Giáo án PTNl bài 34: Sự phát sinh loài người

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 34: Sự phát sinh loài người. Bài học nằm trong chương trình sinh học 12. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNl bài 34: Sự phát sinh loài người

Bài 34:  SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Qua tiết này học sinh phải :

- Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người.

- Trình bày được đặc điểm của từng giai đoạn.

2. Kĩ năng.

- Kĩ năng so sánh thông qua hoạt động hoàn thành bảng các giả thuyết về địa điểm phát sinh loài người, bảng so sánh tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa. Mối quan hệ giữa 2 quá trình tiến hóa.

- Sưu tầm tư liệu về sự phát sinh loài người.

3. Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm về vai trò của con người trong thế giới sống hiện nay, ý thức phòng chống các nhân tố xã hội tác động xấu đến con người và xã hội loài người.

- Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.

4. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  Kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi AND.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: Giáo án, hình ảnh phóng to (34.1)

- Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo yêu cầu giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC.

Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài học

Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác

Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:

- Trong giai đoạn hiên nay có thể coi con người là một loài sinh vật tiến hóa cao nhất trong bậc thang tiến hóa của sinh giới.Vậy thì sự hình thành, phát triển của loài người diễn ra như thế nào trong các giai đoạn. Và có gì khác biệt so với các loài khác

2. Ổn định – Kiểm tra: 3’ Hóa thạch là gì? Tại sao hóa thạch là bằng chứng tiến hóa?

3. Bài mới: 35’

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

GV giới thiệu cho HS hình ảnh sự tiến hóa của loài người. GV đắt vấn đề

Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra những điểm khác nhau về sinh lý học, thần kinh và gien giữa loài người và những tổ tiên sinh vật xa xưa. Cụ thể, người ta phát hiện thấy rằng bộ não của con người có sự khác biệt về chất trong sự phát triển của những phần khác nhau trong bộ não kiểm soát quá trình lý tính trừu tượng, hành vi xã hội và khả năng thể chất. Phát hiện này còn là bằng chứng nữa ủng hộ cách lý giải của Frederick Engels về sự tiến hoá của loài người trong cuốn tiểu luận “Vai trò của lao động trong sự biến đổi từ vườn sang người”. Nguồn gốc và sự phát triển loài người qua các giai đoạn ra sao?

                     

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành Kiến thức:

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

- Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người.

- Trình bày được đặc điểm của từng giai đoạn.

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Đ: Vượn người ngày nay (tinh tinh) có thể tiến hóa thành người được không?

- Nêu những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người ?

 

- Hãy tìm những dẫn liệu chứng minh loài người có chung nguồn gốc với vượn người ?

 

 

 

 

- Hãy tìm những đặc điểm sai khác giữa người vượn hoá thạch với vượn người ?

 

 

 

 

 

- Từ những đặc điểm hình thái, đời sống,..->người tối cổ có những đặc điểm giống người ra sao?

 

 

- Nêu các đặc điểm sai khác giữa người cổ Homo habilis với người cổ Homo erectus ?

 

 

 

- Hãy tìm những đặc điểm sai khác giữa người đứng thẳng Homo erectus với ng ười v ượn hoá thạch?

 

 

Giảng: Người HeidenbeC. phát hiện 1907 ở Heidenbec (Đức), sống cách đây khoảng 500000, thuộc loài H.erectus.

 

 

- Người Neandectan có phải là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại không? Tại sao?

 

 

- Đặc điểm nổi bât về công cụ lao động,đời sống xã hội?

 

 

- Giới thiệu các di tích hóa thạch của người cổ tìm thấy ở VN chứng tỏ ngày xưa đã từng có dạng người cổ Homo sinh sống

 

 

- Nêu các nhân tố sinh học chi phối quá trình phát sinh loài người

 

 

- Có vai trò chủ đạo trong giai đoạn nào của lịch sử loài người?

 

 

- Nhân tố xã hội gồm các nhân tố nào? Tại sao nói nhân tố xã hội quyết định sự phát triển của loài người?

 

 

- Những nhân tố tự nhiên và xã hội nào hiện nay đang tác động xấu đến sức khoẻ và đạo đức con người ?

 

 

 

 

- Vượn người ngày nay (tinh tinh) có thể tiến hóa thành người được không?

 

 

Loài người ngày nay có thể tiến hóa thành loài nào khác không? Giải thích.

 

- HS trả lời

- Kể 4 giai đoạn chính: vượn người hóa thạch, người vượn hóa thạch, người cổ và người hiện đại.

- HS nêu các đặc điểm giống nhau về cấu tạo của người giống vượn người hiện nay và dạng người vượn hóa thạch trng gian giữa người với vượn người

- Người vượn hoá thạch:

Chuyển từ đời sống trên cây ->mặt đất, đứng thẳng, đi bằng 2 chân, sử dụng tay trong nhiều hđ,…

 

 

->HS nghiên cứu sgk

 

 

 

 

- HS suy nghĩ trả lời

 

 

 

 

 

- Người đứng thẳng: sống chủ yếu ở mặt đất, tay chân phân hóa, đứng thẳng, hộp sọ lớn, biết chế tác và sd công cụ bằng đá.

 

 

 

 

 

 

- Không, vì có nhiều sai khác về hình thái giải phẫu và hệ gen

 

 

 

 

 

- Sống thành đàn trong hang, biết dùng lửa thông thạo, sống săn bắt và hái lượm, công cụ lao động bằng đá tinh xảo hơn như: dao, búa, rìu, bước đầu có đời sống văn hoá.

 

 

- Không phải tổ tiên trực tiếp của người hiện đại, mà là 1 nhánh trong chi Homo, đã tuyệt diệt

 

 

 

 

 

 

- HS kể các tác động xấu: chiến tranh, dịch bệnh, tệ nạn xã hội,…

 

 

 

 

- Không phải tổ tiên trực tiếp của người hiện đại, mà là 1 nhánh trong chi Homo, đã tuyệt diệt

 

 

Không thể vì thiếu các điều kiện lịch sử cần thiết như thức ăn, môi trường sống,……. Các nhân tố tiến hóa

I. QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI HIỆN ĐẠI: 23’

Dẫn liệu cổ SH, SH phân tử chứng minh loài người phát sinh từ tổ tiên chung với vượn người (bộ Linh trưởng, lớp Thú), tiến hóa theo kiểu phân nhánh qua 4 gđ chính: vượn người hóa thạch, người vượn hóa thạch, người cổ và người hiện đại.

1. Các dạng vượn người hoá thạch:

  ĐriôpiteC. phát hiện 1927 ở Châu Phi, sống cách đây khoảng 18 triệu năm

- Tay chân chưa phân hóa, đi leo trèo bằng tứ chi, não bé: 350cm3

- Chủ yếu sống trên cây

2. Các dạng người vượn hoá thạch (còn gọi là người tối cổ):

ÔxtralôpiteC. phát hiện 1924 ở Nam Phi, sống ở cuối kỉ Đệ tam, cách đây khoảng 2 – 8 triệu năm

- Chuyển từ lối sống trên cây xuống sống ở mặt đất, đi bằng hai chân, thân hơi khom về trước.

- Cao 120- 140 cm, nặng 20 – 40 kg, có hộp sọ 450 – 750 cm 3.

- Biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công.

=>Những đặc điểm giống người: đi bằng 2 chân, biết sử dụng công cụ,…->là mắt xích trung gian giữa tổ tiên của loài người với người hiện đại.

3. Người cổ Homo:

a. Homo habilis: (người khéo léo)

- Tìm thấy ở Onđuvai năm 1961- 1964.

- Sống cách đây 1,6 – 2 triệu năm

- Cao 1-1,5m, nặng 25 – 50kg, hộp sọ 600–800cm3.

- Sống thành đàn, đi thẳng đứng, tay biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.

b. Homo erectus: (người đứng thẳng)

-Pitecantrop (người cổ Java)

+Tìm thấy ở Inđônêxia năm 1891, sống cách đây 80 vạn – 1 triệu năm.

+Cao 1,7m hộp sọ 900- 950 cm3 . Biết chế tạo công cụ bằng đá, đi thẳng đứng.

- Xinantrop (người cổ Bắc Kinh)

- Tìm thấy ở Bắc Kinh (TQ) năm 1927

- Hộp sọ 1000 cm3 , đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa

c. Homo neanderthalensis (người Neandectan)

 - Phát hiện đầu tiên ở Đức năm 1856

- Sống cách đây 30000 – 150000 năm, đã tuyệt diệt

- Cao: 1,55-1,66m, hộp sọ 1400cm3

- Xương hàm gần giống người, có lồi cằm

 - Sống thành đàn trong hang, biết dùng lửa thông thạo, sống săn bắt và hái lượm, công cụ lao động bằng đá tinh xảo hơn như: dao, búa, rìu, bước đầu có đời sống văn hoá.

- Không phải tổ tiên trực tiếp của người hiện đại, mà là 1 nhánh trong chi Homo, đã tuyệt diệt

4.Người hiện đại ( Homo sapiens): 

- Tìm thấy ở làng Grômanhon( Pháp) năm 1868.

- Sống cách đây 35000 – 50000 năm

- Cao: 1,8m, nặng 70kg, hộp sọ 1700cm3, có lồi cằm rõ (tiếng nói phát triển)

- Sống thành bộ lạc, có nền văn hoá phức tạp, có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.

- Công cụ lao động: đá, xương, sừng, đồng, sắt.

II. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HÓA VĂN HÓA: 12’

1. Tiến hoá sinh họC. (nhân tố tự nhiên)

 - Gồm biến dị di truyền và chọn lọc tự nhiên, đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn người vượn hoá thạch và người cổ.

- Nhứng biến đổi trên cơ thể người vượn hóa thạch và người cổ là kết quả quá trình tích lũy các biến dị di truyền kết hợp với CLTN

2. Tiến hoá xã hội: (nhân tố văn hóa)

- Từ gđoạn con người SH ->gđoạn con người XH

- Các nhân tố văn hoá, xã hội ( cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội…) đã trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của con người và xã hội loài người.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Câu 11: Trong quá trình phát sinh sự sống, giai đoạn kéo dài nhất là

A. giai đoạn tiến hóa hóa học

B. giai đoạn tiến hóa sinh học

C. giai đoạn tiến hóa tiền sinh học

D. không có đáp án đúng

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 12: Giai đoạn từ khu sự sống xuất hiện và phát triển cho đến ngày nay được gọi là

A. tiến hóa hóa học

B. tiến hóa xã hội

C. tiến hóa sinh học

D. tiến hóa tiền sinh học

Đáp án: C

Câu 13: Có bao nhiêu nội dung sau đây là sai khi đề cập đến quá trình phát sinh và phát triển sự sống?

(1) Sự sống ban đầu xuất hiện ở nước sau đó mới lên cạn.

(2) Sự sống chỉ được lên cạn sau khi phương thức tự dưỡng xuất hiện.

(3) Sinh vật dị dưỡng có trước, sinh vật tự dưỡng xuất hiện sau.

(4) Ngày nay, sinh vật ở nước chiếm ưu thế hơn so với sinh vật ở cạn.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án: A

Câu 14: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?

A. Kỉ Cacbon        B. Kỉ Pecmi

C. Kỉ Đêvôn          D. Kỉ Triat

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội tác động như thế nào đến sự phát sinh và phát triển của loài người? Tại sao lại nói nhân tố xã hội là quyết định?

Giải thích tại sao loài người hiện đại là một nhân tố quan trọng quyết định sự tiến hoá của các loài khác.

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Những nhân tố tự nhiên và xã hội nào hiện nay tác động xấu đến sức khoẻ và đạo đức con người?

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

HD học bài cũ: Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về  nội dung bài học

HD chuẩn bị bài mới:

- Tập hợp, sưu tầm tài liệu, hình ảnh, các bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.

- Chuẩn bị nội dung ôn tập học kì I theo đề cương

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Giáo án PTNL sinh học 12 bài 34 sự phát sinh loài người, giáo án phát triển năng lực sinh học 12 bài 34 sự phát sinh loài người, giáo án sinh học 12 hay bài 34 sự phát sinh loài người giáo án PTNL , giáo án sinh học 12 chi tiết bài 34 sự phát sinh loài người, giáo án PTNL sinh học 12 bài 34 sự phát sinh loài người

Tải giáo án: