Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 16 Định luật 3 Newton

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 16 Định luật 3 Newton - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn?

  • A. bằng 500 N.
  • B. nhỏ hơn 500 N.
  • C. Lớn hơn 500 N.
  • D. phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất.

Câu 2: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:

  • A. tác dụng vào cùng một vật.
  • B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
  • C. không bằng nhau về độ lớn.
  • D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu 3: Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ.

  • A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
  • B. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
  • C. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
  • D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.

Câu 4: Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng, nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Lực kéo của đội A lớn hơn đội B.
  • B. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn nhỏ hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
  • C. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
  • D. Lực của mặt đất tác dụng lên hai đội là như nhau.

Câu 5: Cặp “lực và phản lực” trong định luật 3 Newton

  • A. không cùng bản chất.
  • B. cùng bản chất.
  • C. tác dụng vào cùng một vật.
  • D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu 6: Cặp lực – phản lực không có tính chất nào sau đây?

  • A. là cặp lực trực đối.
  • B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
  • C. xuất hiện thành từng cặp.
  • D. là cặp lực cân bằng.

Câu 7: Một người kéo xe hàng, lực tác dụng vào xe làm cho xe chuyển động về phía trước là

  • A. Lực mà xe tác dụng vào tay người kéo
  • B. Lực mà tay người kéo tác dụng vào xe
  • C. Lực mà xe tác dụng lên mặt đất
  • D. Lực mà mặt đất tác dụng lên xe

Câu 8: Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ:

  • A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
  • B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
  • C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
  • D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.

Câu 9: Một vật có khối lượng 2 kg đang chuyển động về phía trước với tốc độ 5 m/s chạm vào một vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược lại với tốc độ 2 m/s, còn vật thứ hai chuyển động với tốc độ 1 m/s. Hỏi khối lượng của vật thứ hai bằng bao nhiêu kg?

  • A. 10kg
  • B. 12kg
  • C. 14kg
  • D. 16kg

Câu 10: Trong một cơn giông, một cành cây bị gãy và bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. Chọn nhận xét đúng.

  • A. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào cành cây.
  • B. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính có độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào cành cây.
  • C. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào cành cây.
  • D. Cành cây không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.

Câu 11: Trong một cơn bão, một hòn đá bay trúng một của kính và làm vỡ kính. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá
  • B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
  • C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
  • D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.

Câu 12: Hai lực trực đối cân bằng là hai lực?

  • A. Tác dụng vào cùng một vật
  • B. Không bằng nhau về độ lớn
  • C. Bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá
  • D. Có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau

Câu 13: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?

  • A. Không đẩy gì cả.
  • B. Đẩy xuống.
  • C. Đẩy lên.
  • D. Đẩy sang bên.

Câu 14: Một vận động viên dùng tay đấm vào bao cát, bao cát chuyển động về phía trước, khi đó tay của vận động cảm thấy đau, tại sao?

  • A. Bao cát đã tác dụng lực lên tay của vận động viên
  • B. Do bao cát cứng nên tay bị đau
  • C. Khi tay đấm vào bao cát thì tay bị biến dạng nên đau
  • D. Các đáp án trên đều đúng.

Câu 15: Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực

  • A. cân bằng.
  • B. có cùng điểm đặt.
  • C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
  • D. xuất hiện và mất đi đồng thời.

Câu 16: Một quả bóng, khối lượng 500 g bay với tốc độ 20 m/s đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng và bay ngược lại với tốc độ 15 m/s. Thời gian va đập là 0,02 s. Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn bằng bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều bóng đập vào tường.

  • A. 200 N.
  • B. 500 N.
  • C. 875 N.
  • D. 1000 N.

Câu 17: Một viên bi A có khối lượng 300 g đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng 600 g đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian va cham 0,2 s, bi B chuyển động với vận tốc 0,5 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tốc đọ chuyển động của bi A ngay sau va chạm là?

  • A. 1 m/s.
  • B. 3 m/s.
  • C. 4 m/s.
  • D. 2 m/s.

Câu 18: Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người để làm người chuyển động về phía trước là lực mà

  • A. người tác dụng vào xe.
  • B. xe tác dụng vào người.
  • C. người tác dụng vào mặt đất.
  • D. mặt đất tác dụng vào người.

Câu 19: Biểu thức của định luật III Newton được viết cho hai vật tương tác A và B?

  • A. $\vec{F_{AB}}=-\vec{F_{BA}}$
  • B. $\vec{F_{AB}}=\vec{F_{BA}}$
  • C. $\vec{F_{AB}}=\vec{F_{BA}}$
  • D. $\vec{F_{AB}}=-\vec{F_{BA}}$

Câu 20: Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.

  • A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá.
  • B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực tấm kính tác dụng vào hòn đá.
  • C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá.
  • D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.

Câu 21:  Vật có khối lượng m1 đang chuyển động với tốc độ 5,4 km/h đến va chạm vào vật có khối lượng m2 = 250 g đang đứng yên. Sau va chạm vật dội lại với tốc độ 0,5 m/s còn vật m2 chuyển động với tốc độ 0,8 m/s. Biết hai vật chuyển động cùng phương. Khối lượng m1 bằng

  • A. 350 g.
  • B. 200 g.
  • C. 100 g.
  • D. 150 g.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác