Giải VNEN toán 7 bài 11: Số vô tỉ
Giải bài 11: Số vô tỉ - Sách VNEN toán 7 tập 1 trang 39. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động khởi động
1. Trong các phân số sau đây, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?
$\frac{2}{5}$; $\frac{3}{8}$; $\frac{2}{3}$; -$\frac{5}{6}$.
Trả lời:
$\frac{2}{5}$ có thể viết dưới dạng số thập phân hữu hạn;
$\frac{3}{8}$ có thể viết dưới dạng số thập phân hữu hạn;
$\frac{2}{3}$ có thể viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn;
-$\frac{5}{6}$ có thể viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
2. Điền các kí hiệu $\in$, $\notin$ thích hợp vào chỗ chấm
-1 ... Q; 3 ... N; -2,53 ... Q; 0,2(35) ... Z.
Trả lời:
-1 $\in$ Q; 3 $\in$ N; -2,53 $\in$ Q; 0,2(35) $\notin$ Z.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc kĩ nội dung sau
- Các số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn gọi là số vô tỉ.
Ví dụ, số $\pi $ = 3,1415926536...; 0,616616661... là các số vô tỉ.
Tập hợp các số vô tỉ kí hiệu là I.
- Mỗi số vô tỉ không thể biểu diễn dưới dạng một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
2. a) So sánh các cặp số sau
a) 5,1 và 5,0001 b) 12,6 và 12,590
c) 1,325... và 1,372... d) 4,7598... và 4,7593...
Trả lời:
a) 5,1 > 5,0001 b) 12,6 >12,590
c) 1,325... < 1,372... d) 4,7598... > 4,7593...
b) Đọc kĩ nội dung sau
- Ta có thể so sánh số vô tỉ tương tự như so sánh hai số hữu tỉ viết dưới dạng số thập phân.
Ví dụ:
1,325... < 1,372...; 4,7598... > 4,7593...
Bình luận