Giáo án PTNL bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen. Bài học nằm trong chương trình sinh học 12. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh phải
- Nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của Menđen trong các phép lai hai tính trạng.
- Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu vai trò của gen cộng gộp trong việc qui định tính trạng số lượng.
- Giải thích được một gen có thể qui định nhiều tính trạng khác nhau, thông qua ví dụ cụ thể về gen qui định hồng cầu hình liềm ở người.
- Lấy được ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối ( tác động cộng gộp) và ví dụ về tác động đa hiệu của gen.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát.
- Phát triển được kỹ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
3. Thái độ: yêu thích thiên nhiên và sinh vật
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực Kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2. Kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
3. Chuẩn bị:
- GV: Hình 10.1, 10.2 SGK.
- HS:
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
a. Câu hỏi :
Khi cho lai hai dòng đậu thuần chủng hạt tím, trơn và hạt trắng, nhăn thu được F1 toàn đậu cho hạt tím, trơn. Cho F1 tự thu phấn sẽ thu được F2 có tỉ lệ KG và KH ntn ? Biết rằng phép lai trên tuân theo quy luật phân li độc lập của Menđen.
b. Đáp án – biểu điểm :
- Ta thấy F1 toàn đậu hạt tím, trơn Tím>trắng, Trơn>nhăn. Để xác định được F2 ta phải viết được sơ đồ lai. ( 2đ)
Quy ước: A- hạt tím, a – hạt trắng. ( 1đ)
B – hạt trơn, b – hạt nhăn.
Sơ đồ lai : Pt/c: AABB( tím, trơn) x aabb( hạt trắng, nhăn) ( 3đ)
Gp AB ab
F1 : AaBb( toàn đậu hạt tím, trơn) x AaBb
GF1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2 (2 đ)
| AB | Ab | aB | ab |
AB | AABB | AABb | AaBB | AaBb |
Ab | AABb | AAbb | AaBb | Aabb |
aB | AaBB | AaBb | aaBB | aaBb |
ab | AaBb | Aabb | aaBb | aabb |
F2 cò tỉ lệ KG : 1 AABB KH : 9 A- B- : Đậu hạt tím, trơn. ( 3đ)
2 AABb 3 A- bb : Đậu hạt tím, nhăn.
2 AaBB 3 aaB- : Đậu hạt trắng, trơn.
4 AaBb 1 aabb : Đậu hạt trắng, nhăn.
2 Aabb
1 AAbb
2 aaBb
1 aaBB
1 aabb
- Bài mới:
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
| ||
A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
| ||||
ĐVĐ : ( 1’)Trong thí nghiệm của Menđen khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 tính trạng tương phản, F1 dị hợp tử 2 cặp gen thu được đời lai gồm 16 tổ hợp. Vây có khi nào lai bố mẹ thuộc 2 dòng thuần chủng chỉ khác nhau một tính trạng, nhưng đời F2 cũng thu được 16 tổ hợp không ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta nghiên cứu bài hôm nay. |
| ||||
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu: - Nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của Menđen trong các phép lai hai tính trạng. - Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu vai trò của gen cộng gộp trong việc qui định tính trạng số lượng. - Giải thích được một gen có thể qui định nhiều tính trạng khác nhau, thông qua ví dụ cụ thể về gen qui định hồng cầu hình liềm ở người. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
| ||||
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm tương tác gen và kiểu tương tác bổ sung ( 17’) Yêu cầu học sinh đọc SGK mục I-1 và thực hiện các yêu cầu sau: - Nêu khái niệm tương tác gen. GV giải thích thế nào là gen không alen. GV cung cấp cho HS một số tỉ lệ thường gặp của kiểu tương tác bổ sung. GV đưa ra thí nghiệm và yêu cầu HS : - Hãy cho biết sự giống và khác giữa thí nghiệm lai trong tương tác bổ sung so với thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen - Từ tỉ lệ kiểu hình ở F2 cho phép ta kết luận được gì về KG của F1? - Tóm tắt TN và viết SĐL từ P đến F2. 3. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 vài học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét. 3. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức để học sinh ghi bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản chất của kiểu tương tác cộng gộp ( 10’) 1. Yêu cầu học sinh đọc mục I-2 và quan sát hình 10.1 SGK hoàn thành những nội dung sau: - Thế nào là tương tác cộng gộp? - Nêu ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối qua đó có nhận xét gì về mối tương quan giữa số lượng gen cùng loại(trội hoặc lặn) trong một kiểu gen với sự biểu hiện tính trạng. - Những loại tính trạng nào chịu sự chi phối của kiểu tương tác này ? - Trong phép lai 2 tính trạng kết luận chắc chắn có sự tương tác gen căn cứ vào kiểu hình ở đời lai nào ? 2. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 vài học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét. 3. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiên thức để học sinh ghi bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác động đa hiệu của gen ( 7’) 1. Yêu cầu học sinh đọc mục II và quan sát hình 10.2 SGK và trả lời các câu hỏi sau: - Trình bày khái niệm gen đa hiệu? - Những biểu hiện nào cho thấy gen đột biến HbS có phải là gen đa hiệu không ? - Khi một gen đa hiệu bị đột biến dẫn đến hậu quả gì? 2. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 số học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét. 3. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức để học sinh ghi bài. 4. Tuỳ đối tượng học sinh GV có thể giới thiệu qua một số các dạng tương tác khác(át chế) Hoạt động 4 : Củng cố : ( 4’) GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm : 1 Trường hợp mỗi gen cùng loại(trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác A. bổ sung. B. át chế. C.cộng gộp. D.đồng trội. 2 Khi cho giao phấn các cây lúa mì hạt màu đỏ với nhau, đời lai thu được 9/16 hạt mầu đỏ; 6/16 hạt màu nâu: 1/16 hạt màu trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật A. tương tác át chế. B. tương tác bổ trợ. C. tương tác cộng gộp. D. phân ly. |
HS tìm hiểu khái niệm tương tác gen, sự tương tác bổ sung - Đọc mục I-1. SGK
- Phát biểu khái niệm tương tác gen.
HS xem xét Tno và so sánh để tìm ra quy luật di truyền. - Giống: Pt/c; F1 đồng tính; F2 xuất hiện 16 tổ hợp. - KháC. P giống nhau; F1 khác P; tỉ lệ KH F2 ≠ 9:3:3:1. - Vì F2 cho 16 tổ hợp=>F1 dị hợp về 2 cặp gen.
- Viết SĐL như SGK
- Trình bày từng nội dung trên - Nhận xét
- Ghi bài
Học sinh tìm hiểu bản chất của kiểu tương tác cộng gộp
- Đọc SGK mục I-2 và quan sát hình 10.1 giả quyết các yêu cầu GV đề ra - Mỗi gen cùng loại góp phần như nhau vào sự hình thành tính trạng.
- Tính trạng số lượng.
- Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở đời F2. - Trình bày từng nội dung trên - Nhận xét - Ghi bài
HS tìm hiểu tác động đa hiệu của gen - Tác động của một gen lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng - Sự xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể - Biến đổi hàng loạt tính trạng do gen chi phối. - Một vài học sinh trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghiên cứu thêm ví dụ của Menđen. - Ghi bài
HS trao đổi, trả lời câu hỏi trắc nghiệm : Câu 1A, 2B | I. Tương tác gen. Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành tính trạng ( gen không alen) 1. Tương tác bổ sung: - Tỉ lệ : 9 : 7 ; 9 :6 :1 ; 9 :4 :3 ;...... - TN:Lai ở bí đỏ Pt/c: Tròn x Tròn F1 100% dẹt F1 x F1 F2 9 dẹt: 6 tròn : 1 dài. - Giải thích: F2 có 16 tổ hợp gen => mỗi bên F1 phải cho 4 loại giao tử => F1 dị hợp tử về 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ phân li không phải là 9 :3 :3 :1 như quy luật Menđen mà chỉ có 3 loại KH của cùng một tính trạng hình dạng quả. Nên ta có thể kết luận tính trang hình dạng quả bí do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau qquy định và tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung. Giả sử khi xuất hiện đồng thời 2 alen trội A và B cho KH quả dẹt. Khi chỉ có 1 trong 2 alen trội A hoặc B cho KH quả tròn. Khi không có alen trội nào cho quả dài. SĐL( SGK) - KN : Tương tác bổ sung là kiểu tương tác của 2 hay nhiều gen không alen làm xuất hiện KH mới. 2. Tương tác cộng gộp: - Tỉ lệ : 15 :1 ;1 :4 :6 :4 :1 ; ........ - Khái niệm: Là kiểu tương tác trong đó mỗi gen cùng loại góp phần như nhau vào sự hình thành tính trạng. - Những tính trạng do nhiều gen cùng qui định theo kiểu tương tác cộng gộp thường là tính trạng số lượng. - Tno : Pt/c: hoa đỏ x hoa trắng F1 100% hoa hồng F1 x F1 F2 : 1 đỏ : 4 đỏ nhạt :6 hồng : 4 hồng nhạt : 1 trắng. - Giải thích tương tự như trên nhưng căn cứ tỉ lệ khác.
II. Tác động đa hiệu của gen. Gen đa hiệu là gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
| |||
C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết . - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
| ||||
* Cách tiến hành: - GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm. - HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm). Câu 1: Mối quan hệ nào sau đây là chính xác nhất? A. Một gen quy định một tính trạng B. Một gen quy định một enzim/protein C. Một gen quy định một chuỗi polipeptit D. Một gen quy định một kiểu hình Hiển thị đáp án Đáp án: C Câu 2: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen là A, a; B, b và D, d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ A. 5/16 B. 1/64 C. 3/32 D. 15/64 Đáp án: D Giải thích : Cây cao 170 cm có (170 – 150) : 4 = 4 alen trội → Số cây cao 170 cm ở đời con chiếm tỉ lệ: C64 x (1/2)6 = 15/64. Câu 3: Loại tác động của gen thường được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp là A. tương tác cộng gộp B. tác động bổ sung giữa 2 alen trội C. tác động bổ sung giữa 2 gen không alen D. tác động đa hiệu Hiển thị đáp án Đáp án: A |
| ||||
D. VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
| ||||
Sự tương tác giữa các gen có mâu thẫn gì với các quy luật phân li của các alen hay không? Tại sao? Lời giải: Sự tương tác giữa các gen không mâu thuẫn với các quy luật của Menđen vì tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các sản phẩm của gen, không phải bản thân các gen. Tương tác gen không phủ nhận học thuyết Menđen mà chỉ mở rộng thêm học thuyết Menđen. |
| ||||
E. MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề |
| ||||
Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học |
| ||||
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Phân biệt tương tác gen với quy luật phân li độc lập của Menđen.
- Chuẩn bị bài mới
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 12
Tải giáo án:
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều