[CTST] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 15: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất
Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên 6 bài 15: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?
A. Không tan trong nước.
B. Có vị ngọt, mặn, chua.
C. Không màu, không mùi, không vị.
D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.
Câu 2: Chất tinh khiết được tạo ra từ
A. một chất duy nhất.
B. một nguyên tố duy nhất.
C. một nguyên tử.
D. hai chất khác nhau.
Câu 3: Hỗn hợp được tạo ra từ
A. nhiều nguyên tử.
B. một chất.
C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
D. nhiều chất để riêng biệt.
Câu 4: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.
A. vật lý và hoá học nhất định.
B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.
C. thay đổi.
D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.
Câu 5: Không khí là
A. chất tinh khiết.
B. tập hợp các vật thể.
C. hỗn hợp.
D. tập hợp các vật chất.
Câu 6: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước muối.
B. Hỗn hợp nước đường.
C. Hỗn hợp nước và rượu.
D. Hỗn hợp cát và nước.
Câu 7: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là
A. dung dịch.
B. huyền phù.
C. nhũ tương.
D. chất tinh khiết.
Câu 8: Khi cho vôi sống vào nước, vôi sống phản ứng với nước được vôi tôi. Hỗn hợp vôi tôi và nước được gọi là
A. dung dịch.
B. chất tan.
C. nhũ tương.
D. huyền phù.
Câu 9: Khi cho bột gạo vào nước và khuấy đều, ta thu được
A. nhũ tương.
B. huyền phù.
C. dung dịch.
D. dung môi.
Câu 10: Khi cho dầu ăn vào nước khuấy đều ta được
A. nhũ tương.
B. huyền phù.
C. dung dịch.
D. dung môi.
Câu 11: Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được:
A.nhũ tương.
B.huyền phù.
C.dung dịch.
D.dung môi.
Câu 12: Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là:
A.dung dịch.
B.chất tan.
C.nhũ tương.
D.huyền phù
Câu 13: Hai chất lỏng không hoà tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là:
A.dung dịch.
B.huyền phù.
C.nhũ tương.
D.chất tinh khiết
Câu 14: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào:
A.màu sắc của chất.
B.thể của chất.
C.mùi vị của chất.
D.số chất tạo nên.
Câu 15: Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:
A.dung dịch.
B.huyền phù.
C.nhũ tương.
D.hồn hợp đồng nhất.
Câu 16: Hỗn hợp nào sau đây là nhũ tương?
A.Dầu ăn
B.Nước muối
C.Nước mắm
D.Nước cất
Câu 17: Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?
A.Nước mắm.
B.Sữa.
C.Nước chè.
D.Nước máy.
Câu 18: Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là:
A.áo sơ mi.
B.bút chì.
C.đôi giày.
D.viên kim cương.
Câu 19: Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được một chất lỏng là chất tinh khiết?
A.Không màu, không mùi.
B.Không tan trong nước.
C.Lọc được qua giấy lọc.
D.Có nhiệt độ sôi nhất định
Câu 20: Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là:
A.Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục
B.Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi
C.Nước cất có một chất, nước tự nhiên nhiều chất
D.Nước cất không có vị, nước tự nhiên có vị
Xem toàn bộ: [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 15: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận