Dễ hiểu giải CN Lâm nghiệp 12 Cánh diều bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thuỷ sản

Giải dễ hiểu bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thuỷ sản. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu CN Lâm nghiệp 12 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 11. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Nguồn nước nuôi thủy sản cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Giải nhanh:

Đảm bảo yêu cầu về thủy lí, thủy hóa, thủy sinh.

I. CÁC YÊU CẦU CHÍNH CỦA MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

Câu hỏi: Trình bày những yêu cầu về nhiệt độ nuôi nước thủy  sản.

Giải nhanh:

  • Mỗi loài thuỷ sản yêu cầu mức nhiệt độ phù hợp khác nhau. 

  • Khoảng nhiệt độ phù hợp để nuôi các loài cá vùng nhiệt đới là từ 25 - 30 °C, trong khi các loài cá nước lạnh là khoảng từ 13 - 18 °C. 

Vận dụng: Ở Việt Nam, địa phương nào có nhiệt độ phù hợp để nuôi cá hồi vân?

Giải nhanh:

Ví dụ: Sa Pa, Mù Cang Chải, Hòa Bình,...

Câu hỏi:

1. Độ trong và màu nước ao nuôi thuỷ sản chủ yếu do thành phần nào quyết định?

2. Màu nước và độ trong như thế nào thì phù hợp cho ao nuôi cá nước ngọt, ao nuôi tôm nước mặn?

Giải nhanh:

1. Do các loài vi tảo có trong nước quyết định

2. 

  • Màu phù hợp cho ao nuôi cá nước ngọt là màu xanh lục nhạt.

  • Độ trong phù hợp cho ao nuôi cá từ 20 - 30 cm và cho ao nuôi tôm từ 30 - 45 cm. 

Câu hỏi: 

1. Hãy nêu các nguồn cung cấp oxygen cho ao nuôi thuỷ sản.

2. Hàm lượng oxygen hoà tan phù hợp cho động vật thuỷ sản là bao nhiêu?

Giải nhanh:

1. Nguồn cung cấp oxygen: Khuếch tán từ không khí, quang hợp của thực vật thuỷ sinh

2. Hàm lượng oxygen hoà tan > 5 mg/L.

Luyện tập: 

1. Ao nuôi thuỷ sản thường có hàm lượng oxygen hoà tan thấp khi nào?

2. Làm thế nào để xác định được lượng oxygen hoà tan trong nước?

Giải nhanh:

1. Khi nhiệt độ nước tăng cao, áp suất khí quyển thấp, mưa lớn, gió yếu, nắng nóng kéo dài, mật độ nuôi cao

2. Phân tích chuẩn độ trong phòng thí nghiệm, đo tại hiện trường bằng máy đo oxygen điện tử hoặc dùng bộ KIT đo nhanh bằng phương pháp so màu.

Vận dụng: Vì sao những ao nuôi cá nước chảy ở vùng miền núi luôn có hàm lượng oxygen hoà tan cao mà không cần sử dụng sục khí?

Giải nhanh:

Vì nước ở vùng miền núi tiếp xúc trực tiếp với không khí, vùng miền núi thường có nhiệt độ thấp hơn, giúp tăng khả năng hoà tan oxygen của nước.

Câu hỏi: Khoảng giá trị pH phù hợp cho các đối tượng nuôi thuỷ sản là bao nhiêu?

Giải nhanh:

6,5 - 8,5.

Câu hỏi: 

1. Hãy nêu nguồn gốc sản sinh ra ammonia trong ao nuôi thuỷ sản. Hợp chất này có ảnh hưởng gì đến động vật thuỷ sản?

2. Vi sao ao nuôi mật độ cao thường có hàm lượng ammonia tăng cao?

Giải nhanh:

1. Khí ammonia có nguồn gốc từ chất thải, chất bài tiết của động vật thuỷ sản và quá trình phân huỷ các chất thải hữu cơ chứa nitrogen. 

2. Vì ao nuôi mật độ cao ® nhiều chất thải bài tiết ® nguồn cung cấp ammonia.

Câu hỏi: Hãy nêu yêu cầu về độ mặn của nước nuôi thuỷ sản

Giải nhanh:

Căn cứ vào độ mặn của nước, nước tự nhiên được phân chia thành: nước ngọt (khoảng 0,01 - 0,5%); nước lợ (khoảng 0,5 - 30%), nước mặn (khoảng 30 - 40%) và nước rất mặn (> 40%).

Câu hỏi: Hãy nêu vai trò của thực vật thuỷ sinh trong thuỷ vực.

Giải nhanh:

Vai trò: điều hoà môi trường nuôi, thời hấp thụ ammonia, CO2 trong nước.

Câu hỏi: Động vật thuỷ sinh có vai trò gì trong thuỷ vực?

Giải nhanh:

Vai trò: là thức ăn tự nhiên thiết yếu cho tôm, cá.

Câu hỏi: Những thủy vực nào thường có mật độ vi sinh vật cao?

Giải nhanh:

  • Ao nuôi trồng thủy sản.

  • Hồ, sông, đầm lầy.

  • Vùng ven biển, vùng biển sâu.

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

Câu hỏi: Hãy phân tích ảnh hưởng thời tiết, khí hậu vùng nuôi đối với hoạt động nuôi thuỷ sản.

Giải nhanh:

Mỗi nhóm động vật thuỷ sản có khả năng sống sót, sinh trưởng và sinh sản ở các khoảng nhiệt độ khác nhau. Do đó, thời tiết, khí hậu từng vùng là cơ sở xác định đối tượng nuôi phù hợp, mùa vụ thả giống và số vụ nuôi trong năm.

Luyện tập: Vì sao mùa vụ thả nuôi thuỷ sản ở miền Bắc và miền Nam lại khác nhau?

Giải nhanh:

Do hai miền có điều kiện tự nhiên khác nhau.

Câu hỏi: Điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước tự nhiên của vùng ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng môi trường nước nuôi thuỷ sản?

Giải nhanh:

  • Điều kiện thổ nhưỡng: ảnh hưởng đến loại đất, độ dốc, thành phần dinh dưỡng.

  • Nguồn nước tự nhiên: ảnh hưởng đến độ mặn, độ pH, nồng độ oxy, hàm lượng dinh dưỡng, chất ô nhiễm.

Câu hỏi: Chất thải từ quá trình vận hành hệ thống nuôi bao gồm những loại nào?

Giải nhanh:

Bao gồm: Chất thải rắn, nước thải, khí thải.

Câu hỏi: Chất thải từ thức ăn đưa vào hệ thống nuôi ảnh hưởng như thế nào đến môi trường nuôi thuỷ sản?

Giải nhanh:

  • Gây ô nhiễm môi trường nước

  • Gây hại cho vật nuôi

  • Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

Vận dụng: Dựa vào Hình 11.4, hãy phân tích đường đi của thức ăn trong ao nuôi thuỷ sản

BÀI 11. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

Giải nhanh:

Thức ăn sẽ chia làm hai đường:

  • Cá, tôm ăn vào: Một phần sẽ hấp thụ qua ruột, một phần thành chất thải hô hấp và bài tiết

  • Thừa, tan: tất cả lẫn vào tầng nước và chuyển hóa thành bùn đất.

Vận dụng: Để giảm thiểu lượng thức ăn thừa và bị tan rã, đồng thời giảm lượng phân thải ra trong quá trình nuôi, người nuôi cần phải làm gì?

Giải nhanh:

  • Cung cấp lượng thức ăn phù hợp.

  • Cho ăn nhiều lần trong ngày.

  • Sử dụng các loại thức ăn chất lượng cao.

Câu hỏi: Quản lí chất thải có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng nước nuôi thuỷ sản?

Giải nhanh:

  • Để quản lí chất thải, người nuôi cần sử dụng các công nghệ xử lí môi trường.

  • Trong một số hình thức nuôi, chất thải được xử lí một cách tự nhiên, chất lượng môi trường nước luôn được duy trì tốt.

Vận dụng: 

1. Giữa ao nuôi quảng canh và ao nuôi thâm canh, ao nuôi nào có nhiều chất thải tạo ra từ thức ăn hơn?

2. Những biện pháp nào được sử dụng để quản lí hiệu quả chất thải?

Giải nhanh:

1. Ao nuôi thâm canh có nhiều chất thải tạo ra từ thức ăn hơn.

2. Biện pháp:

  • Cho ăn hợp lý

  • Thu gom và xử lý chất thải

  • Quản lý ao nuôi

  • Sử dụng các biện pháp kỹ thuật

  • Nâng cao kiến thức và kỹ năng nuôi trồng


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác