Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 9: Oxygen

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên 6 bài 9: Oxygen sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ở điều kiện thường, oxygen có tính chất nào sau đây?

  • A. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.

  • B. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
  • C. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

  • D. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. Hướng dẫn: Đáp án B

Câu 2: Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

  • A. Ngửi mùi của hai khí đó.

  • B. Quan sát màu sắc của hai khí đó.

  • C. Hòa tan hai khí vào nước.

  • D. Dẫn khí vào từng cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide. 

Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải của oxygen?

  • A. Oxygen là chất khí.

  • B. Oxygen không màu, không mùi.

  • C. Tan nhiều trong nước.
  • D. Nặng hơn không khí.

Câu 4: Điều kiện phát sinh sự cháy là:

  • A. Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy.

  • B. Phải tiếp xúc và có đủ khí oxygen cho sự cháy.

  • C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy.

  • D. Cả A và B. 

Câu 5: Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là:

  • A. Phát sáng.

  • B. Cháy.

  • C. Tỏa nhiệt.
  • D. Sự oxi hóa xảy ra chậm. 

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây là sự oxi hóa chậm:

  • A. Đốt cồn trong không khí.

  • B. Sắt để lâu trong không khí bị gỉ.
  • C. Nước bốc hơi.

  • D. Đốt cháy than trong không khí. 

Câu 7: So sánh sự cháy khi đốt một que đóm trong không khí và trong khí oxygen tinh khiết:

  • A. Que đóm cháy trong khí oxygen mãnh liệt hơn khi cháy trong không khí.
  • B. Không thể so sánh được.

  • C. Que đóm cháy trong không khí mãnh liệt hơn khi cháy trong oxygen.

  • D. Que đóm cháy trong không khí và khi cháy trong oxygen là như nhau. 

Câu 8: Làm thế nào để dập tắt sự cháy?

  • A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

  • B. Cách li chất cháy với oxygen.

  • C. Quạt.

  • D. A và B đều đúng. 

Câu 9. Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào?

  • A. Từ nước biển.

  • B. Từ khí carbon dioxide.

  • C. Từ không khí.
  • D. Từ thuốc tím (potassium permanganate) 

Câu 10: Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây là phù hợp nhất?

  • A. Dùng chiếc chăn khô đắp vào.

  • B. Dùng cát đổ trùm lên.
  • C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào.

  • D. Phun nước. 

Câu 11: Đâu là tính chất Oxygen?

  • A.Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.

  • B.Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
  • C.Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

  • D.Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

Câu 12: Cách để phân biệt oxygen và carbon dioxide là gì?

  • A.Quan sát màu sắc của 2 khí đó.

  • B.Ngửi mùi của 2 khí đó.

  • C.Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

  • D.Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.

Câu 13: Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào?

  • A.Thể khí
  • B.Thể rắn

  • C.Thể lỏng

  • D.Không tồn tại

Câu 14: Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là - 89 o c. Khi đó oxygen tồn tại ở thể khí, lỏng hay rắn?

  • A.Thể lỏng

  • B.Thể khí
  • C.Thể rắn

  • D.Không tồn tại

Câu 15: Khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

  • A.15%

  • B.30%

  • C.79%

  • D.21% 

Câu 16: Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?

  • A.Oxigen

  • B.Nito
  • C.Cacbondioxit

  • D.Heli

Câu 17: Đâu không phải là vai trò của không khí đối với sự sống?

  • A.Gây ô nhiễm môi trường
  • B.Cung cấp nito giúp cây cối phát triển nhanh

  • C.Không khí giúp điều hòa khí hậu.

  • D.Cung cấp sự sống, sự cháy cho vạn vật

Câu 18: Nguyên nhân không gây ô nhiễm không khí là do đâu?

  • A. Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.

  • B.Khói ô tô chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.
  • C.Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.

  • D.Khí do quá trình quanh hợp của cây.

Câu 19: Điều nào không góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?

  • A.Trồng nhiều cây xanh trong khu mình đang sống

  • B. Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về ý thức bảo vệ không khí

  • C. Hạn chế đi xe máy, ô tô thay vào đó có thể đi xe đạp hoặc xe bus, ..

  • D. Xả rác bừa bãi

Câu 20: Ô nhiễm không khí không có tác hại gì đối với đời sống?

  • A.Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người

  • B.Làm trái đất nóng lên, khiến cho băng cực tan => gây nên nhiều lũ lụt, thiên tai

  • C.Bụi, khói, khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm

  • D.Làm cho các sinh vật sinh sôi, phát triển.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo