Giải VNEN toán hình 7 bài 2: Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh
Giải bài 2: Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh - Sách hướng dẫn học toán 7 tập 1 trang 115. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động khởi động
Thực hiện các hoạt động sau
a) Vẽ vào vở các tam giác $\bigtriangleup ABC$ và $\bigtriangleup A’B’C’$ thỏa mãn AB = A’B’ = 2 cm; AC = A’C’ = 3 cm; BC = B’C’ = 4 cm (h.62).
b) Đo các góc của chúng và so sánh các cặp góc $\widehat{A}$ và $\widehat{A’}$; $\widehat{B}$ và $\widehat{B’}$; $\widehat{C}$ và $\widehat{C’}$.
c) Hai tam giác ABC và A’B’C’ có bằng nhau hay không? Vì sao?
Trả lời:
a) Các em thực hiện vẽ hai tam giác ABC và A’B’C’ với độ dài các cạnh đã cho như hình 62.
b) Thực hiện phép đo góc, ta có: $\widehat{A}$ = $\widehat{A’}$; $\widehat{B}$ = $\widehat{B’}$; $\widehat{C}$ = $\widehat{C’}$.
c) Hai tam giác ABC và A’B’C’ có bằng nhau vì chúng có các cặp cạnh tương ứng và các góc tương ứng bằng nhau.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 116)
2. Thực hiện các hoạt động sau
a) Quan sát các hình 64 và 65. Hãy kí hiệu thể hiện sự bằng nhau của các tam giác có trong mỗi hình vẽ đó. Giải thích vì sao?
b) Quan sát hình 66 và đọc bài toán sau (sgk trang 116).
3. a) Bằng compa và thước thẳng, hãy vẽ tia phân giác của một góc cho trước (sgk trang 116)
b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 117)
c) Vẽ tia phân giác của góc mOn trên hình 68.
Trả lời
c) Thực hiện các bước vẽ tia phân giác của một góc bằng thước thẳng và compa, ta được tia Ot là tia phân giác của góc mOn (hình vẽ).
Bình luận