Giáo án PTNL bài 36: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 36: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Bài học nằm trong chương trình sinh học 12. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài 36: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được định nghĩa quần thể.

- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh cùng loài

- Nêu được ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

- Phân biệt được quần thể và quần tụ ngẫu nhiên các cá thể cùng loài

- Sưu tầm cá tài liệu: mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

2. Kĩ năng.

   Rèn luyện học sinh các kĩ năng :

- Tìm kiếm và xử lí thông tin qua kênh chữ và kênh hình.

- Thể hiện sự tự tin thông qua phát biểu ý kiến.

- Tư duy sáng tạo

- Lắng nghe tích cực.

3. Thái độ

Giúp học sinh nhận thức vai trò của sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, công việc.

4. Năng lực hướng tới

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội

- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học

- Học sinh : - HS Sưu tầm các tranh ảnh H36.1-3. bảng 36.1-2 để sử dụng trong tiết học

IV. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC.

Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài học

Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác

Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Vì sao trong tự nhiên ta luôn thấy hình ảnh các cây bạch đàn chụm rễ vào nhau hay sư tử săn mồi theo bầy, ý nghĩa của các hoạt động đó như thế nào?

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành Kiến thức:

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm : môi trường sống, nhân tố sinh thái, nơi ở và ổ sinh thái.

- Phân biệt được: các loại môi trường sống, nơi ở và ổ sinh thái.

- Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật.

- Nêu được khái niệm : giới hạn sinh thái và các nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái.

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

 

- Quần thể là gì? VD?

- Cho các nhóm HS thảo luận trả lời câu lệnh sgk

Giảng: Vùng phân bố của loài không phải là 1 không gian đã định trước mà chính nó được xác lập bằng quá trình hình thành quần thể mới của loài:

- Đầu tiên một số cá thể cùng loài phát tán đến môi trường mới.

- Cá thể thích nghi -> gắn bó chặt chẽ với nhau ->quần thể ổn định, thích nghi với đk ngoại cảnh.

- Cá thể không thích nghi ->bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác.

-VD: sự hình thành 1 qt bèo trong ao từ 1 vài tai bèo đầu tiên dạt vào ao

*QT phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là nơi sống của QT (sinh cảnh).

- Tại sao nói quần thể là đơn vị tồn tại của loài?

- Thế nào là quan hệ hỗ trợ? (- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, hỗ trợ nhau trong hoạt động sống)

- Tìm các VD về cách sống bầy đàn hay quần tụ, xã hội của 1 số ĐV trong thiên nhiên?

-Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ?

(đảm bảo sự tồn tại 1cách ổn định và khai thác tối ưu nguồn sống mtr, tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể)

- Các bụi tre, nứa sống chen chúc nhau trong một không gian hẹp như thế chúng có những lợi ích và bất lợi gì?

- Trong cách sống đàn, các cá thể nhận biết nhau bằng những tín hiệu đặc trưng nào?

- Diễn giảng: hiệu suất nhóm

- Hãy nêu sự khác nhau giữa xã hội loài người với xã hội của các loài côn trùng

 

 

 

 

 

- Khi nào quần thể dẫn đến quan hệ cạnh tranh? Cho VD.

- Về lý thuyết, cạnh tranh trong cùng loài rất khốc liệt, vì sao? tại sao trong thực tế, cạnh tranh cùng loài ít xảy ra?

-> GV giải thích, bổ sung

- Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến?

- Nguyên nhân của hiện tượng phát tán cá thể ra khỏi đàn?

- Bên cạnh quan hệ cạnh tranh còn có quan hệ nào khác?

- Các cá thể cùng loài có kí sinh vào nhau xuất hiện trong điệu kiện nào? Ý nghĩa?

- Ở điều kiện nào xảy ra ăn thịt đồng loại? Điều đó có lợi gì cho sự tồn tại của loài?

-Ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh nói riêng và của các mqh trong qt nói chung?

- Nêu khái niệm quần thể dựa vào sgk.

- Tìm các vd khác về qth khác

Nhóm HS thảo luận trả lời câu lệnh: Các nhóm loài là qth: cá trăm cỏ trong ao, sen trong đầm, voi ở khu bảo tồn Yokdon, ốc bươu vàng trên ruộng lúa, sim trên đồi.

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ trả lời

 

->HS nêu được bản chất là sự hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài trong các hđ sống, khi thác nguồn sống từ mtr

- Tìm các ví dụ

 

 

 

 

->HS suy nghĩ trả lời

 

- Nghiên cứu thông tin sgk

- HS ptích sự khác biệt: +XH của ĐV là kiểu XH “Mẫu hệ”, sự phân công c.năng giữa các thành viên trong XH rất chặt chẽ và được xác lập 1cách rập khuôn ngay trong gđoạn rất sớm của sự ptr cá thể.

+ Còn sự phát triển xã hội loài người chuyển tử chế độ “mẫu hệ” sang chế độ phụ hệ, được dựa trên vốn kiến thức sống qua học tập thông qua hoạt động của hệ thần kinh cao cấp…

- HS nghiên cứu thong tin sgk

- Do ổ sinh thái trùng nhau, tuy nhiên SL cá thể qth thương< ngưỡng

 

- Cạnh tranh nguồn thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản, tranh giành con cái, con đực,..

 

- HS nghiên cứu thông tin sgk

 

->giúp loài tồn tại và phát triển ổn định

I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể: 13’

- Quần thể là nhóm cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài một thời gian nhất định, có khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính hay trinh sản

- VD: SGK

- Quần thể là đơn vị tồn tại của loài, là trường thông tin của các cá thể trong loài, các cá thể khác giới tham gia sinh sản duy trì sự tồn tại của loài

 

 

Các cá thể phát tán tới môi trường mới và thích nghi nên hình thành quần thể mới

 

 

 

 

II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: 25’

1. Quan hệ hỗ trợ:

- Là sự tụ họp, sống bầy đàn, sống thành xã hội (trong nhiều trường hợp, quần tụ chỉ là tạm thời ở những thời gian nhất định như các con sống quây quần bên cha, mẹ hoặc các cá thể họp đàn để sinh sản săn mồi hay chống kẻ thù)

VD: + 1 số cây sống gần nhau có hiện tượng liền rế ->str nhanh hơn, chịu hạn tốt hơn, …so với cây sống riêng rẽ

+Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ,…

- Cá thể trong đàn nhận biết nhau bằng các mùi đặc trưng, màu sắc đàn, vũ điệu

- Hiệu suất nhóm: các cá thể trong bầy, đàn có nhiều đặc điểm sinh lý và tập tính sinh thái có lợi; giảm lượng tiêu hao oxi, tăng cường dinh dưỡng…

VD: sgk

 

 

2. Quan hệ cạnh tranh:

- Khi mật độ quần thể vượt quá “sức chứa đựng” của môi trường các cá thể cạnh tranh nhau làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản… đó là hiện tượng tự tỉa thưa.

- Các kiểu quan hệ kháC.

+Kí sinh cùng loài: VD (sgk)

->giảm sức ép lên nguồn thức ăn hạn hẹp

+Ăn thịt đồng loại: VD (sgk)

 =>các mối quan hệ cạnh tranh cùng loài không dẫn đến tiêu diệt loài mà giúp loài tồn tại và phát triển hưng thịnh

 

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Câu 1: Quần thể là một tập hợp cá thể có

A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới

B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định

C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định

D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới

Đáp án: D

Câu 2: Những con voi trong vườn bách thú là

A. quần thể

B. tập hợp cá thể voi

C. quần xã

D. hệ sinh thái

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 3: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?

A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể

B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới

C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới

D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp

Đáp án: A

Giải thích :

Quần thể cạnh tranh trong quần thể tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới, đảm bảo duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp; khi cạnh tranh gay gắt có thể có những cá thể yếu thế hơn sẽ phải phát tán đến nơi khác → mở rộng ở sinh thái của loài → Đáp án A.

Câu 4: Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh cùng loài là ảnh hưởng đến số lượng, sự phân bố

A. ổ sinh thái

B. tỉ lệ đực – cái, tỉ lệ nhóm tuổi

C. ổ sinh thái, hình thái

D. hình thái, tỉ lệ đực – cái

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 5: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ

A. hỗ trợ

B. cạnh tranh

C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh

D. không có mối quan hệ

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

- Các cá thể của đàn bò rừng tập trung nhau lại biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối sống bầy đàn ở động vật mang lại cho quần thể những lợi ích gì

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

+ Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

     

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

- HD học bài cũ: Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về  nội dung bài học

- HD chuẩn bị bài mới :

Đọc trước bài 37 và trả lời câu hỏi :

Câu 1. Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường?

Câu 2. Quần thể được chia thành các nhóm tuổi khác nhau như thế nào? Nhóm tuổi của quần thể có thay đổi không và phụ thuộc vào những nhân tố nào?

Câu 3. Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó. Lấy ví dụ minh hoạ.

Câu 4. Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?

Câu 5. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Giáo án PTNL sinh học 12 bài 36 quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, giáo án phát triển năng lực sinh học 12 bài 36 quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, giáo án sinh học 12 hay bài 36 quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể giáo án PTNL , giáo án sinh học 12 chi tiết bài 36 quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, giáo án PTNL sinh học 12 bài 36 quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Tải giáo án: