Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 6 bài 4: Đo chiều dài

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên 6 bài 4: Đo chiều dài sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1. Một thước có 61 vạch chia thành 60 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 30 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là:

  • A. GHĐ và ĐCNN là 60 cm và 2 cm
  • B. GHĐ và ĐCNN là 30 cm và 2 cm
  • C. GHĐ và ĐCNN là 60 cm và 0,5 cm
  • D. GHĐ và ĐCNN là 30 cm và 0,5 cm        

Câu 2. Chọn phát biểu đúng?

  • A. Giới hạn đo của một thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
  • B. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
  • C. Đơn vị đo chiều dài: mét, đềximét, xentimét.
  • D. Cả 3 phương án trên       

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không thuộc các bước đo chiều dài?

  • A. Chọn thước đo thích hợp.
  • B. Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo.
  • C. Đặt vạch số 0 ngang với một đầu của thước.
  • D. Đeo kính để đọc số đo chiều dài vật.      

Câu 4. Cách đặt mắt như thế nào thì đọc được chính xác số đo của vật?

  • A. 
  • B. 
  • C.     
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 5. Đơn vị đo nào sau đây không phải là đơn vị đo chiều dài?

  • A. kilôgam                              
  • B. mét
  • C. đềximét                               
  • D. xentimét 

Câu 6. Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

  • A. 1 m = 0,1 cm                        
  • B. 1 km = 100 m
  • C. 1 mm = 0, 01 dm                 
  • D. 1 dm = 10 m       

Câu 7. Điền vào chỗ trống: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng ..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.

  • A.ngang bằng với
  • B.vuông góc        
  • C.gần nhất
  • D.dọc theo

Câu 8. Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo là gì?

  • A. thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.         
  • B. thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm
  • C. thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.
  • D. thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm.

Câu 9. Ta có kết quả đo chiều dài một bàn học với ba lần đo như sau:

Lần 1: 100 cm

Lần 2: 102 cm

Lần 3: 101 cm

Hỏi chiều dài trung bình của bàn học là bao nhiêu?

  • A. 100 cm             
  • B. 101 cm            
  • C. 102 cm             
  • D. 99 cm 

Câu 10. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau đây để được phát biểu đúng:

“…” của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

  • A. Giới hạn đo                       
  • B. Độ chia nhỏ nhất
  • C. Số lớn nhất                          
  • D. Số bé nhất          

Câu 11. Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

 

  • A. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. 
  • B. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm. 
  • C. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 2 mm.    
  • D. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 2 cm.  

Câu 12. Thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?

  • A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
  • B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.      
  • C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
  • D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Câu 13. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau đây để được phát biểu đúng:

“…” của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

  • A. Giới hạn đo                         
  • B. Độ chia nhỏ nhất          
  • C. Số lớn nhất                          
  • D. Số bé nhất      

Câu 14. Chọn phát biểu không đúng khi thực hành đo độ dài?

  • A. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
  • B. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN lớn nhất       
  • C. Ước lượng độ dài cần đo.
  • D. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

Câu 15. Trong các hình dưới đây, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì ?

  • A. Không đặt thước dọc theo chiều dài bút chì. 
  • B. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, nhưng một đầu không ngang bằng với vạch số 0. 
  • C. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang với một đầu của bút chì.      
  • D. Cả 3 đều đúng

Câu 16. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là gì?

  • A. đềximét (dm)
  • B. mét (m)             
  • C. centimét (cm)
  • D. milimét (mm)

Câu 17. Em hiểu thế nào là giới hạn đo của thước?

  • A.chiều dài lớn nhất ghi trên thước                
  • B.chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước
  • C.chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước
  • D.chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo