Giáo án PTNL bài 32: Sự phát sinh sự sống

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 32: Sự phát sinh sự sống. Bài học nằm trong chương trình sinh học 12. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài 32: Sự phát sinh sự sống

CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

Bài 32:  SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được sự phát sinh sự sống trên trái đất qua ba giai đoạn: Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.

- Trình bày được quan niệm hiện đại về : Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học

- Giải thích được ADN là vật chất lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền trong tế bào.

- Nêu được vai trò của lipit trong quá trình hình thành lớp màng bán thấm.

- Giải thích được vai trò của CLTN giúp hình thành nên các tế bào sơ khai.

2. Kĩ năng.

Rèn luyện học sinh các kĩ năng :

- Tìm kiếm và xử lí thông tin qua kênh chữ và kênh hình.

- Thể hiện sự tự tin thông qua phát biểu ý kiến.

- Tư duy sáng tạo

- Lắng nghe tích cực.

3. Thái độ

Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.

4. Năng lực hướng tới

a/  Năng lực kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi AND.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học

- Học sinh: Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo yêu cầu giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC.

Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài học

Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác

Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:

2. Ổn định – Kiểm tra (3’)

Phân biệt phân li tính trạng và đồng quy tính trạng? VD? Kết luận gì về nguồn gốc các loài

3. Bài mới: 36’

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

Qua các bài học trước, các em đã biết các loại sinh vật hiện nay đều có chung nguồn gốc. Vậy cái nguồn gốc đó xuất phát từ đâu? Để tìm hiểu vấn đề này ta vào bài Nguồn gốc sự sống

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành Kiến thức:

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

- Trình bày được sự phát sinh sự sống trên trái đất qua ba giai đoạn : Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.

- Trình bày được quan niệm hiện đại về : Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học

- Giải thích được ADN là vật chất lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền trong tế bào.

- Nêu được vai trò của lipit trong quá trình hình thành lớp màng bán thấm.

- Giải thích được vai trò của CLTN giúp hình thành nên các tế bào sơ khai.

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

Hoạt động 1.

I. TIẾN HÓA HÓA HỌC. (20 phút)

Nguồn gốc phát sinh sự sống trên Trái Đất ?

 

Quan điểm hiện đại về bản chất và nguồn gốc sự sống như thế nào?

- Các cơ thể sống (vk, TV, ĐV,…) khác với vật vô cơ ra sao?

 

 

 

- Theo quan điểm hiện đại các giai đoạn phát sinh sự song theo trình tự nào?

->Giảng tính tương đối trong việc phân chia các giai đoạn.

 

 

 

- Tóm tắt sự hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ?

- Trong đk hiện nay của Trái Đất, các chất hữu cơ được hình thành theo con đường nào?

 

 

Hoạt động 2.

II. TIẾN HÓA TIỀN SINH HỌC. (15 phút)

 

- Sự hình thành phân tử tự nhân đôi có ý nghĩa như thế nào?

- Chứng minh giả thuyết phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên là ARN?

- Những dấu hiệu sơ khai của sự sống ở giai đoạn này?

 

- Giọt coaxecva được tạo ra qua thực nghiệm nhằm chứng minh điều gì?

Hoạt động 3.

III. TIẾN HÓA SINH HỌC. 5’

 

Tại sao ngày nay các cơ thể sống không có khả năng hình thành bằng con đường vô cơ?

 

 

 

- HS suy nghĩ trả lời

 

 

->HS tái hiện, nệ được những điểm khác biệt ->dấu hiệu của sự sống (không có ở giới vô cơ)

- Th hóa học ->tiền sinh học ->sinh học

 

 

 

 

->các chất vô cơ -> hợp chất hữu cơ đơn giản 2->3 nguyên tố C, H, O ->4 nguyên tố

 

->CHC được tổng hợp trong cơ thể sống. Nếu có được TH ngoài cơ thể -> bị oxi hóa, bị vk phân hủy,…

 

 

 

-> duy trì các đặc điểm có được

- HS suy nghĩ dựa vào thong tin sgk

 

 

 

->TĐC, ST, SS,…

 

-> +ĐK tự nhiên khác khí quyển nguyên thủy

+Nếu có được Th ngoài cơ thể cũng không tồn tại được

A.   TIẾN HÓA HÓA HỌC.

Gồm quá trình hình thành các đại phân tử tự nhân đôi: chất vô cơ -> CHC đơn giản ->đại phân tử ->đại phân tử tự nhân đôi

1. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ

- Trong khí quyển nguyên thủy chứa: CO, NH3, hơi H2O, ít N2, không có O2.

- Nguồn NL tự nhiên (bức xạ nhiệt của Mặt Trời, sự phóng điện trong khí quyển, hđ núi lửa,…) các chất vô cơ -> hợp chất hữu cơ đơn giản 2 nguyên tố C, H (cacbonhidro)->3 nguyên tố C, H, O (lipit, Sacarit,…) -> 4 nguyên tố C, H, O, N (aa, nucleotit)

*TN chứng minh sự hình thành CHC từ CVC (SGK Hình 32. 137)

2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ:

Hợp chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương -> cô đọng trên nền đáy bùn sét của đại dương ->protêin, axit nuclêic.

- ARN, ADN có khả năng tự nhân đôi

-Protein: enzim xúc tác

- Giả thiết hiện nay, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên là ARN

II. TIẾN HÓA TIỀN SINH HỌC.

- Sự sống chỉ thể hiện khi có sự tương tác của các đại phân tử trong tổ chức tb

- Xuất hiện tế bào đầu tiên từ  tập hợp các đại phân tử trong hệ thống mở, có màng lipoprotêin bao bọc ngăn cách với môi trường, có sự tương tác với môi trường

 

 

 

III. TIẾN HÓA SINH HỌC. 6’

Từ tế bào nguyên thủy CLTN tb nhân sơ ->cơ thể đơn bào nhân thực ->cơ thể đa bào nhân thực ->sinh giới đa dạng hiện nay.

 

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Câu 1: Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn:

A. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học.

B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học.

C. Tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học.

D. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 2: Khi nói về giai đoạn tiến hóa hóa học, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, các chất vô cơ kết hợp với nhau hình thành nên các chất hữu cơ đôn giản rồi từ đó hình thành các chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại,…).

(2) Thực chất của tiến hóa hóa học là quá trình phức tạp hóa các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

(3) Quá trình hình thành các hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ bằng con đường hóa học.

(4) Năm 1950, Fox và cộng sự đã chứng minh được các protein nhiệt có thể tự hình thành các axit amin mà không cần đến các cơ chế dịch mã.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4


Đáp án: C

Câu 3: Trong các sự kiện sau đây, những sự kiện nào là của giai đoạn tiến hóa hóa học?

(1) Sự xuất hiện các enzim.

(2) Sự hình thành các tế bào sơ khai.

(3) Sự hình thành các phân tử hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.

(4) Sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản.

(5) Sự xuất hiện màng sinh học.

(6) Sự hình thành các đại phân tử có khả năng tự sao chép.

A. (2), (4) và (6)

B. (2), (5) và (6)

C. (3), (4) và (6)

D. (1), (5) và (6)

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa?

A. Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.

B. Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo.

C. Cách đây khoảng 180 triệu năm, lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục, đại dương.

D. Hiện nay, các lục địa không còn trôi dạt nữa.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 5: Dựa vào những biến đổi về địa chat, khí hậu, sinh vật, người ta chia lịch sử Trái Đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là

A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

B. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh.

C. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1. Tóm tắt quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất

Câu 2. Trong điều kiện hiện nay của Trái Đất, các hợp chất hữu cơ được hình thành bằng con đường nào?

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vì sao hiện nay các cơ thể sống không có khả năng hình thành bằng con đường vô cơ?

    

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

- Chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 139 SGK , đọc trước bài 33.

- Trả lời các câu hỏi sau:

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Giáo án PTNL sinh học 12 bài 32 sự phát sinh sự sống, giáo án phát triển năng lực sinh học 12 bài 32 sự phát sinh sự sống, giáo án sinh học 12 hay bài 32 sự phát sinh sự sống giáo án PTNL , giáo án sinh học 12 chi tiết bài 32 sự phát sinh sự sống, giáo án PTNL sinh học 12 bài 32 sự phát sinh sự sống

Tải giáo án:

 

 

Giải bài tập những môn khác