Dễ hiểu giải CN Lâm nghiệp 12 Cánh diều bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Giải dễ hiểu bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu CN Lâm nghiệp 12 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8. BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Theo em, vì sao nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã thực hiện lệnh đóng cửa rừng tự nhiên.

Giải nhanh:

Vì lệnh đóng cửa rừng giúp bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng, đảm bảo nguồn tài nguyên rừng cho thế hệ tương lai.

I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG

Câu hỏi: Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng phổ biến ở nước ta

Giải nhanh:

  • Tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng.

  • Ngăn chặn các hành vi gây suy thoái tài nguyên rừng. 

  • Duy trì và củng cố hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

  • Trồng rừng.

Câu hỏi: Hãy nêu một số biện pháp để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng cho người dân.

Giải nhanh:

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Luyện tập: Vì sao cần quan tâm nâng cao ý thức về bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gần rừng?

Giải nhanh:

Vì rừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, và cung cấp nguồn tài nguyên quý giá cho con người.

Vận dụng: Theo em, biện pháp phù hợp và hiệu quả để nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho học sinh trung học phổ thông là gì? Vì sao?

Giải nhanh:

Biện pháp:

  • Tích hợp giáo dục bảo vệ rừng vào chương trình giảng dạy.

  • Tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm thực tế tại vườn quốc gia.

  • Lồng ghép thông điệp bảo vệ rừng vào các hoạt động văn hóa, thể thao.

II. PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC RỪNG

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của phương thức khai thác rừng trắng.

Giải nhanh:

  • Tái sinh được tiến hành sau khi khai thác xong.

  • Hoàn cảnh rừng sau chặt trắng thường bị biến đổi sâu sắc.

  • Dễ gây ra xói mòn và thoái hoá đất nếu tái sinh không thành công. 

Vận dụng: 

1. Nêu biện pháp để phục hồi lại rừng sau khai thác trắng.

2. Nơi có rừng phòng hộ có được áp dụng phương thức khai thác trắng không? Vì sao?

Giải nhanh:

1. Biện pháp: Trồng rừng, bảo vệ rừng, khuyến khích các hoạt động phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng

2. Không vì rừng phòng hộ có chức năng quan trọng, khai thác trắng sẽ phá hủy hoàn toàn thảm rừng, dẫn đến mất đi chức năng phòng hộ của rừng.

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của phương thức khai thác dần.

Giải nhanh:

  • Những cây rừng thành thục được khai thác nhiều lần.

  • Quá trình tái sinh được tiến hành song song với quả trình khai thác.

  • Mặt đất rừng luôn có cây che phủ và được bảo vệ.

Vận dụng: Nêu biện pháp để phục hồi lại rùng sau khi khai thác dần.

Giải nhanh:

  • Phát dọn dây leo, bụi rậm, vun gốc, bón phân cho cây tái sinh.

  • Chọn giống cây phù hợp.

  • Chăm sóc rừng sau trồng.

  • Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác rừng.

  • Tuyên truyền, giáo dục về phòng chống cháy rừng.

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của phương thức khai thác chọn.

Giải nhanh:

  • Không có thời kì tái sinh rõ ràng.

  • Duy trì được cấu trúc nhiều tầng.

  • Đất rừng không bị phơi trống nên hạn chế được xói mòn đất

Giải nhanh:

1. Nêu biện pháp để phục hồi lại rừng sau khai thác chọn.

2. So sánh một số đặc điểm cơ bản của các phương thức khai thác rừng theo mẫu Bảng 8.1

Bảng 8.1. Phân biệt các phương thức khai thác rừng

Các phương thức khai thác rừng

Một số đặc điểm cơ bản

Số lần khai thác

Khoảng thời gian khai thác

Hoàn cảnh rừng thay đổi sau khai thác.

Khai thác trắng

?

?

?

Khai thác dần

3 - 4 lần

?

?

Khai thác chọn

?

?

?

Giải nhanh:

1. Biện pháp:

  • Phát dọn dây leo, bụi rậm, vun gốc, bón phân cho cây tái sinh.

  • Chọn giống cây phù hợp.

  • Chăm sóc rừng sau trồng.

  • Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác rừng.

  • Tuyên truyền, giáo dục về phòng chống cháy rừng.

2. So sánh

Các phương thức khai thác  rừng

 

Đặc điểm cơ bản

 

Số lần khai thác

Khoảng thời gian khai thác

Hoàn cảnh rừng sau khai thác

Khai thác trắng

1 lần

Không quy định

Rừng bị biến đổi sâu sắc.

Khai thác dần

3 – 4 lần

 

Rừng giả khai thác xong, rừng non cũng bắt đầu khép tán

Khai thác chọn

Không quy định

 

Duy trì cấu trúc nhiều tầng.

Vận dụng: Đối với những khu rừng phòng hộ đủ điều kiện và được phép khai thác, cần áp dụng phương thức khai thác nào?

Giải nhanh:

  • Khai thác chọn

  • Khai thác theo dải/ theo đám


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác