt đã trở thành kiệt tướng của Đại Việt ở thế kỉ XI.
- Sau khi Lý Thánh Tông mất, Lý Nhân Tông mới 7 tuổi, vương phi Ỷ Lan nhiếp chính cùng với sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt đất nước ta liên tiếp giành thắng lợi trong những lần kháng chiến chống Tống sau này.
GV: Sau khi tiến công vào đất Tống phá huỷ kho binh lương của chúng, Lý Thường Kiệt đã rút ngay quân về nước gấp rút xây dựng lực lượng, chuẩn bị bố phòng những nơi hiểm yếu, những việc làm đó đã đem lại kết quả như thế nào trong cuộc kháng chiến?
? Sau khi rút quân khỏi Ung châu, LTK đã làm gì?
GV: Dự kiến địch kéo vào theo 2 hướng, LTK đã bố trí:
+ Một đạo chặn quân giặc ở vùng biển Quảng Ninh, không cho thuỷ quân địch vượt qua.
+ Đường bộ bố trí dọc chiến tuyến sông Cầu qua đoạn Như Nguyệt và XD chiến tuyến Như Nguyệt không cho giặc vào sâu.
+ Ngoài ra các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.
? Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống xâm lược Tống?
- Vì đây là vị trí chặn ngang các hướng tiến công của giặc từ phía Bắc=> Thăng Long
- Nó được ví như một chiến hào tự nhiên giặc khó có thể vượt qua.
? Phòng tuyến trên sông Như Nguyệt được xây dựng như thế nào?
- Đắp bằng đất cao, vững chắc, cắm cọc tre, dậu tre dày đặc dài 100 km.
? Sau thất bại ở Ung Châu nhà Tống đã làm gì?
? Nhà Lý đã chống lại ra sao?
? Kết quả?
GV: Quách Quỳ cố thủ, thất vọng, lúng túng ra lệnh: “Ai bàn đến đánh sẽ chém đầu”.
- Quân sĩ, chán nản, thất vọng, mệt mỏi, thiếu thốn, bị phục kích tiêu hao lực lượng.
- Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ ngâm bài thơ “Nam quốc sơn hà”.
GV: Quân Tống thất bại quá lớn sau một đêm 3, 4 vạn quân chết; 5, 6/10 doanh trại giặc biến thành bãi chiến trường, hàng vạn xác giặc ngổn ngang khắp cánh đồng (cánh đồng xác, gò xác).
? Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt đã làm gì?
? Kết quả cuộc tiến công như thế nào?
? Tại sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hoà?
- Nhân đạo, tránh đổ máu cho nhân dân và giảm >< giữa hai nước, đây là việc làm cao cả, sáng suốt mà sau này ở một số cuộc kháng chiến ta vẫn duy trì.
? Cuộc kháng chiến thắng lợi do những nguyên nhân nào?
? Ý nghĩa lịch sử?
Hoạt động 2: Tìm hiểu ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (Thể kỉ XIII)
GV: Thế kỉ XIII, quân Mông Cổ ở phía Bắc ngày càng mạnh mẽ và tiến hành xâm lược các nước xung quanh để mở rộng bờ cõi năm 1257, vua Mông Cổ quyết định tấn công vào Nam Tống, chúng lấy cớ mượn nước ta để làm bàn đạp xâm lược Nam Tống.
Do đặc điểm sống du mục, người đàn ông Mông Cổ chủ yếu sống trên lưng ngựa, nên việc cưỡi ngựa là thế mạnh của họ.
- Có người ví quân Mông Cổ: “Đi thì như trên trời xuống, chạy thì nhanh như biến vào không trung, lực lượng đông, mạnh tổ chức huấn luyện quy củ, trang bị vũ khí đầy đủ”.
- Không chỉ như vậy, người xưa nhận xét: “vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu cũng làm nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, cỏ cây không mọc được đến đó, nhân dân bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ”.
? Quân Mông Cổ tiến vào nước ta như thế nào?
? Trước thế giặc mạnh ta thực hiện chủ trương gì?
? Em hiểu chủ trương “vườn không nhà trống” như thế nào?
- Dân cư phần lớn di chuyển tới nơi khác, đồng thời mang theo tất cả tài sản, chỉ để lại nhà trống vườn không, để khi bọn giặc khi tới nơi không có gì có thể lợi dụng được.
- Trước chủ trương đó, bọn giặc cuồng phá kinh thành, lùng bắt, giết hại những người còn xót lại.
GV: Trước thế giặc mạnh, vua Trần tỏ ra lo lắng. Tuy nhiên, Trần Thủ Độ đã nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
? Câu nói đó thể hiện thái độ gì?
- Thái độ kiên quyết đánh giặc, đồng thời thể hiện khí phách của ông đó cũng là khí phách của nhân dân ta
? Chủ trương trên đẩy quân giặc rơi vào tình thế như thế nào?
- Giặc gặp nhiều khó khăn vì thiếu lương thực.
GV: Bởi vậy chúng cho lính đánh ra vùng xung quanh kinh đô hòng cướp bóc lương thực. Nhưng đã bị nhân dân các hương ấp chống cự quyết liệt, làm tiêu hao phần nào sinh lực địch, đồng thời làm cho chúng trở nên hoang mang. Tiêu biểu là cuộc chiến đấu bảo vệ xóm làng của nhân dân Cổ Sở (Yên Sở-Hoài Đức-Hà Tây),
? Trước tình thế đó ta có hành động gì?
? Nêu kết quả của cuộc chiến?
? Quân Nguyên tiến vào xâm lược nước ta vào thời gian nào?
? Chủ trương của quân ta?
? Giặc có âm mưu gì ?
? Tình hình quân giặc như thế nào? Ta quyết định ra sao?
? Nêu kết quả của cuộc phản công?
? Nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba như thế nào?
GV: Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ, đoàn thuyền lương nhưng cho rằng ta không thể ngăn được đoàn thuyền lương này nên đã hội quân ở Vạn Kiếp.
Trần Khánh Dư được cử canh giữ mạn Đông Bắc nhưng lại để Ô Mã Nhi chạy thoát dễ dàng vì vậy bị vua Trần trách mắng đòi về trị tội. Trần Khánh Dư xin vua để thư thư cho thần vài ba ngày nữa về trị tội chưa muộn, ông đoán rằng thuyền lương nặng nề đang đi sau vì vậy đã bố trí trận địa mai phục quả nhiên mấy ngày sau đoàn thuyền lương (Trương Văn Hổ) nặng nề đến đồn Vân Đồn-> bị mai phục.
? Em hãy tường thuật lại diễn biến trận Vân Đồn?
? Đợi mãi không thấy đoàn thuyền lương đến, Thoát Hoan đã hành động ra sao?
- Cho quân vào chiếm thành Thăng Long
? Trước tình thế đó quân Nguyên đã làm gì?
- Binh lính tàn phá cướp bóc của dân
- Cho khai quật lăng mộ họ Trần
? Quân giặc lâm vào tình thế như thế nào?
? Trước tình hình đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì?
? Tại sao ta quyết định mai phục ở cửa sông Bạch Đằng?
- Là nơi hiểm yếu, giặc vào sông Bạch Đằng ... ra sông Bạch Đằng là nơi chứng kiến 2 trận thắng lớn 938 của Ngô Quyền, 981 của Lê Hoàn
? Kết quả của trận Bạch Đằng ra sao?
? Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của ta trong cả ba lần kháng chiến?
? Em hãy nêu dẫn chứng về sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân?
- Làm vườn không nhà trống.
- Tự vũ trang, sắm vũ khí.
- Luyện tập ngày đêm, tập trung đông nhất lực lượng, ý chí, lòng quyết tâm=> giặc khó khăn.
GV: Thế kỉ XIII vó ngựa Mông Cổ đã tung hoành ngang dọc thế giới chiếm các nước Châu Âu, Châu Á, Trung Quốc mở rộng bờ cõi xuống Đông Nam Á chúng chưa hề biết đến thất bại là gì. Vậy mà 3 lần sang xâm lược Đại Việt nhỏ bé thì cả 3 lần chúng đều thất bại.
? Thắng lợi của ta trong cả ba lần kháng chiến... có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
? Thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên đã để lại bài học gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược đầu thế kỉ XV của nhà Hồ.
? Vì sao quân Minh lại xâm lược nước ta?
? Có phải do nguyên nhân như vậy hay không? Vì sao?
? Cuộc tiến quân vào nước ta của quân Minh diến ra như thế nào?
? Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng?
- Vì không được nhân dân ủng hộ, không phát huy được sức mạnh dân tộc.
“Tôi không sợ đánh, mà chỉ sợ lòng dân không theo” - câu nói của Hồ Nguyên Trừng.
“Lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước”.
“Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc”. 1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
1.1. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.
* Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
- Xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.
- Xúi giục vua Chăm-pa đánh lên từ phía Nam.
- Phía Bắc ngăn cản việc buôn bán giữa 2 nước.
* Chủ trương của nhà Lý.
- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy quân đội.
- Phía nam đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.
- Nhà Lý chủ trương “tiến công trước để tự vệ”
* Diễn biến:
- 10/1075 Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân đánh vào đất Tống.
- Lý Thường Kiệt cho yết bảng nói rõ cuộc tiến công để tự vệ
*Kết quả:
- Sau 42 ngày đêm quân ta làm chủ thành Ung Châu và rút quân về nước.
* Ý nghĩa:
- Làm chậm bước tiến của Tống đẩy chúng vào tình trạng bị động.
1.2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
* Chuẩn bị
- LTK hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.
- Chọn phòng tuyến sông Như Nguyệt là nơi đối phó với quân Tống.
* Diễn biến
- Cuối 1076, quân Tống kéo vào nước ta.
- Năm 1077, nhà Lý đã đánh nhiều trận nhỏ cản bước tiến của quân giặc.
- Quân bộ của giặc phải đóng ở bờ Bắc sông Như Nguyệt, quân thủy bị đánh bại.
- Quách Quỳ vượt sông đánh phòng tuyến của quân ta nhưng bị phản công quyết liệt.
- Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt bất ngờ đánh sang doanh trại địch.
* Kết quả
- Tống thua to, khó khăn, tuyệt vọng.
- Lí Thường Kiệt chủ động giảng hoà. QuânTống rút về nước.
* Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần đoàn kết toàn dân.
+ Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
* Ý nghĩa lịch sử:
+ Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững.
+ Tống từ bỏ mộng xâm lược.
+ Củng cố khối đoàn kết dân tộc.
2. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (Thể kỉ XIII)
2.1. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
* Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258)
- 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta.
- Ta rút khỏi Thăng Long, thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”.
- Ta phản công ở Đông Bộ Đầu.
- 29/1/1258, giặc rút chạy về nước.
* Lần thứ hai kháng chiến chống quân Nguyên (1285)
- 1/1285 khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy-> xâm lược ta.
- Ta lui về Vạn Kiếp-> Thăng Long-> Thiên Trường, thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”
- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Bắc, Thoát Hoan tấn công xuống phía Nam hòng tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt quân ta.
- Giặc gặp khó khăn, ta phản công (5/1285) giành thắng lợi ở Tây Kết, Hàm Tử, bến Chương Dương.
- Giặc phần bị chết, phần còn lại rút chạy về nước.
* Lần thứ ba kháng chiến chống quân Nguyên (1287-1288)
- Vua Nguyên đình chỉ xâm lược Nhật Bản, tập trung tấn công Đại Việt.
- Cuối 12/1287 quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta theo đường thủy bộ.
- Trần Khánh Dư mai phục đoàn thuyền lương của địch ở Vân Đồn
- Khi đoàn thuyền lương qua Vân Đồn, quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội
- Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân nhà Trần chiếm.
- 1/1288 Thoát Hoan đánh Thăng Long.
- Ta thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”
- Quân giặc lâm vào tình thế nguy khốn, tìm cách rút chạy
- Vua Trần quyết định phản công, chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến
- Toàn bộ cánh quân thủy bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt.
