Giải SBT Toán 8 tập 2 Chân trời bài 2 Đường trung bình của tam giác

Giải chi tiết sách bài tập Toán 8 tập 2 Chân trời sáng tạo bài 2 Đường trung bình của tam giác. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Bài 1 trang 45 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho tam giác nhọn ABC có M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC.

a) Chứng minh tứ giác BMNC là hình thang.

b) Gọi E là trung điểm của BC và I là giao điểm của AE với MN. Chứng minh

I Là trung điểm của MN.

Giải

Bài 1 trang 45 SBT Toán 8 tập 2 CTST

a) Xét $\Delta ABC$,

ta có: MA = MB và NA=NC

$\Rightarrow$ MN là đường trung bình của $\Delta ABC$, suy ra MN // BC, suy ra BMNC là hình thang.

b) Xét $\Delta ABE$, ta có: MA = MB và MI // BE, nên IA=IE. 

Suy ra MI là đường trung bình của $\Delta ABE$ suy ra MI = $\frac{BE}{2}$

Xét $\Delta AEC$, ta có: NA = NC và IN // EC, nên IA = IE. 

Suy ra IN là đường trung bình của $\Delta AEC$ suy ra IN = $\frac{EC}{2}$

Ta lại có BE = EC, suy ra MI = IN. Vậy I là trung điểm của MN.

Bài 2 trang 45 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho tam giác nhọn ABC, kẻ trung tuyến AM (M - BC). Gọi I là trung điểm của AM, đường thẳng CI cắt AB tại E. Từ M kẻ đường thẳng song song với CE cắt AB tại E. Chứng minh:

a) EF=FB

b) AE= $\frac{1}{3}$-AB

c) CE= 4EI

Giải

Bài 2 trang 45 SBT Toán 8 tập 2 CTST

a) Xét $\Delta BCE$

ta có: MB=MC và MF // CE $\Rightarrow$ EF=FB.

b) Xét $\Delta  AMF$

ta có: IA = IM và EI // ME $\Rightarrow$ EA=EF. 

$\Rightarrow$ EA = EF = FB 

Vậy AE = $\frac{1}{3}$AB.

c) Ta có MF là đường trung bình của $\Delta BCE$ nên CE = 2MF. 

Ta có IE là đường trung bình của $\Delta AMF$ nên MF = 2IE. Suy ra CE =4EI.

Bài 3 trang 45 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho làn giáo ABC, hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau lại G ($M \in AC, N \in AB$). Gọi D, E lần lượt là trung điểm của GB, CC. Chứng minh:

a) MN // DE;

b) ND // ME.

Giải

Bài 3 trang 45 SBT Toán 8 tập 2 CTST

a) Xét $\Delta ABC$, ta có: MA=MC và NA=NB, nên MN là đường trung bình của $\Delta ABC$ suy ra MN / BC (1)

Xét $\Delta GBC$, ta có: BD = DG và CE=EG,

nên DE là đường trung bình của$\Delta GBC$,

suy ra DE // BC. (2)

Từ (1) và (2) suy ra MN // DE.

b) Xét $\Delta ABG$, ta có: BD=DG và NB=NA, nên ND là đường trung bình của

$\Delta ABG$, suy ra ND // AG. (3)

Xét $\Delta ACG$, ta có: MC = MA và CE = EG, nên ME là đường trung bình của

$\Delta ACG$, suy ra ME // AG. (4)

Từ (3) và (4) suy ra ND / ME.

Bài 4 trang 45 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho hình thang ABCD (AB // CD). Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AD, BC, BD, AC. Chứng minh bốn điểm M, N, P, Q thẳng hàng.

Giải

Bài 4 trang 45 SBT Toán 8 tập 2 CTST

Xét $\Delta ABD$, ta có: MA = MD và PD = PB, nên MP là đường trung bình của $\Delta ABD$, suy ra MP // AB. Mà AB // CD, suy ra MP // CD.

Xét $\Delta ADC$ , ta có: MA = MD và QA = QC, nên MQ là đường trung bình của AADC, suy ra MQ // CD.

Xét $\Delta  BDC$ , ta có: PB = PD và NB = NC, nên PN là đường trung bình của $\Delta  BDC$, suy ra PN // CD.

Qua điểm $M \notin  CD$ có: MP // CD và MQ // CD, suy ra M, P, Q thẳng hàng.

Qua điểm $P \notin  CD$ có: MP // CD và PN // CD, suy ra M, P, N thẳng hàng.

Vậy bổn điểm M, N, P, Q thẳng hàng

Bài 5 trang 45 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho tam giác ABC có M, N lần lượt là trung điểm của AC, BC

a) Chứng minh tứ giác AMNB là hình thang.

b) Gọi I là giao điểm của AN và BM. Trên tia đối của tia NA lấy điểm E sao cho NE = NI. Trên tia đối của tia MB lấy điểm F sao cho MF=MI. Chứng minh EF // AB.

Giải

Bài 5 trang 45 SBT Toán 8 tập 2 CTST

a) Xét $\Delta ABC$ , ta có: MA = MC và NB = NC, nên MN là đường trung bình của AABC, suy ra

MN // AB, suy ra AMNB là hình thang.

b) Xét $\Delta IEF$ , ta có: NE = NI và MF = MI, nên MN là đường trung bình của AIEF, suy ra

MN // EF.Mà MN // AB, suy ra EF // AB.

Bài 6 trang 45 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho tam giác OPQ cân tại O có I là trung điểm của PQ. Kẻ IM // QO ($M \in OP$), IN // PO(N = QC). Chứng minh:

a) Tam giác IMN cần tại I.

b) OI là đường trung trực của MN.

Giải

Bài 5 trang 45 SBT Toán 8 tập 2 CTST

a) Xét AOPQ, ta có: IP = IQ và IM // QO, nên MO=MP.

Xét $\Delta  OPQ$ , ta có: IP = IQ và MO = MP, nên IM là đường trung bình của AOPQ, suy ra IM =$\frac{1}{2}$ QO

Tương tự, IN là đường trung bình của $\Delta OPQ$, suy ra IN = $\frac{1}{2}$ PO. 

Mà QO = PO, suy ra IM = IN, suy ra $\Delta IMN$ cân tại I.

b) Gọi K là giao điểm của IO và MN.

Xét $\Delta OPQ$, ta có: MO = MP và NO = NQ, nên MN là đường trung bình của $\Delta OPQ$, suy ra MN // PQ. (1)

$\Delta OPQ$ cân tại O có OI là đường trung tuyến, suy ra OI cũng là đường cao của

$\Delta ΟΡQ$.

Suy ra OI $\perp$ PQ (2) 

Từ (1) và (2) suy ra MN $\perp$ OI tại K hay MN $\perp$ IK 

Mà $ \Delta IMN$ cân tại I, nên K cũng là đường trung trực của MN hay OI là đường trung trực của MN

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT toán 8 tập 2 sách Chân trời, Giải SBT toán 8 tập 2 Chân trời sáng tạo bài 2 Đường trung bình của tam giác, Giải SBT toán 8 Chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác