Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 6 chân trời bài 33: Đa dạng sinh học
Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo bài 33: Đa dạng sinh học. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
1. ĐA DẠNG SINH HỌC LÀ GÌ?
- Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. Đa dạng sinh học thể hiện sự thích nghỉ của sinh vật với các điều kiện sống khác nhau.
- Các môi trường sống khác nhau có mức độ đa dạng sinh học khác nhau, thể hiện ở số lượng loài, số cá thể trong loài.
Đặc điểm | Hoang mạc | Đài nguyên | Rừng mưa nhiệt đới |
Khí hậu | Khô nóng, vực nước ít | Mùa đông, băng tuyết phủ gần như quanh năm | Nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật |
Thực vật | Thưa thớt, xương rồng | Thưa thớt, chỉ có một số loài như sồi, dẻ | Thực vật có quanh năm, là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật. Đa dạng sinh học thể hiện rõ rệt với số lượng cá thể và số lượng loài lớn và phân bố ở các khu vực khác nhau |
Động vật | Chuột nhảy, lạc đà, rắn, hoang mạc | Gấu trắng, cá voi, chim cánh cụt |
2. VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
a. Tìm hiểu vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và thực tiễn
- Đa dạng sinh học giúp cân bằng sinh thái, tạo ra mối liên hệ mật thiết, nhất là về mặt dinh dưỡng giữa các loài trong tự nhiên
- Đa dạng thực vật điều hoà không khí, làm sạch môi trường, chắn sóng và chống sạt lở ven biển
Gía trị của đa dạng sinh học | Tên sinh vật | Tình trạng thực tế | |
Trồng/ nuôi được kể sử dụng | Thu ngoài thiên nhiên | ||
Làm lương thực, thực phẩm | Cây lúa, khoai, ngô, sắn đậu,… Lợn, cá, tôm, mực,…. Nấm rơm, nấu sò, nấm hương, …. Tảo xoắn | Đa số nguồn thực phẩm thông dụng là trồng được và nuôi được | Ít: ếch, ba ba, nấm,…. |
Làm dược liệu | Hà thủ ôm diếp cá, ổi, tía tô,… Con trút, rắn, bọ cạp,… Nấm linh chi, gỗ đinh hương, gỗ mít, san hô,… | Trồng được những cây thuốc thông dụng: diếp cá, tía tôm một số loài nấm | Đa số thu mẫu ngoài thiên nhiên |
Làm đồ dùng, vật dụng | Gỗ lim, gỗ đinh hương, gỗ mít, san hô,…. | Ít, hiện đang nuôi trồng nhưng phần lớn chưa đủ nằm thu hoạch | Chủ yếu thu mẫu ngoài thiên nhiên |
Làm nghiên cứu khoa học | Cây đậu, chuột bạch,…. | Chủ yếu nuôi trồng nhằm theo dõi, nghiên cứu | Ít khi thu mẫu ngoài thiên nhiên |
Giá trị bảo tồn, du lịch | Vooc Cúc Phương, cá cóc Tam Đảo | ||
Giá trị kinh tế | Lúa, cao su, cà phê, chè,… Tôm, lợn, cừu, cá sấu, ong,…. | Chủ yếu được nuôi, trồng | Ít |
3. BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC
a. Tìm hiểu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học
- Phá rừng, khai thác gỗ
- Săn bắt, buôn bán động, thực vật hoang dã
- Xả chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp
- Xả rác thải bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường
b. Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ đa đạng sinh học
- Trồng cây gây rừng, tuyên truyền, giáo dục người dân bảo vệ rừng
- Hạn chế khai thác, cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng các loài động vật, thực vật hoang
- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia
- Bảo vệ môi trường
- Các khu bảo tồn là nơi bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác
- Các khu bảo tồn có nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học, quản lí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận