[CTST] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 5: Đo khối lượng
Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên 6 bài 5: Đo khối lượng sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trên một hộp mứt Tết có ghi 300g. Số đó chỉ:
A. sức nặng của hộp mứt
B. thể tích của hộp mứt
C.khối lượng của hộp mứt
D.sức nặng và khối lượng của hộp mứt
Câu 2: Trên một viên thuốc cảm có ghi “Paracetamol 500…”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?
A. mg
B. cg
C. kg
D. g
Câu 3: Sách giáo khoa (SGK) Khoa học và tự nhiên 6 có khối lượng áng chừng bao nhiêu gam?
A.Trong khoảng từ 100g đến 200g
B.Trong khoảng từ 500g đến 1kg
C.Trong khoảng 3g đến 4g
D.Trong khoảng 1kg đến 2kg
Câu 4. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 750 g. Con số này có ý nghĩa gì?
A. Khối lượng bánh trong hộp.
B. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp.
C. Sức nặng của hộp bánh.
D. Thể tích của hộp bánh.
Câu 5: Đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì ?
A. Thước.
B. Bình chia độ.
C. Cân.
D. Ca đong.
Câu 6: Trên một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ
A. thể tích của cả hộp thịt.
B. thể tích của thịt trong hộp
C. khối lượng của cả hộp thịt.
D. khối lượng của thịt trong hộp.
Câu 7: Trên vỏ hộp bánh quy có ghi 600 g, con số này có ý nghĩa gì?
A. Khối lượng bánh trong hộp.
B. Khối lượng cả bánh và vỏ hộp.
C. Sức nặng của hộp bánh.
D. Thể tích của hộp bánh.
Câu 8: Đâu không phải đơn vị đo khối lượng?
A. gam
B. kilogam
C. mét
D. tạ
Câu 9: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 7T (hình vẽ), con số 7T này có ý nghĩa gì?
A. Xe có trên 7 người ngồi thì không được đi qua cầu.
B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 7 tấn thì không được đi qua cầu.
C. Khối lượng của xe trên 70 tấn thì không được đi qua cầu.
D. Xe có khối lượng trên 7 tạ thì không được đi qua cầu.
Câu 10: Cân một bịch táo, kết là 17,833 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là?
A. 1 g.
B. 5 g.
C. 10 g.
D. 100 g.
Câu 11. Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo khối lượng?
A. Cân bằng
B. Cân điện tử
C. Cân đồng hồ
D. Cân y tế
Câu 12. Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì?
A. Đặt cân ở vị trí không bằng phẳng.
B. Để vật lệch một bên trên đĩa cân.
C. Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định.
D. Đặt cân ở mọi vị trí đều cho kết quả chính xác.
Câu 13. Vì sao ta cần phải ước lượng khối lượng trước khi cân?
A. Để rèn luyện khả năng ước lượng
B. Để chọn cân phù hợp
C. Để tăng độ chính xác cho kết quả đo
D. Cả A và C đúng
Câu 14. Cân một túi hoa quả, kết quả là 15 634 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là
A. 1 g.
B. 5 g.
C. 10 g.
D. 100 g.
Câu 15. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
“Mọi vật đều có ...”.
A. tình cảm
B. lí trí
C. khối lượng
D. Cả 3 ý kiến trên
Câu 16. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị khối lượng?
A. milimét
B. miligam
C. kilôgam
D. héctôgam
Câu 17. Khi cân mẫu vật trong phòng thí nghiệm, loại cân thích hợp là
A. cân Roberval
B. cân tạ
C. cân đồng hồ
D. cân y tế
Câu 18. Loại cân thích hợp để đo cả chiều cao và cân nặng là
A. cân điện tử
B. cân y tế
C. cân tiểu li
D. cân đồng hồ
Câu 19. Bước nào sau đây không thuộc các bước cần thực hiện trong cách đo khối lượng?
A. Ước lượng khối lượng vật cần đo.
B. Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.
C. Đặt mắt nhìn ngang với vật.
D. Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận