Giáo án lịch sử 7: Bài Nước ta buổi đầu độc lập
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nước ta buổi đầu độc lập. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn………………………… Ngày dạy……………………………
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XI X
CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ-ĐINH-TIỀN LÊ
(THẾ KỈ X)
TIẾT 11 - BÀI 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết:Ngô Quyền dựng nền độc lập và quá trình thống nhất của Đinh Bộ Lĩnh.
- HS hiểu: Ngô Quyền dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài nhất là về tổ chức nhà nước.
- HS vận dụng:Cuộc kháng chiến của nhân dân ta
2.Kĩ năng:
a.Rèn kĩ năng: lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ.
Tái hiện sự kiện lịch sử,giải quyết vấn đề,thực hành bộ môn.
3.Tư tưởng,thái độ
- Giáo dục ý thức độc lập tự chủ dân tộc, thống nhất đất nước của người dân.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp: Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô.
- Tranh: Đền thờ vua Đinh
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
- Xã hội phong kiến phương đông có gì khác so với xã hội phong kiến phương tây? Chế độ quân chủ là gì?
3.Dạy và học bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Sau chiến thắng năm 938 trên sông Bạch Đằng .Ngô Quyền đã lên ngôi vua và xây dựng một quốc gia độc lập .Để tìm hiểu rõ hơn cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Bài 8 : Nước ta buổi đầu độc lập.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu:
- HS biết:Ngô Quyền dựng nền độc lập và quá trình thống nhất của Đinh Bộ Lĩnh.
- HS hiểu: Ngô Quyền dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài nhất là về tổ chức nhà nước.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của thầy Hoạt động trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(10’) Tìm hiểu những việc làm của Ngô Quyền
Phương pháp :sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
H: Chiến thắng Bạch Đằng 938 có ý nghĩa gì?
H: Sau chiến thắng Bạch Đằng 938 Ngô Quyền đã làm gì?
GV: Nhận xét và nhấn mạnh các việc làm của Ngô Quyền
H: Tại sao Ngô Quyền lại bãi bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc để thiết lập triều đình mới?
GV:
H: Nhà vua giữ vai trò gì trong bộ máy nhà nước ?
H : Em có nhận xét gì về bộ nhà nước thời Ngô?
GV: Nhấn mạnh: Tổ chức nhà nước thời Ngô còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đã thể hiện ý thức tự lập, tự chủ.
Hoạt động 2 (7’) Tìm hiểu tình hình chính trị cuối thời Ngô
Phương pháp :sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
GV:Năm 944,Ngô Quyền mất
H: Sau khi Ngô Quyền mất tình hình đất nước như thế nào?
H: Vậy theo em loạn 12 sứ quân có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình đất nước ta?
GV: Nhấn mạnh hậu quả của “loạn12 sứ quân
- Đất nước rối loạn
- Đời sống nhân dân khổ cực.
Tạo điều kiện cho giặc ngoại xâm lược.
Hoạt động 3(13’) Tìm hiểu quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh
Phương pháp :sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân,nhóm
GV: Nêu rõ tình hình nước ta:
+ Đất nước rối loạn.
+ Nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta.
Tình hình đòi hỏi giai cấp thống trị phải nhanh chóng thống nhất lực lượng, đoàn kết toàn dân để đối phó với giặc ngoại xâm.
H: Vậy ai đã đứng lên để đảm đương nhiệm vụ nặng nề này?
H: Đinh Bộ Lĩnh là ai? hãy giới thiệu vài nét về ông?
GV: Giới thiệu thêm vài nét về Đinh Bộ Lĩnh.
H: Đinh Bộ Lĩnh đã chuẩn bị dẹp loạn 12 sứ quân như thế nào?
*Tích hợp giáo dục môi trường
GV: Sử dụng bản đồ: Trình bày quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
GV:Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn(5’)
H: Vì sao Đinh Bộ Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ quân?
GV:
H: Việc dẹp loạn 12 sứ quân có ý nghĩa gì?
GV: Nhấn mạnh ý nghĩa:
* Sơ kết bài học:
-Ngô Quyền đã xây dựng nền độc lập,tự chủ của đất nước
- Đinh Bộ Lĩnh là người có công thống nhất đất nươc
-KN quan sát và sử dụng sơ đồ,phân tích,nhận xét
=>Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Nam Hán,chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc.
- HS trình bày theo SGK những việc làm của Ngô Quyền
-HS giải thích,nhận xét
+ Sử dụng sơ đồ: “Bộ máy nhà nước thời Ngô”.
+ Giới thiệu: Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương, địa phương thời Ngô.
-HS trình bày hiểu biết cá nhân
Họ Khúc mới chỉ giành được quyền tự chủ, trên danh nghĩa vẫn phụ thuộc nhà Hán
---> Ngô Quyền quyết tâm xây dựng một quốc gia độc lập.
- HS nhận xét,đánh giá
-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp
- HS trình bày theo SGK tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất
Ngô Quyền mất, con còn nhỏ, lợi dụng tình hình này, Dương Tam Kha đã tiến quyền. Ngô Xương Ngập sợ bị liên lụy, bèn bỏ trốn các thế lực cát cứ và thổ hào khắp nơi nổi dậy.
- HS trình bày hiểu biết cá nhân
- Đất nước rối loạn
- Đời sống nhân dân khổ cực.
-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp
- Hs lắng nghe
-1 HS trình bày theo SGK giới thiệu vài nét về
Đinh Bộ Lĩnh
-1 HS trình bày theo SGKĐinh Bộ Lĩnh đã chuẩn bị dẹp loạn 12 sứ quân
-HS làm việc theo nhóm
Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.
Được nhân dân ủng hộ tích cực
-1 HS trình bày hiểu biết cá nhân
-> tạo điều kiện để xây dựng đất nước vững mạnh chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù
+ Đất nước được thống nhất tạo điều kiện xây dựng đât nước vững vàng và đánh thắng giặc ngoại xâm.
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập.
- Năm 939 Ngô Quyền nên ngôi vua chọn Cổ Loa làm kinh đô.
- Bỏ chức Tiết Độ sứ
- Thiết lập bộ máy nhà nước.
=>Tổ chức nhà nước thời Ngô còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đã thể hiện ý thức tự lập, tự chủ.
2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô.
- Năm 944 Ngô Quyền mất.
Dương Tam Kha cướp ngôi
Triều đình lục đục.
- Năm 950: Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua.
- Năm 955 Ngô Xương Văn chết Loạn 12 sứ quân.
3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
* Tình hình đất nước .
- Loạn 12 sứ quân đất nước bị chia cắt.
- Nhà Tống chuẩn bị xâm lược.
* Quá trình thống nhất đất nước.
- Đinh Bộ Lĩnh: Lập căn cứ ở Hoa Lư (Ninh Bình)
- Liên kết với sứ quân Trần Lãm.
- Nhân dân tích cực ủng hộ.
- Các sứ quân lần lượt bị đánh bại.
- Cuối 967: Đất nước được thống nhất
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền đối với đất nước ta trong buổi đầu độc lập?
- Tình hình đất nước cuối thời Ngô có gì đặc biệt?
- Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước ntn?
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Đánh giá công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập
- Kể tên trường học, đường phố mang tên những nhân vật lịch sử trên mà em biết?
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến hai nhân vật lịch sử trên
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi sgk.
- Làm bài trong sách bài tập
- Đọc trước bài 9.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 7 ba cột bài Nước ta buổi đầu độc lập, giáo án chi tiết lịch sử 7 bài Nước ta buổi đầu độc lập, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Nước ta buổi đầu độc lập, giáo án 5 bước lịch sử 7 bài Nước ta buổi đầu độc lập, giáo án 5 hoạt động lịch sử 7 Nước ta buổi đầu độc lập