Dễ hiểu giải CN Lâm nghiệp 12 Cánh diều bài 10: Các nhóm thuỷ sản và phương thức nuôi phổ biến

Giải dễ hiểu bài 10: Các nhóm thuỷ sản và phương thức nuôi phổ biến. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu CN Lâm nghiệp 12 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 10. CÁC NHÓM THỦY SẢN VÀ PHƯƠNG THỨC NUÔI PHỔ BIẾN

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Hãy kể tên các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Giải nhanh:

Ví dụ: Tôm, cá tra, cá basa, cá hồi, hàu, mực,...

I. PHÂN LOẠI CÁC NHÓM THỦY SẢN

Câu hỏi: Căn cứ vào nguồn gốc, thủy sản được phân thành mấy nhóm.

Giải nhanh:

2 nhóm: Nhóm bản địa và nhóm ngoại nhập.

Câu hỏi: Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, thủy sản được phân loại như thế nào? Cho ví dụ?

Giải nhanh:

  • Nhóm cá: cá chép, cá tra, cá mè, cá giò,.....

  • Nhóm giáp xác: tôm sú, cua biển,..

  • Nhóm động vật thân mềm (nhuyễn thể): nghêu, vẹm vỏ xanh, bào ngư....

  • Nhóm bò sát, lưỡng cư

  • Nhóm rong, tảo: rong biển và các vi tảo như tảo lục, tảo mắt, tảo silic....

Câu hỏi: Căn cứ vào tính ăn, động vật thủy sản được phân chia như thế nào?

Giải nhanh:

  • Nhóm ăn thực vật: cá mè trắng, cá trắm cỏ,....

  • Nhóm ăn động vật: cá quả, cá vược, cá mú (cá song)....

  • Nhóm ăn tạp: cá tra, cá rô phi, cá trôi....

Câu hỏi: Dựa trên các yếu tố môi trường, động vật thủy sản được phân chia như thế nào?

Giải nhanh:

  • Theo nhiệt độ: Nhóm thuỷ sản nước lạnh, nhóm thuỷ sản nước ấm.

  • Theo môi trường nước sinh sống: nhóm thuỷ sản nước ngọt; nhóm thuỷ sản nước lợ, mặn.

Luyện tập: Quan sát Hình 10.1 và phân loại thủy sản theo nguồn gốc và đặc tính sinh học.

BÀI 10. CÁC NHÓM THỦY SẢN VÀ PHƯƠNG THỨC NUÔI PHỔ BIẾN

Giải nhanh:

  • Nguồn gốc:

  • Nhóm bản địa: a, b, e, h, i, l, m

  • Nhóm ngoại nhập: c, d, g, k, n, p, q, r

  • Đặc tính sinh học:

  • Nhóm cá: a, b, k, m, r

  • Nhóm giáp xác: e, g, p, q

  • Nhóm động vật thân mềm: h, n

  • Nhóm bò sát lưỡng cư: i, l

  • Nhóm rong, tảo: c, d

Vận dụng: Hãy kể tên và phân loại một số động vật thủy sản phổ biến ở địa phương em theo nguồn gốc và đặc tính sinh học.

Giải nhanh:

  • Động vật thủy sản: cá rô phi, ốc hương, cua biển, rong nho, ếch đồng,...

  • Phân loại:

  • Nguồn gốc: 

  1. Nhóm bản địa: cá trắm, ốc hương, ếch đồng

  2. Nhóm ngoại nhập: cua biển, rong nho

  • Đặc tính sinh học:

  1. Nhóm cá: cá trắm

  2. Nhóm giáp xác: cua biển

  3. Nhóm động vật thân mềm: ốc hương, 

  4. Nhóm bò sát lưỡng cư: ếch đồng

  5. Nhóm rong, tảo: rong nho.

II. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHỔ BIẾN

Câu hỏi: Có những phương thức nuôi trồng thủy sản nào? Hãy nêu ưu nhược điểm của từng phương thức.

Giải nhanh:

  • Quảng canh:

  • Ưu điểm: chi phí thấp.

  • Nhược điểm: năng suất và lợi nhuận thấp.

  • Bán thâm canh:

  • Ưu điểm: Lợi nhuận cao, dễ dàng vận hành và quản lí.

  • Nhược điểm: năng suất chưa đạt tối ưu trên một đơn vị diện tích.

  • Thâm canh:

  • Ưu điểm: năng suất cao.

  • Nhược điểm: chi phí cao, cần có kĩ thuật nuôi.

Tìm hiểu thêm: Hãy tìm hiểu về mô hình nuôi tôm trong rừng ngập mặn

Giải nhanh:

Nuôi tôm trong rừng ngập mặn là mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp giữa việc nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng với việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. 

Luyện tập: Nêu tên các phương thức nuôi trồng thủy sản có trong Hình 10.2

BÀI 10. CÁC NHÓM THỦY SẢN VÀ PHƯƠNG THỨC NUÔI PHỔ BIẾN

Giải nhanh:

  1. Quảng canh

  2. Bán thâm canh

  3. Thâm canh

Vận dụng: Hãy nêu các phương thức nuôi trồng thủy sản phổ biến ở địa phương em và giải thích cơ sở nuôi trồng lại lựa chọn phương thức đó.

Giải nhanh:

Địa phương em đang áp dụng phương thức bán thâm canh vì mô hình bán thâm canh áp dụng các kỹ thuật tiên tiến giúp tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế cao, hạn chế được ô nhiễm môi trường.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác