Giáo án PTNL bài 9: Quy luật Menđen - Quy luật phân li độc lập

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 9: Quy luật Menđen - Quy luật phân li độc lập. Bài học nằm trong chương trình sinh học 12. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài 9: Quy luật Menđen - Quy luật phân li độc lập

 BÀI 9: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này học sinh phải

1. Kiến thức:

-  Mô tả được thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen.

- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.

- Trình bày được nội dung của quy luật phân ly độc lập.

- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.

- Suy luận ra kiểu gen của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai.

- Hình thành được công thức tổng quát về tỉ lệ phân li giao tử, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai nhiều tính trạng.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Phát triển kỹ năng phân tích kết quả thí nghiệm.

3. Vận dụng:

- Biết vận dụng công thức tổ hợp để giải thích tính đa dạng của sinh giới.

- Biết vận dụng kiến thức để giải các bài tập liên quan.

4. GDMT:

- Nhận thức được sự xuất hiện các biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống, tạo đa dạng loài, có ý thức bảo vệ biến dị phát sinh, bảo tồn đa dạng sinh học.

5. Phát triển năng lực

a/  Năng lực kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2. Kĩ thuật dạy học

- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

3. Chuẩn bị:

- GV: Phim( ảnh động) về lai hai tính và cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.

- HS: Xem lại bài 4,5 SH 9.

III. TỔ CHỨC BÀI HỌC

1. Kiểm tra
- Câu hỏi 

Cho đậu hạt nâu giao phấn với đậu hạt trắng thu được F1 toàn đậu hạt nâu. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2  cho tỉ lệ 3 đậu hạt nâu: 1 đậu hạt trắng. Biên luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

  1. Đáp án – biểu điểm :

    F1 đồng tính toàn hạt nâu P thuần chủng và hạt nâu trội hơn so với hạt trắng. F2 cho tỉ lệ 3 : 1  tuân theo quy luật phân li của Men đen.  ( 3đ)

Quy ước gen : A – hạt nâu, a – hạt trắng.                                                (1đ)

Sơ đồ lai : P :         AA          x                aa                                              (1đ)

                Gp :         A                              a                                                (1đ)

                 F1 :                  Aa( 100% đậu hạt nâu)     x                    Aa   (1đ)

                 GF1 :               A, a                                                       A, a      (1đ)

                  F2 :                                        1AA : 2Aa : 1aa                         (1đ)

                                                                3hạt nâu     : 1 hạt trắng             (1đ)

2. Bài mới:

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

 

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

GV cho HS chơi trò Phán đoán

Qua quá trình sinh sản đời con đã thừa hưởng nhiều đặc điểm giống với cha mẹ, tổ tiên, song bên cạnh đó cũng xuất hiện rất nhiều các đặc điểm sai khác với họ. Tại sao có hiện tượng đó?

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành Kiến thức

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

-  Mô tả được thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen.

- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.

- Trình bày được nội dung của quy luật phân ly độc lập.

* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

Hoạt động 1: Thí nghiệm lai 2 tính trạng:

1. Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK để tái hiện thí nghiệm Menđenvà hoàn thiện các yêu cầu sau trong thời gian 10 phút:

- Menđen đã tiến hành thí nghiệm lai hai tính trạng trên đậu Hà Lan như thế nào?

- Dựa vào đâu  Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm đó  đã phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử?

- Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập.

 

 

2. Mỗi nội dung, yêu cầu 1 học sinh trình bày sau đó cho cả lớp cùng trao đổi, bổ sung-> GV chỉnh sửa để học sinh ghi bài.

Hoạt động 2: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập

1. Giới thiệu đoạn phim về lai hai tính trạng và cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.

2. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục II, kết hợp tái hiện kiến thức lớp 9 để trình bày tóm tắt cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.

Hoạt động 3: ý nghĩa của các quy luật di truyền của Menđen.

1. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục III và hoàn thành những yêu cầu sau trong thời gian 5 phút:

- Thực hiện lệnh mục III SGK - Trình bày ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận của các quy luật Menđen

 

 

2. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 vài học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.

3. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức để học sinh ghi bài

 

 

HS đọc SGK để tái hiện lại thí nghiệm Menđen

 

 

- Tóm tắt thí nghiệm của Menđen.

 

 

 

- Phân tích tỉ lệ phân li của từng tính trạng riêng rẽ đều 3 :1. xác suất mỗi kiểu hình F2 bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành chúng I các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li hoàn toàn độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.

 

- Trình bày các nội dung đã chuẩn bị, nhận xét bổ sung, ghi bài.

 

HS giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập

 

- Theo dõi GV giới thiệu

 

 

 

- Quan sát đoạn phim kết hợp đọc SGK và trình bày cơ sở tế bào học.

 

HS thực hiện lệnh lệnh của phần III SGK và nêu ý nghĩa của các quy luật di truyền của Menđen

 

 

- Đọc SGK

 

 

 

 

- Thực hiện lệnh mục III SGK

- ý nghĩa thực tiễn: Dự đoán trước được kết quả phân li ở đời sau

- ý nghĩa lý luận: Giải thích được tính đa dạng của sinh giới(xuất hiện biến dị tổ hợp" con cháu có những sai khác với bố mẹ, tổ tiên).

- Trả lời từng nội dung tương ứng và nhận xét.

- Ghi bài

I. Thí nghiệm lai hai tính trạng. ( 15’)

Pt/c    VT  x   XN

F1:       100% VT

F1x F1

F2: 9VT:3VN:3XT:1XN

Phân tích kết quả TN:

V: X = 3: 1

T : N = 3:1

=> mỗi tính trạng di truyền độc lập.

3. Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập  trong quá trình hình thành giao tử.

 

 

 

 

 

II. Cơ sở tế bào học. (10’)

Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.

 

 

 

 

 

III. ý nghiã của các quy luật Menđen.      ( 10’)

- Khi biết một tính trạng nào đó di truyền theo quy luật Menđen, ta có thể tiên đoán trước được kết quả lai.

- Giải thích được nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

* Cách tiến hành:

- GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm.

- HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm).

Câu 1: Ở người, bệnh pheninketo niệu do đột biến gen gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh pheninketo niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là con trai và không bị bệnh trên là

A. 1/2        B. 1/4

C. 3/4        D. 3/8

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 2: Ở cừu, gen quy định màu lông nằm trên NST thường. Alen A quy định màu lông trắng là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Một cừu đực được lai với một cừu cái, cả 2 đều dị hợp. Cừu non sinh ra là một cừu đực trắng. Nếu tiến hành lai trở lại với mẹ thì xác suất để có một con cừu cái lông đen là bao nhiêu?

A. 1/4        B. 1/6

C. 1/8        D. 1/12

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

3. Cơ sở tế bào học của  quy luật phân độc lập là

A. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.

sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.

các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.

do sự di truyền cùng nhau của cặp alen trên một nhiễm sắc thể.

4. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là

A. AaBb  x  Aabb.                        B. AaBB  x  aaBb.

C. Aabb  x  AaBB.                       D. AaBb  x  AaBb.

Đáp án 1A, 2D.

 

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

 

Giải thích tại sao lại không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng.

Lời giải:

Trên thực tế không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống hệt nhau (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng) vì số lượng biến dị tổ hợp do một cặp bố mẹ có thể sản sinh ra là rất lớn (223 × 223 = 246 kiểu hợp tử khác nhau).

 

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

 

Vẽ sơ đồ tư duy

 

       

3. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

- Hoàn thành lệnh thuộc phần II
- Học bài và trả lời câu hỏi và bài tập SGK trang 66, 67.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Giáo án PTNL sinh học 12 bài 9 quy luật Men-đen quy luật phân li độc lập, giáo án phát triển năng lực sinh học 12 bài 9 quy luật Men-đen quy luật phân li độc lập, giáo án sinh học 12 hay bài 9 quy luật Men-đen quy luật phân li độc lập giáo án PTNL , giáo án sinh học 12 chi tiết bài 9 quy luật Men-đen quy luật phân li độc lập, giáo án PTNL sinh học 12 bài 9 quy luật Men-đen quy luật phân li độc lập

Tải giáo án:

 

 

Giải bài tập những môn khác