Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 1 Làm quen với vật lí

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 1 Làm quen với vật lí - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nêu các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí?

  • A. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
  • B. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.
  • C. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát và suy luận.
  • D. Phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.

Câu 2: Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?

  • A. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.
  • B. Cơ học, điện học, quang học, lịch sử.
  • C. Cơ học, điện học, văn học, nhiệt động lực học.
  • D. Cơ học, điện học, nhiệt học, địa lí.

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất. Mục tiêu của Vật lí là:

  • A. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
  • B. khám phá ra các quy luật chuyển động.
  • C. khám phá năng lượng của vật chất ở nhiều cấp độ.
  • D. khám phá ra quy luật chi phối sự vận động của vật chất.

Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì?

  • A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất.
  • B. Quy luật tương tác của các dạng năng lượng.
  • C. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
  • D. Quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.

Câu 5: Đâu là thiết bị vật lí dùng trong y tế để chẩn đoán, đo lường và chữa bệnh.

  • A. Máy siêu âm.
  • B. Máy chụp X- quang.
  • C. Máy đo huyết áp.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 6: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật Lí?

  • A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
  • B. Các chất và sự biến đổi các chất, các phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên.
  • C. Trái Đất.
  • D. Vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao…).

Câu 7: Các loại mô hình nào sau đây là các mô hình thường dùng trong trường phổ thông?

  • A. Mô hình vật chất.
  • B. Mô hình lí thuyết.
  • C. Mô hình toán học.
  • D. Cả ba mô hình trên.

Câu 8: Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí?

  • A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.
  • B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
  • C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.
  • D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.

Câu 9: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm:

  • A. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
  • B. vật chất và năng lượng.
  • C. vật chất.
  • D. năng lượng.

Câu 10: Nêu một số ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.

  • A. Thông tin liên lạc.
  • B. Y tế.
  • C. Công nghiêp.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 11: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật Lí?

  • A. Dòng điện không đổi.
  • B. Hiện tượng quang hợp.
  • C. Sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên.
  • D. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.

Câu 12: Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực công nghiệp?

  • A. Là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp.
  • B. Nhờ vật lí mà nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa.
  • C. Giúp giải phóng sức lao động của con người.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 13: Thiết bị nào sau đây không có ứng dụng các kiến thức về nhiệt?

  • A. Đồng hồ đo nhiệt.
  • B. Nhiệt kế điện tử.
  • C. Máy đo nhiệt độ tiếp xúc.
  • D. Kính lúp.

Câu 14: Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm khi xác định nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau?

  • A. Khoa học chưa phát triển.
  • B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình.
  • C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông.
  • D. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình.

Câu 15: Phương pháp thực nghiệm có các bước thực hiện nào sau đây?

  • A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu. Quan sát, thu thập thông tin. Đưa ra dự doánd. Thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Kết luận.
  • B. Xác định đối tượng cần được mô hình hóa. Xây dựng mô hình giả thuyết. Kiểm tra sự phù hợp của các mô hình. Điều chỉnh lại mô hình nếu cần. Kết luận.
  • C. Quan sát. Lập luận. Kết luận.
  • D. Không có đáp án nào trong các đáp án trên.

Câu 16: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan thể hiện ở nội dung nào sau đây?

  • A. Vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
  • B. Các quả tạ nặng khác nhau rơi đồng thời từ tầng cao của tòa tháp nghiêng ở thành phố Pi-da (Italia) nhận thấy chúng rơi đến mặt đất gần như cùng một lúc.
  • C. Một cái lông chim và một hòn bi chì rơi nhanh như nhau khi được thả rơi cùng lúc trong một ống thủy tinh đã hút hết không khí.
  • D. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.

Câu 17: Công nghệ cảm biến trong việc kiểm soát chất lượng nông sản là ứng dụng của vật lí vào ngành nào?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Y tế.
  • C. Giao thông vận tải.
  • D. Thông tin liên lạc.

Câu 18: Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của Vật lí?

  • A. Vật lí nguyên tử và hạt nhân.
  • B. Quang học.
  • C. Âm học.
  • D. Điện học.

Câu 19: Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực nông nghiệp?

  • A. chuyển đổi quá trình canh tác truyền thống thành các phương pháp hiện đại với năng suất vượt trội nhờ vào máy móc cơ khí tự động hóa.
  • B. tạo ra các giống cây trồng có đặc tính ưu Việt dựa vào đột biến bằng việc chiếu xạ cũng ngày càng phổ biến.
  • C. công nghệ cảm biến không dây cũng giúp cho quá trình kiểm soát chất lượng nông sản được thuận tiện và đạt hiệu quả cao.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 20: Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng?

  • A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận.
  • B. Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận.
  • C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận.
  • D. Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận.

Câu 21: Đâu không phải là ứng dụng của vật lí vào trong cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ?

  • A. Nghiên cứu và chế tạo xe ô tô điện.
  • B. Lai tạo giống cây trồng năng suất cao.
  • C. Ứng dụng đặc điểm của lazer vào việc mổ mắt.
  • D. Chế tạo pin mặt trời.

Câu 22: Nhờ việc khám phá ra hiện tượng nào sau đây của nhà vật lí Faraday mà sau đó các máy phát điện ra đời, mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng của nhân loại?

  • A. Hiện tượng hóa hơi.
  • B. Hiện tượng biến dạng cơ của vật rắn.
  • C. Sự nở vì nhiệt của vật rắn.
  • D. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 23: Học tốt môn Vật lí sẽ giúp ích gì cho bạn trong nhà trường phổ thông?

  • A. Hình thành kiến thức, kĩ năng cốt lõi về mô hình vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.
  • B. Vận dụng kiến thức để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
  • C. Nhận biết được năng lực, sở trường từ đó có kế hoạch, định hướng nghề nghiệp phát triển bản thân.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 24: Sai số hệ thống là

  • A. kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên (thời tiết, độ ẩm, thiết bị, …) gây ra.
  • B. sai số do con người tính toán sai.
  • C. sai số có giá trị không đổi trong các lần đo, được tiến hành bằng cùng dụng cụ và phương pháp đo.
  • D. tỉ số tính ra phần trăm của sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.

Câu 25: Bảng ghi thời gian rơi của một vật giữa hai điểm cố định

Thời gian rơi (s)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

0,345

0,346

0,342

0,343

Giá trị trung bình của thời gian rơi là bao nhiêu?

  • A. 0,344 s.
  • B. 0,345 s.
  • C. 0,346 s.
  • D. 0,343 s.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác