Giáo án PTNL bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (Tiếp theo)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (Tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình sinh học 12. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (Tiếp theo)

Tiết 2 - Bài 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (Tiếp theo)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

a. Nhận biết

- Phát biểu được nội dung của định luật Hacđi - Vanbec.

- Nêu được công thức khái quát khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.

- Nêu được các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđy- Vanbec

b. Thông hiểu

- Hiểu và tự giải thích được các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđy- Vanbec

- Trình bày được ý nghĩa và những điều kiện cần thiết để một quần thể sinh vật đạt được trạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen đối với một gen nào đó.

c. Vận dụng

- Vận dụng định luật Hacđy- Vanbec để xác định một quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền hay chưa.

- Xác định được sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối qua các thế hệ

d. Vận dụng cao

- Giải được các dạng bài tập về di truyền học quần thể ngẫu phối.

2. Kỹ năng:

- Phát triển được năng lực tư duy lý thuyết và tính toán.

- Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic, so sánh, tổng hợp Kiến thức:

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và hoạt động độc lập với SGK.

3. Thái độ:

- Từ nhận thức về cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối: thấy được sự ổn định lâu dài của quần thể trong tự nhiên đẩm bảo cân bằng sinh thái. muốn được như vậy phải bảo vệ môi trường sống của sinh vật, đảm bảo sự phát triển bền vững.

4. Định hướng các năng lực được hình thành

*Năng lực (NL) chung:

a. Năng lực tự học

* Học sinh xác định được mục tiêu học tập của chuyên đề:

- Trình bày được nội dung, ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec

- Hiểu được thế nào là quần thể ngẫu phối, lấy được ví dụ về quần thể ngẫu phối.

 - Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối.                             

- Biết so sánh quần thể xét về mặt sinh thái học và di truyền học, tính toán cấu trúc kiểu gen của quần thể, tần số tương đối của các alen.

- Làm được các dạng bài tập cơ bản về cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.

- Giải thích được tại sao trong tự nhiên có những quần thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài.

- Vận dụng kiến thức di truyền học quần thể để giải các dạng bài tập khó.      

b. Năng lực giải quyết vấn đề

- Thu thập thông tin về quần thể: từ thực tế, sách, SGK, báo, mạng internet,…

c. Năng lực tư duy sáng tạo

- Tại sao quần thể ngẫu phối lại đa hình về kiểu gen và kiểu hình?....

- Các kĩ năng tư duy: So sánh được sự giống và khác nhau giứa quần thể tự thụ và quần thể ngẫu phối.

d. Năng lực tự quản lý

- Quản lí bản thân:

+ Đánh giá được thời gian và phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ học tập: như sưu tầm tranh ảnh và ví dụ về quần thể, ứng dụng trong đời sống sản xuất

+ Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề: Di truyền học quần thể... để có ứng dụng trong sản xuất và đời sống.

- Quản lí nhóm: Lắng nghe ý kiến của bạn và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi trong học tập của nhóm

e. Năng lực giao tiếp

- Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói: HS lấy ví dụ về quần thể, sự biến đồng về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể; viết: viết các nội dung về tần số alen, tần số kiểu gen, phương trình định luật Hacdy- Vanbec

f. Năng lực hợp tác

- Làm việc nhóm cùng nhau khai thác nội dung kiến thức trong bài

g. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông : Để sưu tầm các ví dụ, các dạng bài toán trên mạng internet,…

h. Năng lực sử dụng ngôn ngữ:

- Có thể nghe ý kiến của bạn bè, giáo viên về các nội dung trong chủ đề.

- Năng lực sử dụng Tiếng Việt: Để nghe, trình bày, đọc, viết các kiến thức trong chủ đề

i. Năng lực tính toán:

- Có thể vận dụng tính tấn số alen của một gen hay tần số kiểu gen qua 1, 2. 3…n thế hệ tự phối hoặc ngẫu phối.

* Các năng lực chuyên biệt (đặc thù của bộ môn Sinh học):

1) Các kĩ năng khoa học

- Quan sát: tranh, ảnh, đoạn phim về quần thể

- Phân loại hay sắp xếp theo nhóm các quần thể

- Tìm mối liên hệ giữa kiểu gen và kiểu hình

- Tính toán: vận dụng  kiến thức về cách tính tần số alen và tần số kiểu gen để giải các bài toán cơ bản và nâng cao.

- Xử lí và trình bày các số liệu: vận dụng kiến thức về di truyền học quần thể để xử lý các tình huống đặt ra trong các dạng bài tập.

- Xác định được các biến và đối chứng: Xác định được tần số alen và tần số kiểu gen có thể bị biến đổi bởi các yếu tố nào? (Đột biến, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên…)

5. Tiến trình tổ chức hoạt động hoạt động học tập

a. Ổn định tổ chức lớp

b. Kiểm tra bài cũ

c. Bài mới

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Vào bài: Khi quần thể sinh sản bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, cấu trúc di truyền có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử ngày một tăng dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ngày một giảm dần qua các thế hệ-> điều này thường dẫn tới giảm ưu thế lai và thoái hóa giống. Nhưng nếu cho chúng ngẫu phối (giao phối tự do) hiện tượng trên có xảy ra nữa không? Tại sao?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

- Phát biểu được nội dung của định luật Hacđi - Vanbec.

- Nêu được công thức khái quát khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.

- Nêu được các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđy- Vanbec

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm  và đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối. ( 10’)

 - GV yêu cầu học sinh độc lập đọc SGK phần 1.III trong thời gian 5 phút  và trả lời các câu hỏi sau:

 (?) Quần thể ngẫu phối có đặc điểm gì nổi bật ? Điều này có ý nghĩa gì đối với tiến hóa ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 GV gọi 1- 2 HS trả lời các học sinh khác nhận xét, bổ xung, GV chỉnh lí Kiến thức:

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. (20’)

 - GV phát phiếu học tập theo nhóm bàn. Rồi yêu cầu học sinh độc lập đọc SGK mục III.2 và thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập trong thời gian 25 phút.

  - Gv yêu cầu 1 nhóm bất kì trình bày nội dung của phiếu học tập, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.

-  Sau khi các nhóm đã đưa ra nhận xét, GV bổ sung, hoàn thiện  và đưa ra đáp án phiếu học tập để học sinh ghi bài.

 

 

Yêu cầu học sinh tìm hiểu và cho biết ý nghĩa của định luật Hacdy- Vanbec

- GV hướng dẫn HS làm bài tập lệnh:

+ Vì bệnh là do gen lặn trên NST thường quy định nên quy ước được. A- bình thường, a- bạch tạng.

+ QT CBDT nên thoả mãn đẳng thứC.

p2AA+ 2pqAa+ q2aa=1

 đề bài cho tỉ lệ người bị bạch tạng là 1/10000, tức là q2 = 1/10000 => q = 0,01.

Mà p+q= 1=> p= 1- q = 1- 0,01 = 0,99.

Thay p và q vào đẳng thức ta được. 0,9801AA + 0,0198Aa + 0,0001aa =1

Để sinh con bạch tạng thì ít nhất bố mẹ phải mang gen bệnh, tỉ lệ bố và mẹ mang gen bệnh trong số những người bình thường đều là  . Vậy xác suất những người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh con bị bạch tạng là:

()2 . 1/4 = 0,000098.

HS tìm hiểu khái niệm  và đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối.

 

- Học sinh độc lập đọc SGK phần 1.III trong thời gian 5 phút  và trả lời :

- Các cá thể có  kiểu gen khác nhau kết đôi một cách ngẫu nhiên. Do đó tạo ra một số lượng lớn các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa và chọn giống đồng thời quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể qua các thể hệ trong những điều kiện nhất định.

-1-> 2 HS trả lời các học sinh khác nhận xét, bổ xung, ghi bài.

 

HS tìm hiểu trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

 

 

- Nhận phiếu học tập theo nhóm bàn.

- Độc lập đọc SGK mục III.2 và thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập.

 

 

- 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- Ghi bài

- Về sự biểu hiện của các tần số alen ở các thế hệ sau không đổi.

 

 

 

- Những điều kiện đảm bảo cấu trúc di truyền của quần thể trên được duy trì ổn định

-  Nêu ý nghĩa của định luật.

 

- Làm bài tập lệnh theo hướng dẫn của GV.

III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.

1.     Quần thể ngẫu phối:

 

 

 

 

 

 

- Các cá thể có  kiểu gen khác nhau kết đôi một cách ngẫu nhiên. Do đó tạo ra một số lượng lớn các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa và chọn giống đồng thời quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể qua các thể hệ trong những điều kiện nhất định.

 

 

 

 

 

 

 

2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể:

a. Nội dung định luật Hacđi- VanbeC. SGK

b. Điều kiện nghiệm đúng: SGK

 

 

 

 

 

 

 

c. Công thức về cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng

p2AA+ 2pqAa+ q2aa

(trong đó p,q lần lượt là tần số của A, a).

 

 

 

 

 

d. ý nghĩa định luật :

- Là cơ sở để giải thích vì sao trong tự nhiên có các quần thể duy trì sự ổn định trong một thời gian lâu dài.

- Khi biết QT ở trạng thái CBDT thì từ tỉ lệ các cá thể có KH lặn có thể suy ra tần số tương đối cảu các alen lặn, alen trội cũng như tần số các KG trong QT.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Phụ lục: Phiếu học tập

1. Giả sử 1 quần thể ngẫu phối(giao phối ngẫu nhiên) xét gen A chỉ có 2 alen A và a có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ P như trong bảng dưới đây. Hãy xác định tần số các kiểu gen và tần số các alen bằng cách điền tiếp vào bảng.

          Thế hệ

Tần số kiểu gen AA

Tần số kiểu gen Aa

Tần số kiểu gen aa

Tần số alen A

Tần số alen a

P

0,25AA

0,50Aa

0,25aa

?A

?a

F1

...?AA

...?Aa

...?aa

...?A

...?a

F2

...?AA

...?Aa

...?aa

...?A

...?a

F3

...?AA

...?Aa

...?aa

...?A

...?a

...

...

...

...

...

...

Fn

...?

...?

...?

...?

...?

D. VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

2 . Từ kết quả trên em có nhận xét gì về sự biểu hiện của các tần số alen ở các thế hệ sau? Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối khác quần thể tự thụ phấn (giao phối cận huyết) như thế nào? Nếu gọi p và q lần lượt là tần số tương ứng của alen A và a, có thể xây dựng công thức thành phần kiểu gen của quần thể trên ở các thế hệ như thế nào?  Hãy phát biểu nội dung định luật Hacđi- Vanbec.

3. Những điều kiện nào đảm bảo cấu trúc di truyền của quần thể trên được duy trì ổn định?

E. MỞ RỘNG

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Tìm hiểu các thành tựu tạo giống vật nuôi, cây trồng có ưu thế lai cao ở Việt Nam và trên thế giới.

     

 d. Hướng dẫn về nhà: (3’)

- Học và trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.

- Nêu ý nghĩa của định luật.

V. Bảng mô tả các mức độ câu hỏI.bài tập đánh giá năng lực của HS qua chuyên đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Các

Kn/NL hướng tới

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Các đặc trưng di truyền của quần thể

- Trình bày định nghĩa và lấy được ví dụ về một quần thể. (Câu 1)

- Định nghĩa được tần số alen và tần số kiểu gen (Câu 2)

 

- Phân tích được tính đặc trưng và ổn định thành phần di truyền của một quần thể ( Câu 6)

 

- Thiết lập được công thức tính tần số alen trong các trường hợp khác nhau (Câu 19)

- Xác định được tần số các kiểu gen, tần số alen dựa trên các kết quả điều tra kiểu hình ( Câu )

- Năng lực quan sát

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề; tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp.

2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần

 

- Nhận định được đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối gần. (Câu 3)

 - Giải thích được tần số alen là đại lượng quan trọng nhất của di truyền quần thể. ( Câu 7, 12)

 

 

- Thiết kế được công thức tính tần số kiểu gen của quần thể sau n thế hệ tự phối hoặc giao phối gần. (Câu 19)

- Vận dụng công thức để giải được các bài toán về di truyền học quần thể nội phối (Câu 10)

- Năng lực nghiên cứu khoa học.

- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề…

3. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối

 

 - Phát biểu được nội dung quy luật Hacđy-Vanbec.

và nêu được các điều kiện nghiệm đúng nó.(Câu 4, câu 5; 13; 15)

 

 

 - Phân tích được sự khác biệt giữa các quần thể ngẫu phối và nội phối. (Câu 8)

- Giải thích được giao phối ngẫu nhiên là điều kiện quan trọng nhất của quy luật Hacđy-Vanbec.

- Phân tích, rút ra được các hệ quả và ứng dụng của quy luật Hacđy-Vanbec.

 

 

- Phân biệt được sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối (Câu 9)

-Vận dụng định luật Hácđi – Vanbec để xác định tần số alen, cấu trúc di truyền quần thể.

 

- Chứng minh được trạng thái cân bằng hoặc không cân bằng, giao phối ngẫu nhiên hoặc không của quần thể. (Câu 14)

- Ước tính được tần số alen lặn và tần số thể dị hợp. (Câu 16,17,18)

 

- Dự đoán khả năng xuất hiện tính trạng bệnh di truyền trong quần thể.

- Thiết lập được mối liên hệ giữa số alen và kiểu gen của 1 locus trong các trường hợp khác nhau. (Câu 11)

- Dự đoán được nguyên nhân mất cân bằng của quần thể và đề xuất biện pháp bảo tồn.

 

- Kĩ năng tư duy, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề…

- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp.

VI. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

Câu 1 . Quan sát các hình sau và cho biết thế nào là một quần thể? ( nhận biết)

Câu 2. Theo em thế nào là tần số alen và tần số kiểu gen? ( nhận biết)

Câu 3. Tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn và quần thể động vật giao phối gần sẽ thay đổi như thế nào qua các thế hệ? ( nhận biết)

Câu 4. Trình bày định luật Hacđy- Vanbec. ( nhận biết)

Câu 5. Trình bày các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđy- Vanbec. ( nhận biết)

Câu 6. Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vât?

A. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

B. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

C. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

D. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

E. Các cá thể trongn quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

F. Quần thể có thể có khu vực phân bố rất rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông , núi, eo biển...

G. Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi truờng mới mà chúng phát tán tới.

Câu 7. Các quần thể cùng loài thường khác biệt nhau về những đặc điểm di truyền nào?

Câu 8:

a) So sánh đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối và quần thể tự phối.

b) Tại sao nói quần thể giao phối là một kho dự trữ biến dị vô cùng phong phú cho quá trình tiến hoá?

Câu 9: So sánh sự khác nhau về su hướng biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối

Câu 10. Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,40. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là bao nhiêu?

A. 0,10                      B. 0,20                    C. 0,30                 D. 0,40      

Câu 11: Bệnh bạch tạng là do một đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Khi nghiên cứu một quần thể người cứ 10000 người thì có một người mắc bệnh này.

a. Tính tần số alen gây bệnh bạch tạng trong quần thể?

b. Một người phụ nữ không bị bạch tạng lấy chồng bị bạch tạng, họ muốn sinh con. Hãy tính xác suất con của họ bị bạch tạng?

Câu 12. Tại sao các nhà chọn giống thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc duy trì các dòng thuần chủng?

Câu 13. Trong các phát biểu sau, phát biểu phù hợp với định luật Hacđi- Van bec là

A. Trong một hệ sinh thái đỉnh cực, dòng năng lượng không thay đổi.
B.Trong một quần thể ngẫu phối, tần số các alen và thành phần kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ .
C. Các cá thể có chiều cao hơn phân bố bên dưới các vĩ độ cao hơn.
D. Trong quần thể, tần số đột biến bù trừ với áp lực chọn lọc.

Câu 14. Nguyên nhân làm cho quần thể ngẫu phối đa hình là

A. Có nhiều kiểu gen khác nhau.
B. Có nhiều kiểu hình khác nhau.
C. Tạo nhiều biến dị tổ hợp.
D. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản.

Câu 15. Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van bec là

A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.

Câu 16. Trong một quần thể thực vật cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp. Quần thể luôn đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Van bec là quần thể có

A. Toàn cây cao.
B. 1/2 số cây cao, 1/2 số cây thấp.
C. 1/4 số cây cao, còn lại cây thấp.
D. Toàn cây thấp.

Câu 17. Một quần thể có tần số tương đối =  có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là

A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa.
B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa.
C. 0,64 AA + 0,04 Aa + 0,32 aa.
D. 0,04 AA + 0,64 Aa + 0,32 aa.

Câu 18. Trong quần thể Hacđi- vanbec, có 2 alen A và a trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số tương đối của alenA và alen a trong quàn thể đó là

A. 0,6A : 0,4                                         B. 0,8A : 0,2 a.

C. 0,84A : 0,16 a.                                 D. 0,64A : 0,36 a.

Câu 19. Giả sử 1 quần thể tự phối (giao phối gần) xét gen A chỉ có 2 alen A và a.Tại thế hệ xét có 100% kiểu gen Aa. Hãy xác định tần số các kiểu gen và tần số các alen của quần thể tự phối trên sau n thế hệ bằng cách điền tiếp vào bảng.

         

Thế hệ

Tần số kiểu gen AA

Tần số kiểu gen Aa

Tần số kiểu gen aa

Tần số alen A

Tần số alen a

P

 

100%Aa

 

?A

?a

F1

...?AA

...?Aa

...?aa

...?A

...?a

F2

...?AA

...?Aa

...?aa

...?A

...?a

F3

...?AA

...?Aa

...?aa

...?A

...?a

...

...

...

...

...

...

Fn

...?

...?

...?

...?

...?

2 . Từ kết quả trên em có nhận xét gì về sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ? Từ đó hãy thhieets lập công thức tổng quát tính tần số kiếu gen dị hợp cho quần thể tự phối sau n thế hệ

Trả lời

Gọi n: số thế hệ tự phối. Xét 1 gen gồm 2 alen A và a. Giả sử QT ban đầu có 100%Aa
=>Tỉ lệ KG dị hợp qua n lần tự phối = ( 1 / 2 )n
Tỉ lệ KG đồng hợp (tổng AA và aa) qua n lần tự phối = 1 - ( 1 / 2 )n
Tỉ lệ KG đồng hợp mỗi loại (AA = aa) qua n lần tự phối = [1 -( 1 / 2 )n ]/2
*Chú ý: Nếu quần thể ban đầu không phải là 100% Aa mà có dạng: d(AA) ; h(Aa) ; r(aa) qua n thế hệ tự phối thì ta phải tính phức tạp hơn. Lúc này:
tỉ lệ KG Aa = ( 1 / 2 )n x h (Đặt là B)
tỉ lệ KG AA = d + (h – B)/2
tỉ lệ KG aa = r + (h – B)/2

BÀI TẬP NỘI PHỐI:

Bài 1: 1 Quần thể có 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể trên qua 3 thế hệ tự phối.

A.0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa                                                    B.0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa

C.0,36AA  : 0,24Aa : 0,40aa                                                   D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa

Giải
Tỉ lệ KG Aa qua 3 thế hệ tự phối = ( 1 / 2 )3 x  0,48 = 0,06.
Tỉ lệ KG AA = 0,36 + (0,48 – 0,06)/2 = 0,36 + 0,21 = 0,57.
Tỉ lệ KG aa = 0, 16 + 0,21 = 0,37.
Vậy:  qua 3 thế hệ tự phối quần thể trên có CTDT là: 0,57AA : 0,06Aa : 0,37aaà Chọn A

Bài 2: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát đều có kiểu gen Aa. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là:

A.46,8750 %                  B.48,4375 %                         C.43,7500 %                 D.37,5000 %

Giải
Tỉ lệ KG AA = (( 1 – ( 1/2  )5 ) : 2 ) = 31/ 64 = 48,4375 %  à Chọn B

Bài 3: Nếu ở P tần số các kiểu gen của quần thể là :20%AA :50%Aa :30%aa ,thì sau 3 thế hệ tự thụ, tần số kiểu gen AA :Aa :aa sẽ là :

A.51,875 % AA : 6, 25 % Aa : 41,875 % aa                  B.57, 250 % AA : 6,25 % Aa :  36,50 %aa

C.41,875 % AA  : 6,25 % Aa : 51,875 % aa                  D.0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa

Giải :

Tần số kiểu gen Aa = ( 1 / 2 )3 x  0,5  = 0,0625 = 6,25 %

Tần số kiểu gen AA = 0,2 + (( 0,5 - 0,0625 ) /2 ) = 0,41875 = 41,875 %

Tần số kiểu gen aa =  0,3 + (( 0,5 - 0,0625 ) /2 ) = 0,51875 = 51,875 % à Chọn C

Bài 4: Quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen là 0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1.

Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỷ lệ thể đồng hợp chiếm 0,95 ?

  1. n = 1 ; B. n = 2         C. n = 3            D. n =  4

Giải:

Thể đồng hợp gồm BB và bb chiếm 0,95 => tỷ lệ thể đồng hợp BB = bb = 0,95 / 2 = 0,475

Tỉ lệ KG Bb = 0,4 ( 1 / 2 )n

Tỉ lệ KG BB = 0,3 + (( 0,4 - 0,4( 1 / 2 )n ) /2 ) = 0,475

                      0,6 + 0,4 ( 0,4( 1 / 2 )n ) = 0,475 x 2

                      0,4( 1 / 2 )n  =  1 –  0,95 = 0,05

                      ( 1 / 2 )n  =  0,05 / 0,4 = 0,125

                      ( 1 / 2 )n  =  ( 1 / 2 )3  => n = 3     à Chọn C

Bài 5: Xét quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen ở thế hệ P là:

 0,3 BB + 0,3 Bb + 0,4 bb = 1.Các cá thể bb không có khả năng sinh sản, thì

thành phân kiểu gen F1 như thế nào?

A.0,25AA + 0,15Aa +  0,60aa  = 1                                         B.0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1

C.0,625AA + 0,25Aa +  0,125 aa = 1                                     D.0,36AA +  0,48Aa + 0,16aa = 1

Giải:   P : 0,3 BB + 0,3 Bb + 0,4 bb = 1.Các cá thể bb không có khả năng sinh sản

           à các cá thể BB, bb khi tự thụ phấn : 0,3 BB :  0,3 Bb chỉ đạt 60 % , thì :

               Tỷ lệ kiểu gen BB = ( 30 x 100 ) / 60 = 50 % = 0,5

               Tỷ lệ kiểu gen bb = ( 30 x 100 ) / 60 = 50 % = 0,5

  • P: 0,5 BB + 0,5 bb = 1

Lúc này F1; Tỷ lệ kiểu gen Bb = ( 1 / 2 )1 x  0,5  = 0,25

                     Tỷ lệ kiểu gen BB = 0,3 + (( 0,5 – 0,25 )/2 ) = 0,625

                     Tỷ lệ kiểu gen bb = 0 + ((0,5 – 0,25 ) / 2) = 0,125

Vậy: thành phân kiểu gen F1 là 0,625BB + 0,25 Bb + 0,125 bb = 1 à Chọn C

Bài 6: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp Bb bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên là bao nhiêu?

A. n = 1 ;              B. n = 2             C. n = 3              D. n =  4

Giải:

Tỷ lệ kiểu gen Bb = ( 1 / 2 )n x  60 %   = 3,75 %

                  ( 1 / 2 )n x  3/5 = 3 / 80  (60 % =  60 /100 = 3/5 ; 3,75 % =375/10000 = 3/80 )

( 1 / 2 )n =  3/80 : 3/5 = 3/80  x  5/3 = 5/80 = 1/16   = ( 1 / 2 )4

               ( 1 / 2 )n   =    ( 1 / 2 )4   => n = 4         à Chọn D

Bài 7: Một quần thể Thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1 là:

A.0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa                                              B.0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa

C.0,36AA  : 0,24Aa : 0,40aa                                                   D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa

Giải:   P : 0,45 AA : 0,30 Aa : 0,25 aa .Các cá thể có kiểu gen aa  không có khả năng sinh sản

           à Các cá thể AA, Aa  khi tự thụ phấn : 0,45 AA : 0,30 Aa chỉ đạt 75 %, thì :

               Tỷ lệ kiểu gen AA = ( 45 x 100 ) / 75 = 60 % = 0,6

               Tỷ lệ kiểu gen Aa  = ( 30 x 100 ) / 75 = 40 % = 0,4

  • P: 0,6 AA + 0,4 Aa = 1

Lúc này F1; Tỷ lệ kiểu gen Aa = ( 1 / 2 )1 x  0,4  = 0,2

                     Tỷ lệ kiểu gen AA = 0,6 + (( 0,4 – 0,2 )/2 ) = 0,7

                     Tỷ lệ kiểu gen aa = 0 + ((0,4 – 0,2 ) / 2) = 0,1

Vậy: tỉ lệ kiểu gen F1 là : 0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa     à Chọn B

Bài 8 : Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 25% AA : 50% Aa : 25% aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F2

A. 12,5%.                B. 25%.               C. 75%.              D. 87,5%.

Giải:

Tỷ lệ kiểu gen Aa = ( 1 / 2 )2 x  50 %   = 12,5 %.

Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F2 là: 100 % - 12,5% = 87,5 % . Hay : Tỷ lệ kiểu gen AA = 25 %  + (( 50 % – 12,5 %  ) /2 ) = 43,75 %

                        Tỷ lệ kiểu gen aa =  25 %  + (( 50 % – 12,5 %  ) /2 ) = 43,75 %

Vậy : tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F2 là: 43,75 % + 43,75 % = 87,5 % à Chọn D

Bài 9: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên?

A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn.                         B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn.

C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn.                         D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn.

Giải: Tỉ lệ thể dị hợp Aa ở thế hệ xuất phát:   ( 1/2 )3 x Aa  =  0,08  => Aa = 0, 64 = 64 %

          Vậy: tỉ lệ kiểu hình cánh dài : 64 % + 20 % = 84 %

                   tỉ lệ kiểu hình cánh ngắn : 100 % - 84 % = 16 % à Chọn C

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

 BÀI TẬP NGẪU PHỐI: (GIAO PHỐI TỰ DO, TẠP GIAO )

Bài 1:         Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. QTI : 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa.                      B.QT II: 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa.

C. QT III: 0,64 AA : 0,04 Aa : 0,32 aa.                    D. QT IV: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.

Giải: Dùng  công thức p2AA  x  q2aa  = ( 2pqAa / 2 )2

Xét QTI: 0,32  x  0,04 = ( 0,64 /2 ) 2     ó 0,0128 không bằng 0,1024

Xét QTII: 0,04  x  0,32 = ( 0,64 /2 ) 2     ó 0,0128 không bằng 0,1024

Xét QTIII: 0,64  x  0,32 = ( 0,04 /2 ) 2  ó 0,2048 không bằng 0,0004

Xét QTIV: 0,64  x  0,04 = ( 0,32 /2 ) 2  ó 0,0256 = 0,0256 => Chọn D

Bài 2.Một quần thể bao gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa, 680 cá thể có kiểu gen aa. Tần số alen A và a trong quần thể trên lần lượt là :

A.0,265 và 0,735                  B.0,27 và 0,73                       C.0,25 và 0,75                    D.0,3 và 0,7

Giải: Tổng số cá thể trong quần thể : 120 + 400 + 680 = 1200

          Tần số kiểu gen AA = 120  /  1200  =  0,1 : Tần số kiểu gen Aa = 400 /  1200  =  0,33

          Tần số kiểu gen aa = 680 /  1200  =  0,57

Vậy : pA = 0,1 + 0,33 / 2  = 0,265 ; qa = 0,57 + 0,33 / 2  = 0,735 à chọn A

Bài 3: Gen BB qui định hoa đỏ, Bb qui định hoa hồng, bb qui định hoa trắng. Một quần thể có 300 cá thể đỏ, 400 cá thể hoa hồng và 300 cá thể hoa trắng tiến hành giao phấn ngẫu nhiên. Nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1

  1. A) 0,25 BB+0,50Bb+0,25bb=1. B) 0,36 BB+0,48Bb+0,16bb=1
  2. C) 0,81 BB+0,18Bb+0,01bb=1. D) 0,49 BB+0,42Bb+0,09bb=1

Giải: - Tổng số cá thể trong quần thể ở P: 300 + 400 + 300 = 1000

           Tần số kiểu gen BB = 300  /  1000  =  0,3;      Tần số kiểu gen Bb = 400 /  1000  =  0,4

  Tần số kiểu gen bb = 300 /  1000  =  0,3  => pA = 0,3 + 0,4 / 2  = 0, 5 ; qa = 0,3 + 0,4 / 2  = 0, 5

         - Vậy thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 là: 0,25 BB + 0,50Bb + 0,25bb = 1. à chọn A

Bài 4: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Ở huyện A có 106 người, có 100 người bị bệnh bạch tạng. Xác suất bắt gặp người bình thường có kiểu gen dị hợp là:

A)1,98.                B)0,198.                           C)0,0198.                          D)0,00198

Giải: Gọi a là gen lặn gây bệnh bạch tạng à Kiểu gen aa: người bị bệnh bạch tạng

          Ta có : q2aa  =  100 / 1000.000  => qa = 1/100 = 0,01

             Mà : pA + qa = 1  => pA = 1- qa = 1 – 0,01 = 0,99

               2pqAa = 2 x 0,01 x 0,99 = 0,0198 à chọn C

Bài 5: Biết alen A quy định lông xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng, các alen nằm trên NST thường. Một quần thể chuột ở thế hệ xuất phát có 1020 chuột lông xám đồng hợp, 510 chuột có kiểu gen dị hợp. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng có 3600 cá thể.

   Sử dụng dữ kiện trên trả lời các câu hỏi a) và b) sau đây:

  1. Tần số tương đối của mỗi alen là:
  2. A: a =  1/6  : 5/6        B. A: a  =  5/6  : 1/6       C. A: a  =  4/6  :  2/6     D A: a  =  0,7  : 0,3 
  3. b) Số lượng chuột ở từng kiểu gen khi đạt trạng thái cân bằng:
  4. AA = 1000; Aa = 2500;   aa = 100                     B.  AA = 1000;  Aa = 100;   aa = 2500 
  5. AA = 2500; Aa = 100;   aa = 1000                     D.  AA = 2500;  Aa = 1000;   aa = 100

Giải: a)Tần số tương đối của mỗi alen là:

Tổng số cá thể chuột trong quần thể ở thế hệ xuất phát:  1020 + 510  = 1530

=> Tần số kiểu gen AA = 1020  /  1530  =  2 / 3 ;    Tần số kiểu gen Aa = 510 /  1530  =  1 / 3

Vậy : Thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là  2/3 AA + 1/3 Aa  = 1.

Tần số tương đối của mỗi alen là:

pA =  2/3  + ( 1/3  :  2 ) = 5 / 6 ; qa = 0 + ( 1/3  :  2 ) = 1 / 6 à chọn B

  1. b) Kết quả ngẫu phối giữa các cá thể ở thế hệ P:

P: ( 5/6A  :  1/6 a ) x  ( 5/6A  :  1/6 a ) = 25AA : 10Aa : 1aa ( hay kẻ ô pennett )

 Vậy: Số lượng chuột ở từng kiểu gen khi đạt trạng thái cân bằng:

   Kiểu gen AA = ( 25 : 36 ) 3600  =  2500 ;  Kiểu gen Aa  = ( 10 : 36 ) 3600  =  1000

   Kiểu gen aa   = (  1 : 36 ) 3600  =  100        à chọn D

Bài 6: Đàn bò có thành phần kiểu gen đạt cân bằng, với tần số tương đối của alen qui định lông đen là 0,6, tần số tương đối của alen qui định lông vàng là 0,4. Tỷ lệ kiểu hình của đàn bò này như  thế  nào ?

A)84% bò lông đen, 16% bò lông vàng.     B)16% bò lông đen, 84% bò lông vàng.

C)75% bò lông đen, 25% bò lông vàng.     D)99% bò lông đen, 1% bò lông vàng.

Giải:  Tần số KG AA = 0,36  Tần số KG Aa = 2( 0,6 x 0,4 ) = 0,48;  Tần số KG aa = 0,16

Tỷ lệ kiểu hình bò lông đen là : 0,36  +  0,48 = 0,84 = 84 %

Tỷ lệ kiểu hình đàn bò lông vàng: 0,16 = 16 %          à chọn A

Bài 7: Quần thể giao phấn có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng, có hoa đỏ chiếm 84%. Thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào (B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so b qui định hoa trắng)?

A)0,16 BB + 0,48 Bb + 0,36 bb = 1.                   B)0,36 BB + 0,48 Bb + 0,16 bb = 1.

C)0,25 BB + 0,50 Bb + 0,25 bb = 1.          D)0,64 BB + 0,32 Bb + 0,04 bb = 1.

Giải :   Tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ:  84 %  => Tỷ lệ kiểu hình hoa trắng : 16 %  = 0,16

  • Tần số kiểu gen bb = 0,16 => qb = 0,4

          Theo Định luật Hacđi-VanbeC. pB +  qb = 1 => pB = 1- qb= 1 -  0,4 = 0, 6

          Tần số kiểu gen BB= 0,36 ;  Tần số kiểu gen Bb = 2( 0,6 x 0,4 ) = 0,48

Thành phần kiểu gen của quần thể là : 0,36 BB + 0,48 Bb + 0,16 bb = 1.   à chọn D

Bài 8:Quần thể người có tỷ lệ máu A chiếm 0,2125; máu B chiếm 0,4725; máu AB chiếm 0,2250; máu O chiếm 0,090. Tần số tương đối của mỗi alen là bao nhiêu?

A)p(IA) = 0,25; q(IB) = 0,45; r(i) = 0,30      B)p(IA) = 0,35; q(IB) = 0,35; r(i) = 0,30

C)p(IA) = 0,15; q(IB) = 0,55; r(i) = 0,30       D)p(IA) = 0,45; q(IB) = 0,25; r(i) = 0,30

Giải : Gọi : p(IA); q(IB), r(i) lần lượt là tần số tương đối các alen IA, IB, IO

           Ta có : p + q + r  =  1 ( * )     Máu O chiếm 0,090 => r(i) = 0,30

           Tỷ lệ máu A:  IA IA  +  IA IO =  0,2125  =>  p2 + 2 pr = 0,2125

           *  p2 + 2 pr + r2 =   ( p + r ) 2  =  0,2125 + 0,090 = 0, 3025  = ( 0,55 ) 2

               ( p + r ) 2  =  ( 0,55 ) 2 => p + r  = 0,55  => p = 0,55 – 0,30 = 0,25

           Từ: ( * ) => q = 1 – ( p + r ) = 1 -  ( 0,25 + 0,30 ) = 0,45

           Vậy: Tần số tương đối của mỗi alen là : p(IA) = 0,25; q(IB) = 0,45; r(i) = 0,30 à chọn A

Bài 9: Cho cấu trúc di truyền của 1 quần thể người về hệ nhóm máu A, B, AB, O:

            0,25 IA IA  + 0,20 IA IO  +  0,09 IB IB  +  0,12 IB IO  +  0,30 IA IB  +  0,04IO IO = 1

            Tần số tương đối mỗi alen  IA  , IB , IO    là:

           A) 0,3 : 0,5 :  0,2         B) 0,5  :  0,2 :  0,3         C) 0,5  :  0,3 :  0,2        D) 0,2  :  0,5 :  0,3

Giải :     Tần số tương đối của alen  IA0,25 + ( 0,2 : 2 ) + (  0,3 : 2 ) = 0,5

               Tần số tương đối của alen  IB0,05 + ( 0,12 : 2 ) + (  0,3 : 2 ) = 0,5

               Tần số tương đối của alen  IO1 - ( 0,5 + 0,3  )  =  0,2             à chọn C

Bài 10: Việt Nam, tỷ lệ nhóm máu O chiếm 48,3%, máu A chiếm 19,4%, máu B chiếm 27,9%, máu AB chiếm 4,4%. Tần số tương đối của IA là bao nhiêu?

A)0,128.               B)0,287.               C)0,504.               D)0,209.

Giải : Máu O chiếm 0,483 => r(i) = 0,695

          Tỷ lệ máu A:  IA IA  +  IA IO =  0,194  =>  p2 + 2 pr = 0,194

           *  p2 + 2 pr + r2 =   ( p + r )2  =  0,194 + 0,483 = 0, 677  = ( 0,823 )2

               ( p + r )2  =  ( 0,823 ) =>  p + r  = 0,823   =>  p = 0,823 – 0,695 = 0,128 à chọn A

Bài 11: Về nhóm máu A, O, B của một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền.Tần số alen IA = 0,1 , IB = 0,7, Io  = 0,2.Tần số các nhóm máu A, B, AB, O lần lượt là:

A. 0, 3;   0, 4;  0, 26;    0, 04                                   B. 0,05;   0,7 ;   0,21;    0,04

C. 0, 05;  0, 77;  0, 14;  0, 04                                  D.  0,05;  0,81;   0,10;    0,04

Giải : Tần số nhóm máu O : r2 = ( 0,2)2 = 0,04

           Tần số nhóm máu A: p2 + 2pr =   ( 0,1)2 + 2(( 0,1 )  x  ( 0, 2 )) = 0, 05

           Tần số nhóm máu B: q2 + 2qr  =  ( 0,7 )2 + 2(( 0,7 )  x  ( 0,2 )) = 0,77

           Tần số nhóm máu AB: 2pq = 2(( 0,1 ) x ( 0,7 )) = 0, 14  à chọn C

Bài 12:  Một quần thể có 4 gen I,II,III.IV ; số alen của mỗi gen lần lượt là:2,3,4,5. Số kiểu gen có được trong quần thể ngẫu phối nói trên là:

A. 2700                   B. 370                        C. 120                           D. 81

Giải :  gen I có : ((2(2+1) : 2 )1 = 3 kiểu gen  ;   gen II có : ((3(3+1) : 2 )1 = 6 kiểu gen

           gen III có : ((4(4+1) : 2 )1 = 10 kiểu gen ; gen IV có : ((5(5+1) : 2 )1 = 15 kiểu gen

   Tổng số kiểu gen có được trong 1 quần thể ngẫu phối là : 3 x 6 x 10 x 15 = 2700 à Chọn A

Bài 13: Một quần thể có cấu trúc như sau P: 17,34%AA : 59,32%Aa : 23,34%aa. Trong quần thể trên, sau khi xảy ra 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì kết quả nào sau đây không xuất hiện ở F3?

  1. A. Tỉ lệ kiểu gen 22,09%AA : 49,82%Aa : 28,09%aa.
  2. B. Tần số tương đối của A/a = 0,47/0,53.
  3. C. Tỉ lệ thể dị hợp giảm và tỉ lệ thể đồng hợp tăng so với P.
  4. D. Tần số alen A giảm và tần số alen a tăng lên so với P.

Giải : Ta có: P: 17,34%AA : 59,32%Aa : 23,34%aa.

                         Tần số alen A: ( pA) = 0,1734 + ( 0,5932 : 2 ) = 0,47

                         Tần số alen a  ( qa ) =  0,2334 + ( 0,5932 : 2 ) = 0,53

Qua 1 thế hệ ngẫu phối: ( 0,47)2AA : 2 x ( 0,47) x ( 0,53 ) : ( 0,53 )2aa

                                           ó Tỉ lệ kiểu gen 22,09%AA : 49,82%Aa : 28,09%aa.   

Qua 3 thế hệ ngẫu phối ( F3) tỉ lệ kiểu gen vẫn là 22,09%AA : 49,82%Aa : 28,09%aa.   

Như vậy: đáp án A, B, C đều đúng à tần số alen A giảm và tần số alen a tăng lên so với P

    không xuất hiện ở F3 . Chọn D

Bài 14: Ở người gen qui định màu mắt có 2 alen ( A, a ), gen qui định dạng tóc có 2 alen (B, b) gen qui định nhóm máu có 3 alen ( IA. IB, IO ). Cho biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số kiểu gen khác nhau có thể tạo ra từ 3 gen nói trên ở quần thể người là:

A.54                                   B.24                                   C.10                                     D.64

Giải : gen qui định màu mắt có : ( 2 (2+1) : 2 )1 = 3 kiểu gen  ; 

           gen qui định dạng tóc có : ( 2 (2+1) : 2 )1 = 3 kiểu gen

           gen qui định nhóm máu có : ( 3 (3+1) : 2 )1 = 6 kiểu gen .

   Số kiểu gen khác nhau có được trong 1 quần thể Người là :3 x 3 x 6 = 54 à Chọn A

Bài 15: Một quần thể động vật, xét 1 gen có 3 alen nằm trên NST thường và 1 gen có 2 alen nằm trên NST giới tính không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về 2 gen trên là:                    A.30                        B.60                         C. 18                               D.32

Giải : 1 gen có 3 alen nằm trên NST thường : (3(3+1) : 2 )1 = 6 loại kiểu gen .

1 gen có 2 alen nằm trên NST giới tính không có alen tương ứng trên Y: có 5 loại kiểu gen

      - Số kiểu gen nằm trên Y là 2 :  XAY,  XaY

      - Số kiểu gen nằm trên X là 3:  XA XA,  Xa Xa , XA Xa

Vậy: Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về 2 gen trên là:  6 x 5  = 30  à Chọn A

Bài 16: Ở người gen A qui định mắt nhìn màu bình thường, alen a qui định bệnh mù màu đỏ và lục; gen B qui định máu đông bình thường, alen b qui định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể người là:

A.42                                    B.36                                     C.39                                     D.27

Giải : Các gen ( AaBb ) nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y: có 14 kiểu gen

  • Số kiểu gen nằm trên Y là 4 : XABY,  XabY,  XAbY,  XaBY
  • Số kiểu gen nằm trên X là 10: XABXAB,  XaB XaB , XAB XaB,  XABXAb,  XaB Xab , XAb Xab,

                                                                                                 XAbXAb,  Xab Xab ,  XAB Xab,   XAb XaB

        Gen nằm trên NST thường ( D và d ) có:  (2(2+1) : 2 )1 = 3 kiểu gen

  Vậy: Quần thể Người có số loại kiểu gen tối đa về 3 locut  trên là:  14  x  3  =  42  à Chọn A

Bài 17: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,7AA + 0,3Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối người ta thu được ở đời con 4000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là:  A.90                       B.2890                                C.1020                               D.7680

Giải :  P. 0,7AA  +  0,3Aa  => pA = 0,7 + (0,3 / 2 ) = 0,85 ; qa = 0 + (0,3 / 2 ) = 0,15

           F1.( 0,85 )2 AA  +  ( 2  x  0,85  x  0,15 ) Aa  +  ( 0,15 )2 aa  = 1

      ó F1. 0,7225 AA  +  0,255 Aa  +  0,0225 aa  =  1.

      Vậy: Số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con ( F1 ) là: 0,255  x  4000  =  1020 à Chọn C

Bài 18: Giả sử 1 quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó có 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn ( aa ), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp ( Aa ) trong quần thể sẽ là:

A. 9900                 B. 900                     C. 8100                              D. 1800

Giải : Ta có : q2aa  = 100 / 10000 = 0,01 => qa = 0,1

        Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền => pA  =  1 -  0,1 =  0,9 ; 2pqAa = 2 x 0,1 x 0,9 = 0,18

        Vậy: Số cá thể có kiểu gen dị hợp ( Aa ) là : 0,18  x  10000 = 1800 à Chọn D

Bài 19: Ở gà A quy định lông đen trội không hoàn toàn so với a quy định lông trắng, kiểu gen Aa quy định lông đốm. Một quần thể gà rừng ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể trong đó có 4800 con gà lông đốm, số gà lông đen và gà lông trắng trong quần thể lần lượt là

A.3600, 1600.                B.400, 4800.                           C.900, 4300.                           D.4900, 300.

Giải : Tỉ lệ kiểu gen gà lông đốm ( Aa ) = 4800 / 10000 = 0,48

           Gọi p: tần số alen A ( lông đen ), q: tần số alen a ( lông trắng )

          Quần thể gà rừng ở trạng thái cân bằng di truyền, theo định luật Hacdi-VanbeC.

          ( p + q ) = 1 và 2pq = 0,48  ó p + q = 1 (1) và pq = 0,24 (2)

           Theo định luật Viet (1), (2) ta có phương trình : X2 – X + 0,24 = 0.

           Giải ra ta được. x1 = 0,6; x2 = 0,4  ( x1 là p; x2 là q ).

          Suy ra: Tần số kiểu gen AA ( lông đen ) : ( 0,6 ) 2  =  0,36

                       Tần số kiểu gen aa ( lông trắng ) : ( 0,4 ) 2  =  0,16

          Vậy: Số gà lông đen : 0,36 x 10000 = 3600

                  Số gà lông trắng: 0,16 x 10000 = 1600     à Chọn A

Bài 20 : Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen ( A và a ) ta thấy, số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là:

A.37,5 %                            B.18,75 %                     C.3,75 %                           D.56,25 %

Giải :  Gọi: p2 là tần số kiểu gen đồng hợp trội, q2 là tần số kiểu gen đồng hợp lặn.

            Ta có: p2  =  9 q2  hay  p = 3q

            Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền : p  +  q  =  1

            Nên: 3q + q = 1 => q = 1 / 4 = 0, 25  và p = 3 x  0,25 = 0,75

            Vậy: Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là:

            2pq = 2 x 0,25 x 0,75 = 0,375 = 37,5 %  à Chọn A

Bài 21 : Trong 1 quần thể cân bằng, xét 2 cặp alen AaBb trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.Alen A có tần số tương đối 0,4 và Alen B có tần số tương đối là 0,6.Tần số mỗi loại giao tử của quần thể này là:

  1. AB = 0,24 Ab = 0,36                aB = 0,16                 ab = 0,24
  2. AB = 0,24 Ab = 0,16                aB = 0,36                 ab = 0,24
  3. AB = 0,48 Ab = 0,32                aB = 0,36                 ab = 0,48
  4. AB = 0,48 Ab = 0,16                aB = 0,36                 ab = 0,48

Giải : Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền : p  +  q  =  1

          - Alen A : pA  =  0,4  => qa = 0,6.

          - Alen B  : pB  = 0,6  => qb = 0,4

          Vậy: Tần số mỗi loại giao tử của quần thể này là:

        AB = pA x pB = 0,4 x 0,6 = 0,24;     Ab = pA x qb = 0,4 x 0,4 = 0,16

        aB = qa x pB = 0,6 x 0,6 = 0,36;        ab = qa x qb = 0,6 x 0,4 = 0,24 à Chọn B

Bài 22: Ở mèo, di truyền về màu lông do gen nằm trên NST giới tính X qui định, màu lông hung do alen d, lông đen : D, mèo cái dị hợp: Dd có màu lông tam thể. Khi kiểm tra 691 con mèo, thì xác định được tần số alen D là: 89,3 %; alen d: 10,7 %; số mèo tam thể đếm được 64 con. Biết rằng: việc xác định tần số alen tuân theo định luật Hacđi-Vanbec. Số lượng mèo đực, mèo cái màu lông khác theo thứ tự là:

A.335, 356                  B.356, 335                    C. 271, 356                                   D.356, 271         

Giải : Ta có: ( 0,893 )2 DD  +  2 ( 0,893 x 0,107 ) Dd  + ( 0,107 )2 dd = 1

          2 ( 0,893 x 0,107 ) Dd = 64  => Dd  = 64 / 0,191102 = 335 con

          Suy ra : Số mèo đựC. 691 – 335 = 356 con,

                       Số mèo cái màu lông kháC. 335 – 64 = 271 con à Chọn D

Bài 23: Một quần thể lúc thống kê có tỉ lệ các loại kiểu gen là 0,7AA : 0,3aa. Cho quần thể ngẫu phối qua 4 thế hệ, sau đó cho tự phối liên tục qua 3 thế hệ. Tỉ lệ các cá thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến, không có di nhập gen, các cá thể có sức sống, sức sinh sản như nhau:

A. 0,0525                 B,0,60                   C.0,06                          D.0,40

Giải : pA = 0,7; qa = 0,3. CTDT của quần thể qua 4 thế hệ ngẫu phối: 0,49AA;0,42Aa: 0,09aa

          Tự phối qua 3 thế hệ: Aa = (1/2 )3 x  0,42 = 0,0525 à Chọn A

Bài 24:Ở người, A quy định mắt đen, a: mắt xanh, B: tóc quăn, b: tóc thẳng; liên quan đến nhóm máu ABO có 4 kiểu hình:

- Nhóm máu A do gen IA  quy định.    

- Nhóm máu B do gen IB  quy định.     

- Nhóm máu AB tương ứng với kiểu gen IA IB.

- Nhóm máu O tương ứng với kiểu gen ii.

 Biết rằng IA và IB là trội hoàn toàn so với i, các cặp gen quy định các tính trạng trên nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Số loại kiểu gen khác nhau có thể có (về các tính trạng nói trên) là:

A. 32                              B. 54                              C. 16                    D. 24

Giải :

- Gen qui định nhóm máu có 3 alen: IA, IB, I0 => Số loại kiểu gen: (3(3+1) : 2 )1 = 6 kiểu gen

- Gen qui định màu mắt có 2 alen: A, a => Số loại kiểu gen: (2(2+1) : 2 )1 = 3 kiểu gen

- Gen qui định dạng tóc có 2 alen: B, b=> Số loại kiểu gen: (2(2+1) : 2 )1 = 3 kiểu gen

Vậy: Số loại kiểu gen khác nhau có thể có (về các tính trạng nói trên): 6 x 3 x 3 = 54 àChọn B

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Giáo án PTNL sinh học 12 bài 17 cấu trúc di truyền của quần thể tiếp theo, giáo án phát triển năng lực sinh học 12 bài 17 cấu trúc di truyền của quần thể tiếp theo , giáo án sinh học 12 hay bài 17 cấu trúc di truyền của quần thể tiếp theo giáo án PTNL , giáo án sinh học 12 chi tiết bài 17 cấu trúc di truyền của quần thể tiếp theo , giáo án PTNL sinh học 12 bài 17 cấu trúc di truyền của quần thể tiếp theo

Tải giáo án: