Dễ hiểu giải CN Lâm nghiệp 12 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 5

Giải dễ hiểu bài Ôn tập chủ đề 5. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu CN Lâm nghiệp 12 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5. MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5. MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

Giải nhanh:

  • Các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản: thủy lí, thủy hóa, thủy sinh

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản:

  • Thời tiết, khí hậu

  • Nguồn nước

  • Thổ nhưỡng

  • Ảnh hưởng từ quá trình vận hành hệ thống nuôi.

  • Vai trò của quản lí môi trường nuôi thủy sản: lựa chọn được nguồn nước có chất lượng tốt, đảm bảo được các thông số môi trường.

  • Các biện pháp quản lí môi trường nuôi thủy sản: Nguồn cấp nước, dự trữ nguồn nước

  • Quản lí nước sau khi nuôi: Thu gom, xử lí nước thải

  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản:

  • Xử lí chất thải hữu cơ

  • Xử lí khí độc

  • Xử lí vi sinh vật gây hại

  • Xử lí môi trường  trước khi nuôi thủy sản:

  • Nạo vét nền đáy ao, bón vôi và phơi đáy.

  •  Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc.

  • Khử trùng nước.

  • Sử dụng chế phẩm sinh học.

  • Xử lí môi trường sau khi nuôi thủy sản: Xử lí nước thải, xử lí chất thải rắn

II. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Nêu các yêu cầu chính của môi trường nuôi thuỷ sản.

Giải nhanh:

Các yêu cầu chính: thủy lí, thủy hóa, thủy sinh

Câu 2: Để nuôi thuỷ sản trong mùa đông ở miền Bắc, người nuôi cần phải làm gì?

Giải nhanh:

  • Xử lí môi trường  trước khi nuôi thủy sản:

  • Nạo vét nền đáy ao, bón vôi và phơi đáy.

  •  Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc.

  • Khử trùng nước.

  • Sử dụng chế phẩm sinh học.

  • Xử lí môi trường sau khi nuôi thủy sản: Xử lí nước thải, xử lí chất thải rắn

Câu 3: Hãy nêu giá trị phù hợp và phương pháp đo một số chỉ tiêu môi trường của nước nuôi thuỷ sản.

Giải nhanh:

  • Nhiệt độ:

  • Cá nước ngọt: 20 - 30°C

  • Cá nước lợ: 25 - 30°C

  • Phương pháp đo: Nhiệt kế thủy ngân; nhiệt kế điện tử

  • Độ pH:

  • Cá nước ngọt: 6,5 - 8,5

  • Cá nước lợ: 7,5 - 8,5

  • Phương pháp đo: Quỳ tím; máy đo pH

  • Oxy hòa tan:

  • Cá nước ngọt: > 5 mg/L

  • Cá nước lợ: > 5 mg/L

  • Phương pháp đo: Máy đo oxy hòa tan

Câu 4: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nuôi thuỷ sản.

Giải nhanh:

  • Thời tiết, khí hậu: ảnh hưởng đến mức nhiệt trung bình và biến động nhiệt độ theo các mùa trong năm của thuỷ vực. 

  • Nguồn nước:là yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt động nuôi thuỷ sản. 

  • Thổ nhưỡng: tác động trực tiếp đến chất lượng môi trường nước..

  • Ảnh hưởng từ quá trình vận hành hệ thống nuôi: là yếu tố chính tạo ra chất thải và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường nước.

Câu 5: Mô tả các biện pháp quản lí môi trường nuôi thuỷ sản.

Giải nhanh:

  • Trước khi nuôi: Quản lí nguồn nước và dự trữ nguồn nước: Nguồn nước cấp cho ao nuôi phải chủ động và đảm bảo chất lượng.

  • Trong khi nuôi: Quản lí các yếu tố thủy lí, thủy hóa, thủy sinh

  • Sau khi nuôi: Nước thải sau nuôi cần được thu gom để xử lí, không thải trực tiếp ra môi trường ngoài.

Câu 6: Mô tả một số biện pháp cơ bản xử lí môi trường nước trước và sau nuôi thuỷ sản.

Giải nhanh:

  • Xử lí môi trường  trước khi nuôi thủy sản:

  • Nạo vét nền đáy ao, bón vôi và phơi đáy.

  •  Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc.

  • Khử trùng nước.

  • Sử dụng chế phẩm sinh học.

  • Xử lí môi trường sau khi nuôi thủy sản: Xử lí nước thải, xử lí chất thải rắn

Câu 7: Công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong xử lí môi trường nuôi thuỷ sản theo những hình thức nào?

Giải nhanh:

  • Vi sinh vật dị dưỡng có khả năng phân huỷ chất hữu cơ để tạo chất dinh dưỡng sử dụng trong quá trình tăng sinh khối của chúng. 

  • Vi sinh vật dị dưỡng được nghiên cứu và đưa vào các chế phẩm sinh học để định kì bổ sung vào ao, bể nuôi.

  • Sử dụng các chủng vi sinh vật có tác dụng phân giải khí độc.

  • Bổ sung các nhóm vi sinh vật có lợi vào hệ thống nuôi. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác