Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 10: Các nhóm thuỷ sản và phương thức nuôi phổ biến (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 10: Các nhóm thuỷ sản và phương thức nuôi phổ biến (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phương thức nuôi trồng thuỷ sản nào dưới đây phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn thuỷ sản do người nuôi cung cấp?

  • A. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
  • B. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.
  • C. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.
  • D. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh cải tiến.

Câu 2: Phương thức nuôi trồng thuỷ sản nào không phổ biến ở nước ta?

  • A. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.
  • B. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.
  • C. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
  • D. Nuôi tôm trên nền cát.

Câu 3: Cá rô phi thuộc nhóm cá nào?

  • A. Nhóm ăn thực vật.
  • B. Nhóm ăn động vật.
  • C. Nhóm ăn tạp.
  • D. Nhóm ăn sinh vật phù du.

Câu 4: Loài thuỷ sản nào sau đây sống trong môi trường nước mặn, lợ?

  • A. Tôm đồng.
  • B. Cá chép.
  • C. Nghêu.
  • D. Cá trắm cỏ.

Câu 5: Phương thức nuôi trồng thuỷ sản nào dưới đây có mật độ thả giống thấp nhất?

  • A. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.
  • B. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
  • C. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.
  • D. Nuôi trồng thuỷ sản siêu thâm canh.

Câu 6: Nhược điểm của nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh là

  • A. vốn đầu tư lớn, rủi ro cao nếu người nuôi không nắm vững kiến thức.
  • B. chưa áp dụng công nghệ cao nên năng suất chưa phải là cao nhất.
  • C. năng suất và sản lượng thấp; quản lí và vận hành khó khăn.
  • D. Thuỷ sản sinh trưởng và phát triển kém.

Câu 7: Nhược điểm của nuôi trồng thuỷ sản quảng canh là

  • A. vốn đầu tư lớn, rủi ro cao nếu người nuôi không nắm vững kiến thức.
  • B. chưa áp dụng công nghệ cao nên năng suất chưa phải là cao nhất.
  • C. năng suất và sản lượng thấp; quản lí và vận hành khó khăn.
  • D. Thuỷ sản sinh trưởng và phát triển kém.

Câu 8: Loài thuỷ sản nào dưới đây sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp?

  • A. Cá hồi vân. 
  • B. Tôm sú.
  • C. Tôm càng xanh.
  • D. Cá tra.

Câu 9: Loài thuỷ sản nào sau đây sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ ấm áp?

  • A. Cá tầm.
  • B. Cá hồi vân.
  • C. Tôm càng xanh.
  • D. Cua tuyết.

Câu 10: Nhóm thực vật thuỷ sinh thường gặp trong ao nuôi thuỷ sản là

  • A. rong đuôi chó.
  • B. bèo lục bình.
  • C. thực vật phù du, các loài vi tảo.
  • D. cây sen.

Câu 11: Cho các nhận định sau:

  1. Cá rô phi thuộc nhóm ăn tạp.
  2. Cá tầm là loài thuỷ sản bản địa của Việt Nam.
  3. Ốc nhồi thuộc nhóm bò sát và lưỡng cư.
  4. Cá tra là loại cá nhiệt đới - nước ấm .
  5. Tôm, cua là thuỷ sản thuộc nhóm động vật giáp xác.

Số nhận định đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 12: Mô hình dưới đây là mô hình chăn nuôi thuỷ sản nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.
  • B. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
  • C. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.
  • D. Nuôi trồng thuỷ sản xen canh.

Câu 13: Mô hình dưới đây là mô hình chăn nuôi thuỷ sản nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.
  • B. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
  • C. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.
  • D. Nuôi trồng thuỷ sản xen canh.

Câu 14: Mô hình dưới đây là mô hình chăn nuôi thuỷ sản nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.
  • B. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
  • C. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.
  • D. Nuôi trồng thuỷ sản xen canh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác