Dễ hiểu giải CN Lâm nghiệp 12 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 9

Giải dễ hiểu bài Ôn tập chủ đề 9. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu CN Lâm nghiệp 12 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9. PHÒNG, TRỊ BỆNH THỦY SẢN

I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9. PHÒNG, TRỊ BỆNH THỦY SẢN

Giải chi tiết:

  • Vai trò của phòng trị bệnh thủy sản:

  • Bảo vệ các loài thủy sản

  • Đối với sức khỏe người tiêu dùng

  • Kinh tế - xã hội

  • Đối với hệ sinh thái thủy sản tự nhiên

  • Một số bệnh thủy sản phổ biến

  • Bệnh lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi

  • Bệnh gan thận mủ trên cá tra

  • Bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển

  • Bệnh đốm trắng trên tôm

  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh thủy sản: KIT chẩn đoán, kĩ thuật PCR

  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng bệnh thủy sản: Vaccine phòng bệnh, Probiotics, chất kích thích miễn dịch

  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị bệnh thủy sản: Kháng sinh thảo dược, sinh phẩm trị bệnh.

II. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Trình bày một số vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản.

Giải chi tiết:

  • Loại trừ mầm bệnh trong các sản phẩm thuỷ sản.

  • Giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người nuôi

  • Ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan mầm bệnh vào môi trường.

  • Giảm áp lực khai thác lên hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 2: Công nghệ sinh học được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh thuỷ sản như thế nào?

Giải chi tiết:

  • KIT chẩn đoán ứng dụng để phát hiện bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng trên tôm, bệnh xuất huyết do virus trên cá hồi, bệnh virus Herpes trên cá koi,...

  • Kĩ thuật PCR: giúp phát hiện tác nhân gây bệnh ngay ở mật độ thấp, giai đoạn nhiễm nhẹ, có độ nhạy và mức độ chính xác cao.

Câu 3: Trình bày một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng bệnh và điều trị bệnh thuỷ sản.

Giải chi tiết:

  • Ứng dụng của vaccine: chủ yếu tập trung phòng bệnh trên cá hồi vân, cá biển và cá koi.

  • Ứng dụng Probiotics: được bổ sung qua đường thức ăn hoặc được đưa vào nước ương nuôi. 

  • Ứng dụng chất kích thích miễn dịch: thường được sử dụng bằng cách bổ sung vào thức ăn cho đối tượng nuôi trước mùa dịch bệnh

  • Ứng dụng thảo dược: được sử dụng qua con đường cho ăn, ngâm, tắm.

  • Ứng dụng sinh phẩm trị bệnh:

  • Đối với thực khuẩn thể: hiệu quả tốt đối với một số bệnh vi khuẩn nguy hiểm trên cá chình, cá cam, cá hồi; bệnh trên tôm và nhuyễn thể. 

  • Đối với Enzyme kháng khuẩn: tổng hợp được các enzyme kháng khuẩn phục vụ điều trị bệnh vi khuẩn.

Câu 4: Kể tên và cách sử dụng một số loại thảo dược được ứng dụng trong điều trị bệnh thuỷ sản mà em biết.

Giải chi tiết:

Lá trầu không:

  • Công dụng: Kháng khuẩn, chống nấm, kích thích tiêu hoá, tăng cường miễn dịch.

  • Cách sử dụng: Dùng cho cá bị nấm, cá bị bệnh đường ruột.

Câu 5: Em hãy đưa ra biện pháp phòng bệnh đốm trắng do virus cho ao nuôi tôm sú.

Giải chi tiết:

  • Diệt tạp khi cải tạo ao nuôi.

  • Cấp nước vào ao qua túi lọc.

  • Sử dụng con giống đã được kiểm dịch chặt chẽ.

  • Quản lí tốt môi trường ao nuôi.

  • Bổ sung men vi sinh, vitamin C, chất kích thích miễn dịch.

Câu 6: Em sẽ xử lí như thế nào khi ao nuôi cá tra bị nhiễm bệnh gan thận mủ?

Giải chi tiết:

  • Ngừng cho cá ăn.

  • Thay nước ao nuôi.

  • Sử dụng các loại thuốc có hiệu quả diệt khuẩn, chống viêm.

  • Vệ sinh ao nuôi định kỳ.

  • Theo dõi và giám sát tình trạng sức khỏe của cá.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác