Giải SBT Toán 8 tập 2 Chân trời bài Bài tập cuối chương 7

Giải chi tiết sách bài tập Toán 8 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Bài tập cuối chương 7. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1 trang 48 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho hai đoạn thẳng AB=12 am, CD = 10 cm. Tỉ số của hai đoạn thẳng AB và CD là

A.$\frac{AB}{CD} = \frac{5}{6}$

B.$\frac{AB}{CD} = \frac{6}{5}$

C.$\frac{AB}{CD} = \frac{4}{3}$

D.$\frac{AB}{CD} = \frac{3}{4}$

Giải

Đáp án đúng B.$\frac{AB}{CD} = \frac{6}{5}$

$\frac{AB}{CD} =\frac{12}{10}= \frac{6}{5}$

Câu 2 trang 48 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Quan sát Hinh 1. Biết MN = 1 cm, MM' // NN’, OM'=3 cm, M'N'= 1,5 cm, độ dài đoạn thẳng OM trong Hình 1 là 

Câu 2 trang 48 SBT Toán 8 tập 2 CTST

A. 3 cm.

B. 1,5 cm.

C. 2 cm.

D. 2,5 cm.

Giải

Đáp án đúng C. 2 cm.

Ta có $\frac{OM}{MN} = \frac{OM’}{M’N’} = \frac{OM}{1} = \frac{3}{1,5}$

$\Rightarrow OM=  2cm$

Câu 3 trang 49 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Trong Hình 2 có $\widehat M_{1}= \widehat M_{2}$ .Đẳng thức nào sau đây đúng?

Câu 3 trang 49 SBT Toán 8 tập 2 CTST

A.$\frac{MN}{MK} = \frac{NK}{KP}$

B.$\frac{MN}{KP} = \frac{MP}{NP}$

C.$\frac{MK}{MP} = \frac{NK}{KP}$

D.$\frac{MN}{NK} = \frac{MP}{KP}$

Giải

Đáp án đúng D.$\frac{MN}{NK} = \frac{MP}{KP}$

Câu 4 trang 49 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho tam giác MNP có M'N' // MN (Hình 3). Đẳng thức nào sau đây sai?

Câu 4 trang 49 SBT Toán 8 tập 2 CTST

A.$\frac{PM’}{PM} = \frac{PN}{PN’}$

B.$\frac{PM’}{PM} = \frac{PN’}{PN}$

C.$\frac{PM’}{M’M} = \frac{PN’}{N’N}$

D.$\frac{M’M}{PM} = \frac{N’N}{PN}$

Giải

Đáp án đúng C.$\frac{PM’}{M’M} = \frac{PN’}{N’N}$

Câu 5 trang 49 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Độ dài x trong Hình 4 là

Câu 5 trang 49 SBT Toán 8 tập 2 CTST

A. 2,5. 

B. 2,9.

C. 3.

D. 3,2.

Giải

Đáp án đúng C. 3.

$\frac{3}{3,6} = \frac{2,5}{x} \Rightarrow x = 3 $

Câu 6 trang 49 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Trong Hình 5 có MQ là tia phân giác của $\widehat{NMP}$ . Tỉ số $\frac{x}{y}$ là

Câu 6 trang 49 SBT Toán 8 tập 2 CTST

A. $\frac{5}{2}$

B. $\frac{5}{4}$

C. $\frac{4}{5}$

D. $\frac{2}{5}$

Giải

Đáp án đúng B. $\frac{5}{4}$

Theo tính chất tia phân giác ta có

$\frac{MP}{MN} =\frac{QP}{NQ}=\frac{2,5}{2} =\frac{5}{4}$

Câu 7 trang 49 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho hình vuông ABCD có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA (Hình 6). Đẳng thức nào sau đây đúng?

Câu 7 trang 49 SBT Toán 8 tập 2 CTST

A.$S_{MNPQ} =\frac{1}{4}S_{ABCD}$

B.$S_{MNPQ} =\frac{1}{3}S_{ABCD}$

C.$S_{MNPQ} =S_{ABCD}$

D.$S_{MNPQ} =\frac{1}{2}S_{ABCD}$

Giải

Đáp án đúng 

D.$S_{MNPQ} =\frac{1}{2}S_{ABCD}$

Ta có $S_{QAM} = S_{MNB}=S_{CPN}=S_{DPQ} = \frac{QQ.DP}{2} = \frac{a^{2}}{8}$ Lại có $S_{ABCD} = a^{2}$

Nên $S_{MNPQ}= S_{ABCD} -S_{AMQ}-S_{MBN}-S_{CPN} - S_{DPQ}$

=$a^{2} - 4\frac{a^{2}}{8} =\frac{1}{2} .S_{ABCD}$

Vậy $S_{MNPQ} = \frac{1}{2}S_{ABCD}$

Câu 8 trang 50 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho hình bình hành ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của BC, AD. Vẽ MP // BD (P = AC) và NQ//BD($P \in AC$). Phát biểu nào sau đây đúng?

Câu 8 trang 49 SBT Toán 8 tập 2 CTST

A. AQ=QP=PC.

B. O là trung điểm PQ

C. MNPQ là hình bình hành.

D. MPNQ là hình chữ nhật.

Giải

Đáp án đúng B. O là trung điểm PQ

O là trung điểm chung của AC và BD

Xét tứ giác AMCN có 

AM//CN

AM=CN

Do đó; AMCN là hình bình hành

Suy ra: Hai đường chéo AC và MN cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

hay O là trung điểm của MN

Ta có: OP+PC=OC

OQ+QA=OA

mà OA=OC

và PC=QA

nên OP=OQ

=>O là trung điểm của PQ

Câu 9 trang 50 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho tam giác ABC đều cạnh bằng 1 dm. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC. Chu vi của hình thang EFCB bằng:

A.$\frac{5}{2}$ dm

B.3 dm

C.3,5 dm

B.4 dm

Giải

Đáp án đúng A.$\frac{5}{2}$ dm

Câu 9 trang 50 SBT Toán 8 tập 2 CTST:

Tam giác ABC dều nên AB = BC = CA 1 dm

Vì E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC nên BE = $\frac{1}{2} BC = 0,5 dm

Tam giác ABC có E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC nên theo hệ quả định lí Thalès ta có:

EF =$ \frac{1}{2}$ BC = 0,5 dm 

Vậy chu vi hình thang EFCB là:

BE + FE + FC + BC = 1 + 0,5 + 0,5 + 0,5 = 2,5 m

Câu 10 trang 50 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho hình thang ABCD (AB // CD) và DE=EC (Hình 8). Gọi O là giao điểm của AC và BD, K là giao điểm của EO và AB. Trong các khẳng định sau đây, có bao nhiêu khẳng định đúng? 

(I) $\frac{AK}{EC} = \frac{ KB}{DE}$

(II) AK = KB.

(III) $\frac{AO}{AC} = \frac{AB}{DC}$

(IV) $\frac{AK}{EC} = \frac{OB}{OD}$

A. 1. 

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Giải

Đáp án đúng C. 3.

Câu 10 trang 50 SBT Toán 8 tập 2 CTST:

Tam giác AKO có AK//CE nên theo hệ quả định lí Thalès ta có:

$\frac{AK}{CE} = \frac{KO}{EO} =\frac{AO}{OC}$

Tam giác BKO có BK//DE nên theo hệ quả định lí Thalès ta có:

$\frac{BK}{DE} = \frac{KO}{EO} = \frac{OB}{OD}$

Do đó, $\frac{AK}{DE} = \frac{KO}{EO} =\frac{OB}{OD}$

Mà DE =EC nên AK = KB

Ta có $\frac{AO}{OC} = \frac{AK}{CE} = \frac{2AK}{2CE} = \frac{AB}{DC}$

B.BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 11 trang 50 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho tam giác ABC có cạnh BC=10 cm. Trên cạnh AB lấy các điểm D, E sao cho AD =DE=EB. Từ D, E kẻ các đường thẳng song song với BC, cắt cạnh AC lần lượt tại M và N. Tính độ dài DM và EN.

Giải

Bài 11 trang 50 SBT Toán 8 tập 2 CTST

 

Xét $\Delta$ ABC có DM // BC, theo hệ quả của định lí thales

$\frac{DM}{BC} =\frac{AD}{AB}$, suy ra $\frac{DM}{10}=\frac{1}{3}$

Vậy DM = $\frac{10}{3}$ cm 

Xét $\Delta$ ABC có EN // BC, theo hệ quả của định lí thales

$\frac{EN}{BC} =\frac{AE}{AB}$, suy ra $\frac{EN}{10}=\frac{2}{3}$

Vậy EN = $\frac{10}{3}$ cm 

Bài 12 trang 50 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho tam giác ABC có I $\in$ AB và K = AC. Kẻ IM // BK (M $\in$ AC), KN // CI (N $\in$ AB). Chứng minh MN // BC.

Giải

Bài 12 trang 50 SBT Toán 8 tập 2 CTST

Xét $\Delta$ ABK có IM // BK, theo hệ quả của định lí Thales ta có:

$\frac{DM}{BC} =\frac{AD}{AB}$

Xét $\Delta$ AIC có KN // CI, theo hệ quả của định lí Thales ta có:

$\frac{AN}{AI} =\frac{AK}{AC}$

Do đó $\frac{AI}{AB} .\frac{AN}{AI}=\frac{AM}{AK} .\frac{AK}{AC}$ 

Suy ra $\frac{AN}{AB} =\frac{AM}{AC}$

Xét $\Delta$ ABC có $\frac{AN}{AB} =\frac{AM}{AC}$ nên theo định lí thales đảo ta có MN // BC 

Bài 13 trang 50 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Để đo khoảng cách giữa hai điểm A và B bị ngăn cách bởi một hồ nước, người ta đóng các cọc tại các vị trí A, B, M, N, O như Hình 9 và đo được MN=45 m.Tính khoảng cách AB biết M,N lần lượt là trung điểm OA, OB.

Bài 13 trang 50 SBT Toán 8 tập 2 CTST

Giải

Xét tam giác AOB ta có:

M là trung điểm của AO

N là trung điểm của BO

$\Rightarrow$ MN là đường trung bình của tam giác AOB

$\Rightarrow MN =\frac{1}{2} AB$

$\Rightarrow AB = 2MN = 2.45 = 90 (m)$

Bài 14 trang 51 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho Hình 10, tính độ dài x, y. 

Bài 14 trang 50 SBT Toán 8 tập 2 CTST

Giải

Ta có :  EF // DC =>  EFDC là hình thang.

Mặt khác BF = FH = HC; GH vuông góc với ED nên GH là đường trung bình của hình thang EFDC

$\Rightarrow y= GH = \frac{EF+DC}{2} = \frac{10+14}{2} = 12 cm$

Tương tự ta có  AB // GH => ABGH là hình thang.

Mặt khác BF = FH = HC; EF vuông góc với AG nên EF là đường trung bình của hình thang  ABGH

$\Rightarrow  EF = \frac{AB+GH}{2} = \frac{x+12}{2} = 10 \Rightarrow x =8 cm$

Bài 15 trang 51 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB=6 cm,

AC=8 cm. Tia phân giác của $\widehat{ABC}$ cắt AC tại D.

a) Tính độ dài DA, DC.

b) Tia phân giác của $\widehat{ACB}$ cắt BD ở I. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh$\widehat{ BIM} =90^{\circ}$.

Giải

Bài 15 trang 50 SBT Toán 8 tập 2 CTST

a) Xét tam giác ABC vuông tại A  theo pytago ta có 

$BC = \sqrt{AB^{2}+ AC^{2}} = 10$ cm 

Ta có BD là đường phân giác của $\widehat{ABC}$ trong $\Delta {ABC}$ nên

$\frac{DA}{DC} = \frac{BA}{BC} =\frac{6}{10}=\frac{3}{5}$

$\Rightarrow \frac{DA}{3} =\frac{DC}{5}=\frac{AC}{8}=1$

Vậy DA = 3 cm 

DC = 5 cm

b) Xét tam giác ABD vuông tại A  theo pytago ta có

$BD = \sqrt{AB^{2}+ AD^{2}} = 3\sqrt{5}$ cm 

Ta có CI là đường phân giác của $\widehat{DCB}$ trong $\Delta {BCDC}$ nên

$\frac{ID}{IB} = \frac{CD}{CB} =\frac{5}{10}=\frac{1}{2}$

$\Rightarrow \frac{ID}{1} =\frac{IB}{2}=\frac{BD}{3}=\sqrt{5}$

Vậy ID =  $\sqrt{5}$ cm

IB =$2\sqrt{ 5}$ cm

Ta có $\Delta$ IDC $\Delta$ IMC 

Suy ra $IM=ID = \sqrt{5}$ cm

Ta có $IM^{2} + IB^{2} = 25 = MB^{2}$. 

Áp dụng định lí Pythagore đảo trong $\Delta$ IMB,

suy ra$\widehat{ BIM} =90°$.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT toán 8 tập 2 sách Chân trời, Giải SBT toán 8 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Bài tập cuối chương 7 , Giải SBT toán 8 Chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác