Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 27: Nguyên sinh vật

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên 6 bài 27: Nguyên sinh vật sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Loài sinh vật nào dưới đây không thuộc giới Nguyên sinh vật?

  • A. Nấm nhày       

  • B. Trùng roi         

  • C. Tảo lục           

  • D. Phẩy khuẩn 

Câu 2: Nguyên sinh vật là gì?

  • A. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi

  • B. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi

  • C. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi
  • D. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi

Câu 3: Vì sao nấm nhày lại được xếp vào nhóm ngành Nguyên sinh vật?

  • A. Vì nó trông giống như nấm     

  • B. Vì nó hoạt động như động vật               
  • C. Vì nó có cấu tạo đa bào                   

  • D. Vì nó không có kích thước hiển vi 

Câu 4: Vật trung gian truyền bệnh sốt rét là loài động vật nào?

  • A. Ruồi giấm   

  • B. Muỗi Anopheles                        
  • C. Chuột bạch                 

  • D. Bọ chét 

Câu 5: Cơ quan di chuyển của trùng biến hình là?

  • A. Roi bơi             

  • B. Lông bơi           

  • C. Chân giả           
  • D. Tiêm mao 

Câu 6: Động vật nguyên sinh nào dưới đây không chứa lục lạp?

  • A. Tảo lục             

  • B. Tảo silic           

  • C. Trùng roi         

  • D. Trùng giày

Câu 7: Động vật nguyên sinh nào dưới đây có khả năng hình thành bào xác?

  • A. Trùng sốt rét             

  • B. Trùng kiết lị               
  • C. Trùng roi

  • D. Trùng giày 

Câu 8: Loài động vật nguyên sinh nào dưới đây không có lối sống kí sinh?

  • A. Trùng biến hình     
  • B. Trùng sốt rét              

  • C. Amip ăn não                       

  • D. Trùng kiết lị

Câu 9: Biện pháp nào dưới đây không giúp chúng ta phòng tránh bệnh sốt rét?

  • A. Ngủ màn                   

  • B. Diệt bọ gậy

  • C. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên                 
  • D. Phát quang bụi rậm 

Câu 10: Vì sao chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống và rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử dụng?

  • A. Để thực phẩm được ngon miệng hơn

  • B. Để làm sạch dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong các loại thực phẩm

  • C. Để ngăn ngừa nhiễm bệnh từ vi khuẩn, trứng giun, sán
  • D. Để thực phẩm nhìn đẹp mắt hơn 

Câu 11: Thành phần nào trong tế bào tảo lục ở hình bên giúp chúng có khả năng quang hợp?

  • A. (1)

  • B. (2)

  • C. (3)

  • D. (4)

Câu 12: Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật

  • A.có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
  • B.có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.

  • C.chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.

  • D.có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.

Câu 13: Nấm nhầy thuộc giới

  • A. Nấm.

  • B. Động vật.           

  • C. Nguyên sinh. 
  • D. Thực vật.

Câu 14: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

  • A. Trùng Entamoeba histolytica.
  • B. Trùng Plasmodium falcipanum.

  • C. Trùng giày.

  • D. Trùng roi.

Câu 15: Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?

 Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?

  • A. Hình (1).

  • B. Hình (4).
  • C. Hình (3).

  • D. Hình (2).

Câu 16: Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật

  • A. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.

  • B. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.

  • C. có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
  • D. có cấu tạo tế bào nhân thực, có kích thước lớn. 

Câu 17: Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng, một số có hình dạng không ổn định như

  • A. rong.

  • B. trùng giày.

  • C. trùng roi.

  • D. trùng biến hình.

Câu 18: Kí sinh trùng là

  • A.những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, sống nửa kí sinh trên cơ thể vật chủ.

  • B.những sinh vật thuộc nhóm nguyên sinh vật.

  • C.những sinh vật có kích thước nhỏ bé, sống cộng sinh với những sinh vật khác

  • D.những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác, chúng sử dụng chất sinh dưỡng của vật chủ để duy trì sự sống.

Câu 19: Vật chủ của những kí sinh trùng thường là

  • A.con người.

  • B.con người, động vật và thực vật.
  • C.động vật.

  • D.thực vật.

Câu 20: Trong kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi thủy sản, người nuôi thường tiến hành gây màu nước ao. Màu nước ao lí tưởng là màu xanh lơ. Do đâu nước ao có màu đó?

  • A.Do sự xuất hiện của tảo lục đơn bảo trong nước.
  • B.Do ao không đủ sạch.

  • C.Do nước bị ô nhiễm.

  • D.Cả 3 phương án trên


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo