Giáo án PTNl bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật. Bài học nằm trong chương trình sinh học 12. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Bài 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SNH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Nêu được các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể, lấy được các ví dụ minh họa.
+ Nêu được các nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể trong quần thể
+ Trình bày được cơ chế quần thể điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể
+ Nêu được khái niệm cân bằng trong quần thể và cơ chế tự điều chỉnh của quần thể.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để thu nhận thông tin.
- Phát triển năng lực tư duy lí thuyết phân tích , tổng hợp, so sánh, khái quát
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các yếu tố môi trường
3. Thái độ
- Hình thành quan điểm duy vật biện chứng về các sinh vật trên trái đất.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài sinh vật
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: - HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học
-Học sinh : - HS Sưu tầm các tranh ảnh H39.1-3 để sử dụng trong tiết học
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC.
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài học
Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
| ||
GV cho HS chơi trò Dự đoán Những nguyên nhân nào gây biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật? ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành Kiến thức: |
| ||
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu: + Nêu được các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể, lấy được các ví dụ minh họa. + Nêu được các nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể trong quần thể + Trình bày được cơ chế quần thể điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể + Nêu được khái niệm cân bằng trong quần thể và cơ chế tự điều chỉnh của quần thể. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
| ||
* Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh nghiên cứu hình 39.1 Giáo viên: Dựa vào hình 1.1 hãy mô tả sự biến động số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canada. ?. Thế nào là biến động theo chu kì mùa ? Cho ví dụ ?
?. Em có nhận xét gì về tương quan số lượng giữa thỏ và linh miêu ?
?. Khi số lượng thỏ giảm điều gì sẽ xảy ra ?
?. Thế nào là biến động theo chu kì nhiều năm ? cho ví dụ ?
* Hoạt động 2:
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu mục 2, kết hợp quan sát hình 1.1 ?. Thế nào là biến động không chu kì ?
?. Nguyên nhân nào dẫn đến biến động không chu kì ? Cho ví dụ đối với từng nguyên nhân?
* Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh nghiên cứu mục II.1 ?. Nhân tố vô sinh tác động đến quần thể vào giai đoạn nào thì dễ gây chết cho các cá thể nhất ? Vì sao ?
?. Nhân tố hữu sinh tác động đến quần thể biểu hiện như thế nào ?
?. Khả năng làm biến động số lượng cá thể trong quần thể của nhân tố con người như thế nào ?
?. Các nhân tố ngoại cảnh có tác động riêng rẽ lên quần thể sinh vật không ? ?. Cơ chế tác động của các nhân tố sinh thái lên quần thể như thế nào ?
* Hoạt động 4: - Giáo viên nêu vấn đề: Sự biến động số lượng của quần thể do tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Vậy phản ứng của các quần thể sinh vật trước tác động của môi trường như thế nào ?
?. Trạng thái cân bằng quần thể được duy trì thông qua việc điều hoà yếu tố cấu trúc nào của quần thể. ?. Thế nào là cơ chế điều hoà mật độ ? ?. Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật hay việc tiết ra các chất hoá học làm suy yếu đồng loại có phải là cơ chế điều hoà mật độ quần thể không ? ?. Hiện tượng cá lớn nuốt cá bé có phải là cơ chế điều hoà mật độ quần thể không ? Giáo viên nêu vấn đề: ý nghĩa thực tiễn của việc vận dụng trạng thái cân bằng của quần thể ? Cho ví dụ ? |
- Học sinh nghiên cứu hình 39.1
- Biến động theo chu kì mùa: Là sự tăng hay giảm số cá thể của quần thể theo mùa
- Học sinh nhận xét: Số lượng thỏ tăng " linh miêu tăng, do linh miêu cần nhiều thức ăn nên số lượng thỏ giảm
- Học sinh nêu được số lượng linh miêu giảm " số lượng thỏ lại tăng
- Biến động theo chu kì nhiều năm: là sự tăng hay giảm số cá thể của quần thể tương ứng vơí một số năm nhất định
- Học sinh nghiên cứu mục 2, quan sát hình 1.1
- Là hiện tượng tăng hay giảm số cá thể của quần thể xảy ra một cách đột ngột.
- Nguyên nhân: + Do hoạt động của con người + Do sự cố bất thường xảy ra: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh. + Do điều kiện sống thuận lợi nhưng không có đối thủ cạnh tranh.
Học sinh nghiên cứu mục II.1
- Tác động của nhân tố vô sinh vào mùa sinh sản hay giai đoạn còn non của sinh vật làm cho biến động trong quần thể diễn ra mạnh mẽ nhất.
- Tác động của nhân tố hữu sinh thể hiện rõ ở sức sinh sản của quần thể, ở mật độ của động vật ăn thịt, vật kí sinh, con mồi, loài cạnh tranh.
- Nhân tố quyết định sự biến động số lượng cá thể của quần thể có thể khác nhau tuỳ từng quần thể và tuỳ giai đoạn trong chu trình sống.
- Học sinh trả lời
Học sinh trình bày được. nếu thích nghi quần thể sẽ tồn tại và tăng số lượng ; nếu không thích nghi sẽ giảm số lượng hay dẫn đến diệt vong hoặc phát tán đi nơi khác.
- Cơ chế điều hoà mật độ của quần thể là sự điều chỉnh mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tủ vong của quần thể, từ đó điều chỉnh tốc độ sinh trưởng của quần thể.
| I. BIẾN ĐỔI SỐ LƯỢNG CÁ THỂ Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số cá thể của quần thể theo thờigian. 1. Biến động theo chu kì Biến động theo chu kì mùa: Là sự tăng hay giảm số cá thể của quần thể theo mùa Ví dụ: + Ếch nhai tăng số lượng về mùa mưa + Muỗi tăng số lượng về mùa hè
- Biến động theo chu kì nhiều năm: là sự tăng hay giảm số cá thể của quần thể tương ứng vơí một số năm nhất định Ví dụ: Các loài cá ở bờ biển Pêru cứ 7 năm lại biến động số lượng 1 lần
1. Biến động không theo chu kì: Khái niệm: Là hiện tượng tăng hay giảm số cá thể của quần thể xảy ra một cách đột ngột. - Nguyên nhân: + Do hoạt động của con người + Do sự cố bất thường xảy ra: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh. + Do điều kiện sống thuận lợi nhưng không có đối thủ cạnh tranh.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ 1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể - Sự biến động số lượng của cá thể trong quần thể là do một hoặc một tập hợp nhân tố sinh thái đã tác động đến tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong và sự phát tán của quần thể - Tác động của nhân tố vô sinh vào mùa sinh sản hay giai đoạn còn non của sinh vật làm cho biến động trong quần thể diễn ra mạnh mẽ nhất. Tác động của nhân tố hữu sinh thể hiện rõ ở sức sinh sản của quần thể, ở mật độ của động vật ăn thịt, vật kí sinh, con mồi, loài cạnh tranh. - Nhân tố quyết định sự biến động số lượng cá thể của quần thể có thể khác nhau tuỳ từng quần thể và tuỳ giai đoạn trong chu trình sống. 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: - Các đời sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở... thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng của quần thể - Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chổ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết, khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng. 3. Trạng thái cân bằng của quần thể - Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái mà ở đó số lượng cá thể của quần thể ở mức ổn định. - Cơ chế điều hoà mật độ của quần thể là sự điều chỉnh mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tủ vong của quần thể, từ đó điều chỉnh tốc độ sinh trưởng của quần thể. | |
C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết . - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
| ||
|
| ||
D. VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
| ||
Vì sao nói: Trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở mức cân bằng? Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật? Cho ví dụ minh hoạ. |
| ||
E. MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề |
| ||
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học |
| ||
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
Đọc trước bài 40 và trả lời câu hỏi :
Câu 1. Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 3. Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng.
Câu 4. Trong các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có loài có lợi, có loài bị hại. Hãy sắp xếp thứ tự các mối quan hệ theo nguyên tắc giảm dần quan hệ có lợi và tăng dần quan hệ có hại.
Câu 5. Muốn trong một ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, chúng ta cần chọn nuôi các loài cá như thế nào?
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 12
Tải giáo án:
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều