5 phút giải Vật lí 10 Kết nối tri thức trang 7
5 phút giải Vật lí 10 Kết nối tri thức trang 7. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 1 LÀM QUEN VỚI VẬT LÝ
PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK
Mở đầu: Hình bên là các nhà vật lí tiêu biểu cho mỗi giai đoạn phát triển khoa học và công nghệ của nhân loại. Em đã biết gì về các nhà khoa học này?
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VÂT LÝ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÝ.
Câu hỏi 1: Hãy kể tên các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở.
Câu hỏi 2: Em thích nhất lĩnh vực nào của vật lý. Tại sao ?
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VẬT LÝ.
III. VAI TRÒ CỦA VẬT LÝ ĐỐI VỚI KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Câu hỏi 1: Hãy nêu tên một số thiết bị có ứng dụng các kiến thức về nhiệt.
Câu hỏi 2: Theo em, việc sử dụng máy hơi nước nói riêng và động cơ nhiệt nói chung có những hạn chế nào ?
Câu hỏi 3: Cơ chế của các phản ứng hoá học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của vật lý?
Câu hỏi 4: Kiến thức về từ trường trái đất được dùng để giải thích đặc điểm nào của loài chim di trú
Câu hỏi 5: Sự tương tác giữa các thiên thể được giải thích dựa vào định luật vật lý nào của Newton?
Câu hỏi 6: Hãy nêu thêm ví dụ về việc dùng kiến thức vật lý để giải thích hiện tượng tự nhiên mà các em đã học
Câu hỏi 7: Theo em sử dụng động cơ điện có những ưu điểm vượt trội nào so với sử dụng máy hơi nước?
Câu hỏi 8: Hãy kể tên một số nhà máy tự động hóa quá trình sản xuất ở nước ta ?
Câu hỏi 9: Hãy sưu tầm tài liệu trên internet và các phương tiện truyền thông khác về thành phố thông minh ( thành phố số) để thảo luận trên lớp về chủ đề " Thế nào là thành phố thông minh "
Câu hỏi 10: Hãy nêu mối liên quan giữa các lĩnh vực của vật lý đối với một số dụng cụ gia đình mà em thường sử dụng.
Câu hỏi 11: Hãy nói về ảnh hưởng của vật lý đối với một số lĩnh vực như : giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng, du hành vũ trụ... Sưu tầm hình ảnh để minh hoạ.
Câu hỏi 12: Hãy nêu ví dụ về ô nhiễm môi trường và huỷ hoại hệ sinh thái mà em biết ở địa phương mình.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẬT LÝ
1. Phương pháp thực nghiệm
Câu hỏi 1: Nêu một ví dụ về sử dụng phương pháp thực nghiệm mà em đã được học trong môn KHTN
2. Phương pháp mô hình
Câu hỏi 1: Hãy kể tên một số mô hình vật chất mà em thấy trong phòng thí nghiệm
Câu hỏi 2: Hãy nêu tên một mô hình lý thuyết mà em đã học
Câu hỏi 3: Các mô hình toán học vẽ ở hình 1.9 dùng để mô tả loại chuyển động nào?
Phần em có thể
Dự đoán về sự phụ thuộc tốc độ bay hơi của nước vào nhiệt độ nước và gió thổi trên mặt nước, rồi lập phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
PHẦN 2. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK
Đáp án: Galilei (Ga – li – lê): phát minh ra thấu kính nhiệt kế và các loại la bàn quân sự.
Newton: Người tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn
Einstein: Người tìm ra thuyết tương đối và công thức E = m.c2
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VÂT LÝ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÝ.
Đáp án CH1: Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, nhiệt động lực học
Đáp án CH2: Lĩnh vực cơ học vì nó sát với đời sống và có nhiều ứng dụng thực tiễn trong đời sống.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VẬT LÝ.
III. VAI TRÒ CỦA VẬT LÝ ĐỐI VỚI KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Đáp án CH1: Nhiệt kế điện tử, cặp nhiệt độ, cân nhiệt, đầu dò nhiệt điện trở...
Đáp án CH2: Hạn chế: Nhiên nhiên liệu thì có hạn . Các động cơ của thiết bị sẽ bị hao mòn theo thời gian.
Đáp án CH3: -Vật lí nguyên tử ; Vật lí hạt nhân
Đáp án CH4: Giải thích đặc điểm: xác định hướng trong khi bay
Đáp án CH5: Định luật 3 của Newton
Đáp án CH6: Ví dụ: Lúc rơi xuống, các vận động viên nhảy cao và nhảy xa phải co hai chân lại.
Đáp án CH7: - Hiệu suất cao, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn, thân thiện với môi trường hơn.
Đáp án CH8: Ba Huân; Vinfast; Vinamilk
Đáp án CH9: Thành phố thông minh nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố, giảm tiêu thụ năng lượng, quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án CH10: Vật liệu gốm sứ có nhiệt độ nóng chảy và độ bền hoá học cao nên dùng làm bát ăn cơm.
Vật liệu kim loại dẫn nhiệt tốt nên được dùng chế tạo xoong nồi trong nấu nướng...
Đáp án CH11: sản xuất ra ô tô, xe máy, phát minh ra ti vi, có thể đi ra ngoài vũ trụ, khám phá sao hoả...
Hình ảnh minh họa:
Đáp án CH12: Nhà máy sắn thải chất thải chưa qua xử lý xuống sông, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước => Dẫn đến tôm, cá trên sông bị chết hàng loạt
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẬT LÝ
1. Phương pháp thực nghiệm
Đáp án CH1: Phương pháp thực nghiệm chứng minh cho quan điểm " Sự rơi nhanh hay chậm không phụ thuộc vào vật nặng hay nhẹ " của Galile
2. Phương pháp mô hình
Đáp án CH1: Quả địa cầu, bản đồ thế giới, hệ mặt trời...
Đáp án CH2: Mô hình tia sáng
Đáp án CH3: Chuyển động thẳng đều
Đáp án: Nhiệt độ nước càng cao thì tốc độ bay hơi của nước càng nhanh.
Gió thổi trên mặt nước càng mạnh thì tốc độ bay hơi của nước càng nhanh.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Vật lí 10 Kết nối tri thức, giải Vật lí 10 Kết nối tri thức trang 7, giải Vật lí 10 KNTT trang 7
Bình luận