Giáo án lịch sử 7: Bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) phần 1
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) phần 1. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..
TIẾT 37 - BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
(1418-1427)
I-THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ(1418-1423)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS biết: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thời kì ở miền tây Thanh Hóa
- HS hiểu: +Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước,từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần dần phát triển trong cả nước
+ Tầng lớp quý tộc Trần,Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa,chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp các tầng lớp nhân dân
- HS vận dụng:Cách đánh linh hoạt
2.Kĩ năngg:
a.Rèn kĩ năng: sử dụng bản đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử.
b.Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa
3.Tư tưởng,thái độ
- Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần quyết tâm vượt khó, phấn đấu vươn lên.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Bảng phụ, Lược đồ cộc khởi nghĩa Lam Sơn
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV/Tổ chức dạy- học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
• Trình bày cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh ? Nêu rõ nguyên nhân thất bại của nhà Hồ ?
• Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần
3.Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV : Chiếu hình ảnh lược đồ cuộc khởi nghĩa Trần quý Khoáng
GV: Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt,cuộc khởi nghĩa lam Sơn đã bùng lên mạnh mẽ.Cuộc khởi nghĩa đó diễn ra như thế nào cô trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - HS biết: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thời kì ở miền tây Thanh Hóa
- HS hiểu: +Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước,từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần dần phát triển trong cả nước
+ Tầng lớp quý tộc Trần,Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa,chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp các tầng lớp nhân dân
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(17’): Tìm hiểu 1 vài nét về Lê Lợi , Nguyễn Trãi và việc chuẩn bị khởi nghĩa của Lê Lợi
GV: Cho HS xem ảnh “Bia Vĩnh Lăng” và giới thiệu: Tên bia là những lời do Nguyễn Trãi soạn thảo ghi tiểu sử và sự nghiệp của Lê Lợi.
H: Em biết gì về Lê Lợi hãy giới thiệu vài nét về ông?
GV: Bổ sung về tiểu sử sự nghiệp của lê Lợi: Lê Lợi đã từng nói “Ta dấy quân đánh giặc. Ta không chịu thần phục quân giặc tàn ngược” .
H : Qua câu nói trên em thấy ông là người như thế nào ?
H : Lê Lợi đã làm gì để chuẩn bị khởi nghĩa ?
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường,môn địa lí
GV : xác định vị trí Lam Sơn trên lược đồ
H : Vì sao Lê Lợi lại chọn Lam Sơn làm căn cứ ?
GV chốt và nhấn mạnh: Địa thế hiểm trở:Như vậy ở Lam Sơn nghĩa quân có thể toả xuống vùng đồng bằng hoạt động khi có lực lượng lớn mạnh . Và có thể rút lên núi để bảo toàn lực lượng khi bị bao vây thuận lợi để đánh du kích . Hơn nữa đây là vùng đất có truyền thống đấu tranh chống giặc
GV dẫn giảng : Nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi đã tìm về đất Lam Sơn , trong đó có Nguyễn Trãi.
H : Nêu 1 vài hiểu biết về Nguyễn Trãi?
GV: Cho HS xem ảnh chân dung Nguyễn Trãi và giới thiệu vài nét vềm ông : Nguyễn Trãi là người học rộng tài cao , ông vừa giỏi về văn chương, thơ phú , vừa giỏi về quân sự . Đặc biệt ông là người có tấm lòng yêu nước vô bờ bến . Ông đã tự hứa với lòng mình “ suốt cả cuộc đời ông phải làm sao cho nhân dân từ thôn cùng ngõ hẻm đều có cơm ăn áo mặc , không còn 1 tiếng kêu than oán hờn” Chính vì thế ngay từ khi còn bị giam lỏng ở thành Đông Quan ông đã chịu nhẫn nhục để suy tính kế sách đánh giặc cứu nước và tìm mọi cách để về Lam Sơn
H: Vì sao hào kiệt khắp nơi lại tìm về Lam Sơn hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi?
GV:
H : Ngoài việc chiêu tập nghĩa sĩ , chọn căn cứ Lê Lợi còn làm gì nữa ?
GV: Giới thiệu hội thề Lũng Nhai.
+ Đọc trích dẫn lời thề của Lê Lợi.
H : Qua nội dung của bài văn thề theo em hội thề Lũng Nhai có ý nghĩa như thế nào ?
Gv :
Tại núi rừng Lam Sơn đang nhen lên 1 đốm lửa mà ánh sáng của nó ngày càng toả chiếu khắp nơi tạo thành 1 đám cháy lớn mà không thể có 1 bạo lực nào có thể dập tắt được . Các anh hùng hào kiệt 4 phương đều về đây tụ nghĩa
Sau 1 thời gian chuẩn bị 7/2/1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam sơn, xưng là Bình Định Vương.
GV: Chuyển ý sang mục 2.
Hoạt động 2(18’)Tìm hiểu trongnhững năm đầu khởi nghĩa
H : Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những ngày đầu khởi nghĩa ?
H : Theo các em trong điều kiện khó khăn như vậy liệu tinh thần quân sĩ có lung lay sợ hãi quân Minh hay không ?
GV bình :. Lúc mới khởi sự quân không quá 2 nghìn người - đó là lúc : “Cơm ăn sớm tối không được 2 bữa, áo mặc đông, hè chỉ có một manh, quân lính độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không”.
Trong khi đó quân địch với 1 lực lượng lơn svũ khí trang bị tốt ( về tương quan thì bất lợi cho ta ) . Thế nhưng nghĩa quân Lam Sơn vẫn 1 lòng son sắt tin vào ngày mai toàn thắng .
Sau 10 ngày dựng cờ khởi nghĩa quân Lam Sơn tiến đánh trận đầu giành thắng lợi . Nhưng sau đó do thế giặc mạnh quân Minh nhiều lần tấn công , bao vây căn cứ khiến nghĩa quân phải 3 lần rút lên núi Chí Linh
GV: Sử dụng bản đồ “Khởi nghĩa Lam Sơn”.
+ Tường thuật cuộc rút lui nên núi Chí Linh lần I gặp muôn vàn khó khăn ( do địch vây hãm quá ráo riết và tìm giết chủ tướng Lê Lợi ) .
H: Trước tình thế hiểm nghèo, nghĩa quân đã nghĩ ra cách gì để giải vây?
GV:
H: Em có suy nghĩ gì về hành động của Lê Lai và toán quân cảm tử?
*Tích hợp với môn ngữ văn
GV: Đó là hành động dũng cảm đã biết hi sinh thân mình vì nghĩa lớn, nói lên lòng tin, lòng trung thành. Để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi đã phong cho ông làm công thần hạng nhất và dặn con cháu nhà Lê làm giỗ Lê Lai vào ngày trước giỗ Lê Lợi. Nhân dân ta có câu “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi ”. (Lê Lợi mất ngày 22/8/ÂL).
GV: Sử dụng bản đồ tường thuật cuộc rút lui lần 2,3.
H: Trong cuộc rút lui này Lê Lợi gặp khó khăn gì?
GV: đến năm 1421 quân Minh 1 lần nữa tấn công nghĩa quân Lam Sơn và lần này thì nghĩa quân Lam Sơn lại lâm vào tình thế khó khăn hơn trtước : LT cạn kiệt , quân sĩ phải ăn cây rừng thay cơm . Lê Lợi phải giết cả voi ngựa để nuôi quân
Khi Linh Sơn ...
Lúc Khôi Huyện....
+ Trước tình hình đó Lê Lợi đề nghị tạm thời với quân Minh ( hè 1423 ).
H : Tại sao lại hoà với quân Minh ?
GV: Tránh cuộc bao vây của giặc, có thời gian củng cố lực lượng.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn(5’)
H: Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt nghĩa quân mà chấp nhận đề nghị tạm hoà của Lê Lợi?
GV chốt:
GV: Cuối 1424: Quân Minh sau nhiều lầng dụ dỗ không được đã trở mặt tấn công nghĩa quân
Trước tình thế đó nghĩa quân Lam Sơn có chủ trương như thế nào -- > bài học sau Hoạt động 1(15’): Tìm hiểu 1 vài nét về Lê Lợi , Nguyễn Trãi và việc chuẩn bị khởi nghĩa của Lê Lợi
-HS quan sát và lắng nghe
Là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn . Ông sinh năm 1385, con một địa chủ bình dân, là người yêu nước, cương trực, khảng khái. Trước cảnh nước mất nhà tan, ông đã nuôi chí giết giặc cứu nước
Thể hiện ý thức tự chủ của người dân Đại Việt
Lam Sơn
-HS hoạt động cá nhân trả lời
-HS xác định
-HS hoạt động cá nhân trả lời
Là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa và là quê hương của Lê Lợi. Đó là một vùng đồi thấp xen kẽ những dải rừng thưa và thung lũng nằm bên tả ngạn sông Chu, nơi có các dân tộc Mường, Thái, có địa thế hiểm trở
-HS hoạt động cặp đôi trả lời
-Các nhóm bổ sung
Nguyễn Trãi là con Nguyễn Phi Khanh, đỗ tiến sĩ thời Trần làm quan dưới triều Hồ. Bản thân ông đã làm quan triều Hồ, khi triều Hồ sụp đổ, ông bị giam lỏng ở Đông quan và bỏ trốn theo nghĩa quân Lam Sơn
Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở lũng Nhai. Tại nay, Lê Lợi đã đọc lời thề quyết cùng nhau sống chết chống giặc Minh
Đến tháng 2-1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tự xưng là Bình Định Vương
- HS hoạt động cá nhân trả lời
+ Lê Lơị là một anh hùng có uy tín và ảnh hưởng lớn trong vùng.
+ Nhân dân căm thù quan đô hộ muốn đánh đuổi chúng ra khỏi đất nước mình.
HS trả lời
Thể hiện sự đoàn kết 1 lòng , quyết tâm đánh giặc
Sau hội thề công việc chuẩn bị cho khởi nghĩa được tiến hành bí mật nhưng rất khẩn trương .
-
-HS hoạt động cá nhân trả lời
Lực lượng của nghĩa quân còn yếu
Lương thực thiếu thốn
-HS hoạt động cá nhân
Họ vẫn quyết tâm không nản chí tin vào ngày mai toàn thắng nghĩa quân Lam Sơn từ tay không mà xây dựng lực lượng
-HS lắng nghe, ghi chép
-HS hoạt động cá nhân
Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh anh dũng. Quân Minh tưởng giết được Lê Lợi nêm đã rút quân.
-HS hoạt động cá nhân trả lời
Đó là tấm gương hi sinh anh dũng, nhận lấy cái cheat cho mình để cứu thoát cho minh chủ
-HS quan sát và trình bày diễn biến
-HS hoạt động cá nhân
Thiếu lương thực trầm trọng, đói rét, phải giết cả ngựa chiến và voi chiến để nuôi quân
-HS hoạt động cặp đôi trả lời
-Các nhóm bổ sung
-Thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm trình bày
-Nhóm khác bổ sung
Để thực hiện âm mưu dụ hoà Lê Lợi hòng làm mất ý chí của nghĩa quân Lam Sơn.
=>Hình thành năng lực:Tường thuật,thực hành bộ môn 1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
- Đầu 1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai.
- 7/2/1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam sơn, xưng là Bình Định Vương.
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
- Nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn : lương thực ,vũ khíthiếu thốn , lực lượng còn ít lại liên tiếp bị quân Minh tấn công
- Năm 1418: Nghĩa quân phải rút lui nên núi Chí Linh.
- Năm 1421: Quân Minh mở cuộc càn quét Nghĩa quân phải rút lui nên núi Chí Linh.
- 1423 Lê Lợi tạm hòa hoãn với quân Minh.
- 1424: Quân Minh trở mặt tấn công, cuộc khởi nghĩa bước sang giai đoạn mới .
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Trò chơi : “ Ai nhanh nhất”
• Ai là người liều mình cứu chúa ?
• Trong giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa khi bị quân Minh vây hãm nghĩa quân Lam Sơn đã rút lên đâu ?
• Người đã dâng “ Bình Ngô sách” là ai ?
• Nghĩa quân Lam Sơn đã mấy lần rút lên núi Chí Linh ?
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt nghĩa quân mà chấp nhận đề nghị tạm hoà của Lê Lợi?
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số hình ảnh và truyền thuyết về Vua Lê Lợi
4. Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị bài tiếp theo
- Tìm hiểu phần II :
+ Kế hoạch của nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn mới
+ Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa
- Vẽ lược đồ: Tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 7 ba cột bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) phần 1, giáo án chi tiết lịch sử 7 bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) phần I, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) phần 1, giáo án 5 bước lịch sử 7 bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) phần 1, giáo án 5 hoạt động lịch sử 7 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) phần 1