2.2. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
* Nguyên nhân thắng lợi.
- Sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân.
- Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần.
- Sự đoàn kết dân tộc.
- Tinh thần chiến đấu hi sinh quân dân.
- Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy.
* Ý nghĩa lịch sử.
- Đập tan ý chí xâm lược và tham vọng của đế chế Mông-Nguyên
- Bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ.
- Góp phần xây đắp thêm truyền thống chống giặc giữ nước của dân tộc ta.
* Bài học kinh nghiệm.
- Để lại bài học lịch sử quý giá: đoàn kết dân tộc, lấy dân làm gốc.
- Ngăn chặn cuộc xâm lăng vào các nước khác.
3. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược đầu thế kỉ XV của nhà Hồ.
a. Nguyên nhân:
- Quân Minh mượn cớ nhà Hồ cướp ngôi vua Trần -> xâm lược ta.
b. Diễn biến:
- 11/1406, 20 vạn quân Minh xâm lược nước ta.
- 1407, chúng chiếm Đông Đô (Thăng Long), Tây Đô (Vĩnh Lộc – Thanh Hóa),
- Cuối tháng 6/1407, cha con Hồ Quý Ly bị bắt.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
Câu 1: Hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Lập bảng niên biểu về cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-1077) và ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) theo nội dung sau:
Cuộc kháng chiến Âm mưu của địch Những thắng lợi quyết định Người lãnh đạo
Kháng chiến chống quân Tống (1075-1077) Nhà Tống xâm lược Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước - Châu Khâm, châu Liêm, Châu Ung (Trung Quốc)
- Phòng tuyến sông Như Nguyệt Lý Thường Kiệt
Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) - Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp xâm lược Nam Tống - Đông Bộ Đầu
- Tây Kết, Hàm Tử, bến Chương Dương.
- Vân Đồn, Bạch Đằng. Trần Quốc Tuấn
Câu 2: Đường lối kháng chiến của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên có gì khác so với đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh
- Đường lối kháng chiến của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên là tập hợp khối đoàn kết dân tộc, được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân trong chiến thuật “Vườn không nhà trống”.
- Nhà Hồ chưa tập hợp được sức mạnh của nhân dân, chưa nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH.
Câu 1: Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt trong các cuộc kháng chiến chống quân Xâm lược tổng đã được ông cha ta vận dụng trong các cuộc kháng chiến về sau như thế nào?
- Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt đã được ông cha ta vận dụng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ qua sự kiện chúng ta ngồi vào bàn đàm phán kí hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pa-ri, kết thúc chiến tranh.
Câu 2: Bài học về sự đoàn kết vua tôi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên có thể được vận dụng trong việc đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới biển, hải đảo hiện nay như thế nào?
- Bài học về sự đoàn kết vua tôi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên được vận dụng trong đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới và hải đảo như: Tuyên truyền chủ quyền biển đảo, biên giới. Nhà nước và nhân dân cùng bảo vệ biên giới quốc gia.
Câu 3: Từ sau sự thất bại trong cuộc kháng chiến của nhà Hồ em rút ra được những bài học kinh nghiệm gì trong đấu tranh chống ngoại xâm?
Rút ra được bài học kinh nghiệm: Cần phải có sự đoàn kết toàn dân, phải dựa vào sức dân lấy dân làm gốc mới có thể đánh đuổi được mọi kẻ thù xâm lăng.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH.
HS: Tìm hiểu thêm về:
+ Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử: Lý Thừng Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hồ Quý Ly.
+ Di tích phòng tuyến Như Nguyệt
+ Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi sgk
- Chuẩn bị bài tiếp theo: bài 29: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427)
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học xã hội 7, giáo án khoa học xã nhiên 7 môn sử, giáo án VNEN sử 7, giáo án chi tiết bài 18: Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời Lý, Trần, Hồ ( thế kỉ XI-Đầu thế kỉ XV), giáo án 5 hoạt động khoa học xã nhiên 7