Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 6 bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên 6 bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Độ chia nhỏ nhất là độ dài của hai vạch chia … trên dụng cụ đo.

  • A. cách nhau                  
  • B. liên tiếp           
  • C. gần nhau                    
  • D. cả 3 phương án trên

Câu 2. Quy định nào sau đây là quy định của phòng thực hành?

  • A. Được ăn, uống trong phòng thực hành.
  • B. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi qui định.     
  • C. Có thể tự ý làm các bài thực hành cơ bản.
  • D. Có thể tự ý xử lý khi gặp sự cố xảy ra.

Câu 3. Dụng cụ ở hình bên tên gọi là gì và thường dùng để làm gì?

  • A. Ống pipette, dùng lấy hóa chất.          
  • B. Ống bơm tiêm, dùng chuyền hóa chất cho cây trồng.
  • C. Ống bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm.
  • D. Ống bơm khí, dùng để bơm không khí vào ống nghiệm.

Câu 4. Để đo thể tích chất lỏng người ta dùng:

  • A. Pipette                       
  • B. Nhiệt kế
  • C. Bình chia độ             
  • D. Cân điện tử

Câu 5. Kí hiệu cảnh báo nào cho biết chất độc môi trường?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 6. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây!

  • A.Đọc kỉ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.
  • B.Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
  • C.Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
  • D.Tất cả các ý trên.              

Câu 7. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

  • A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
  • B. Làm theo các thí nghiệm xem trên Internet.        
  • C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hóa chất.
  • D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

Câu 8. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?

  • A. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm.
  • B. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ.
  • C. Lau tay bằng khăn khi kết thúc buổi thực hành.          
  • D. Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi qui định.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của kí hiệu cảnh báo cấm?

  • A. hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.
  • B. hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.
  • C. hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ.
  • D. hình tròn, viền đỏ, nền trắng.              

Câu 10. Nếu muốn đo chiều cao, bạn dùng dụng cụ nào?

  • A. Thước  
  • B. Cân
  • C. Nhiệt kế
  • D. Ứơc lượng

Câu 11. Nếu muốn biết thời gian, bạn dùng dụng cụ nào?

  • A. Cân
  • B. Thước
  • C. Đồng hồ          
  • D. Nhiệt kế

Câu 12. Nếu muốn nhìn thấy những vật rất nhỏ, bạn dùng dụng cụ nào?

  • A. Kính cận
  • B. Dùng mắt thường
  • C. Kính hiển vi           
  • D. Kính lão

Câu 13. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài mảnh đất?

  • A. Thước dây                           
  • B. Thước thẳng
  • C. Thước kẹp                           
  • D. Thước cuộn        

Câu 14. Để đọc thể tích chất lỏng chính xác, ta cần đặt mắt như thế nào?

  • A. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc.       
  • B. Đặt mắt nhìn từ trên xuống.
  • C. Đặt mắt nhìn từ dưới lên.
  • D. Đặt mắt theo hướng nào cũng đọc chính xác.

Câu 15. Kí hiệu trong phòng thực hành sau đây có ý nghĩa gì?

 

  • A. Cảnh báo có lửa
  • B. Cảnh báo hỏa hoạn
  • C. Chất dễ cháy    
  • D. Chất khó cháy

Câu 16. Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?

  • A. Chất dễ cháy.
  • B. Chất gây nổ
  • C Chất ăn mòn.
  • D. Phái đeo găng tay thường xuyên.       

Câu 17. Khi không may bị hóa chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất mà ta phải làm là gì?

  • A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu.
  • B. Hô hấp nhân tạo.
  • C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào
  • D. Cởi bỏ phần quần áo dính hóa chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.    

Câu 18. Tên thiết bị này là gì? 

  • A. Lực kế         
  • B. Quả cân
  • C. Nhiệt kế
  • D. Đồng hồ đa năng

Câu 19. Đâu không phải dụng cụ đo mà trong gia đình thường dùng

  • A. Cân
  • B. Thước cuộn
  • C. Đồng hồ
  • D. Lực kế     

Câu 20. Khi dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, bạn Nguyên đặt mắt để quan sát và đọc số đo theo 3 cách như trong hình bên. Theo em, bạn Nguyên đặt mắt quan sát theo cách nào là đúng?

  • A. Cách (a).
  • B. Cách (b).     
  • C. Cách (c).
  • D. Cách nào cũng được.

Câu 21. Khi quan sát gân lá cây ta nên chọn loại kính nào?

  • A. Kinh có độ.
  • B. Kính lúp.        
  • C. Kính hiển vi.
  • D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

Câu 22. Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

  • A. Kính có độ.
  • B. Kính lúp.
  • C. Kính hiển vi.            
  • D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều