Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 33: Đa dạng sinh học

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên 6 bài 33: Đa dạng sinh học sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Gấu trắng là đại diện của sinh cảnh nào?

  • A. Sa mạc                 

  • B. Đài nguyên    

  • C. Rừng nhiệt đới               

  • D. Vùng Bắc Cực 

Câu 2: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất?

  • A. Hoang mạc             
  • B. Rừng ôn đới  

  • C. Thảo nguyên               

  • D. Thái Bình Dương

Câu 3: Cho các yếu tố sau:

(1) Sự phong phú về số lượng loài

(2) Sự chênh lệch về tỉ lệ đực : cái của một loài

(3) Sự chênh lệch về số lượng cá thể trong độ tuổi sinh sản của loài

(4) Sự đa dạng về môi trường sống

(5) Sự phong phú về số lượng cá thể trong một loài

Những yếu tố nào thế hiện sự đa dạng sinh học?

  • A. (1), (2), (3)         

  • B. (1), (3), (5)        

  • C. (1), (4), (5)                 
  • D. (2), (3), (4) 

Câu 4: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng

  • B. Đánh bắt cá bằng lưới có mắt với kích thước nhỏ

  • C. Săn bắt động vật quý hiếm

  • D. Bảo tồn động vật hoang dã

Câu 5: Vai trò nào dưới đây không phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên?

  • A. Điều hòa khí hậu       

  • B. Cung cấp nguồn dược liệu                     
  • C. Bảo vệ nguồn nước             

  • D. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái

Câu 6: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

  • B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

  • C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

  • D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?

  • A. Bệnh ung thư ở người                   
  • B. Hiệu ứng nhà kính

  • C. Biến đổi khí hậu                           

  • D. Tuyệt chủng động, thực vật 

Câu 8: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

  • A. (1), (2), (3)                 

  • B. (2), (3), (5)

  • C. (1), (3), (4)                 
  • D. (2), (4), (5) 

Câu 9: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

  • A. Điều hòa khí hậu

  • B. Cung cấp đất phi nông nghiệp
  • C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên

  • D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã 

Câu 10: Cho các hành động sau:

(1) Khai thác gỗ

(2) Xử lí rác thải

(3) Bảo tồn động vật hoang dã

(4) Du canh, du cư

(5) Định canh, định cư

(6) Xây dựng các khu công nghiệp nặng

Những hành động nào gây suy giảm sự đa dạng sinh học?

  • A. (1), (2), (3)             

  • B. (4), (5), (6)        

  • C. (1), (4), (6)             
  • D. (2), (3), (5) 

Câu 11: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

  • A.Hoang mạc.

  • B.Rừng ôn đới.

  • C.Rừng mưa nhiệt đới.
  • D.Đài nguyên. 

Câu 12: Lạc đã là động vật đậc trưng cho sinh cảnh nào?

  • A.Hoang mạc.
  • B.Rừng ôn đới

  • C.Rừng mưa nhiệt đới.

  • D.Đài nguyên.

Câu 13: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?

  • A.Cá heo.
  • B.Sóc đen Côn Đảo.

  • C.Rân lục mũi hếch.

  • D.Gà lôi lam đuôi trắng.

Câu 14: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A.Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

  • B.Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

  • C.Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

  • D.Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Câu 15: Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Disversity)?

  • A.Bảo toàn đa đang sinh học

  • B.Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành

  • C.Phân phối công bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen.

  • D.Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

Câu 16: Khu vực nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?

  • A.Đài nguyên.

  • B.Hoang mạc.

  • C.Rừng mưa nhiệt đới.
  • D.Rừng lá kim.

Câu 17: Đa dạng sinh học không biểu hiện ở tiêu chí nào sau đây?

  • A.Đa dạng nguồn gen.

  • B.Đa dạng hệ sinh thái.

  • C.Đa dạng môi trường.
  • D.Đa dạng loài. 

Câu 18: Công ước CBD (Convention Biological Diversity) về đa dạng sinh học có hiệu lực từ thời điểm nào?

  • A.29 tháng 12 năm 1992.

  • B.29 tháng 12 năm 1995.

  • C.29 tháng 12 năm 1999.

  • D.29 tháng 12 năm 1993.

Câu 19: Số loài động vật trên Trái Đất là

  • A.1 triệu loài

  • B.1,5 triệu loài
  • C.2 triệu loài

  • D.2,5 triệu loài 

Câu 20: Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất

  • A.Đới lạnh

  • B.Hoang mạc đới nóng

  • C.Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm
  • D.Cả a và b đúng


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều