Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 6 chân trời bài 15: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo bài 15: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

1. CHẤT TINH KHIẾT

- Chất tinh khiết ( chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất

- Các chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tỉnh đều nguyên chất, không lẫn tạp chất. Nước cất ở thể lỏng, oxygen ở thể khí, đường tinh luyện và muối ăn ở thể rắn.

- Nếu lẫn tạp chất thì vị, nhiệt độ sôi và nhiệt độ ngưng tụ của các chất (đường, nước sôi, khí oxygen hóa lỏng ở -183 °C)  sẽ thay đổi.

2. HỖN HỢP

- Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau

3. HỖN HỢP ĐỒNG NHẤT HỖN HỢP KHÔNG ĐỒNG NHẤT

- Hỗn hợp đồng nhất: các chất phân bố đồng đều trong hỗn hợp

- Hỗn hợp không đồng nhất: các chất phân bố không đống đều trong hỗn hợp

4. CHẤT RẮN TAN VÀ KHÔNG TAN TRONG NƯỚC

- Một số chất rắn tan được trong nước và một số chất rắn không tan được trong nước. Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau

5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG CHẤT RẮN HÒA TAN TRONG NƯỚC

- Muốn chất rắn tan nhanh trong nước có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba biện pháp sau:

+ Khuấy dung dịch.

+ Đun nóng dung dịch.

+ Nghiền nhỏ chất rắn.

6. CHẤT KHÍ TAN TRONG NƯỚC

- Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau:

+ Khí hydrogen chloride, ammonia tan tốt trong nước.

+ Khí carbon dioxide, oxygen tan ít trong nước.

+ Khí hydrogen nitrogen gần như không tan trong nước.

7. DUNG DỊCH – DUNG MÔI – CHẤT TAN

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

- Chất tan là chất được hòa tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.

- Dung môi là chất dùng để hòa tan chất tan. Dung môi thường là chất lỏng

+ Dung môi thường là chất lỏng. Dung môi quan trọng và phổ biến nhất là nước. 

+ Nếu dung môi là những chất hữu cơ như xăng, dầu ăn, cồn,...gọi là dung môi hữu cơ.

+ Có những chất tan trong dung môi này nhưng không tan trong dung môi khác.

8. HUYỀN PHÙ

- Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.

9. NHŨ TƯƠNG

- Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau.

10. PHÂN BIỆT DUNG DỊCH, HUYỀN PHÙ VÀ NHŨ TƯƠNG

- Dung dịch: Chất tan hoà tan được trong dung môi, tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

- Huyền phù: Hỗn hợp gồm các hạt rắn lơ lửng, phân tán trong môi trường lỏng. Ngược lại với dung dịch, nếu để yên huyền phù một thời gian thì các hạt chất rắn sẽ lắng xuống đáy, tạo thành một lớp cặn.

- Nhũ tương: Hỗn hợp gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường lỏng và thường là không hoà tan vào nhau. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo